Ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 trong quản lý, khai thác và sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn bản điện tử tại UBND quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

và sử dụng văn bản điện tử, thực hiện chuyển đổi số gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng

Văn bản điện tử là một sản phậm của khoa học công nghệ hiện đại, muốn nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng văn bản điện tử, cần tăng cường ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ đặc biệt là những giải pháp công nghệ

4.0 hiện nay. Đầu tiên phải kể đến việc ứng dụng điện toán đám mây để quản lý khai thác dữ liệu, lưu trữ giữ liệu, UBND quận Hoàn Kiếm cần khẩn trương có kế hoạch xây dựng hệ thống dữ liệu thống nhất giữa các đơn vị, phòng ban, tránh việc bị tản mát thông tin, thông tin được lưu trữ đơn lẻ tại các đơn vị, không có sự liên kết, tích hợp.

UBND quận Hoàn Kiếm phải là đơn vị chủ trì xây dựng các dự án công nghệ thông tin phục vụ quản lý, lưu trữ văn bản, đây là nền tảng quan trọng để đưa hoạt động của bộ máy hành chính quận nhanh chóng tiếp cận với công nghệ 4.0. Bên cạnh đó UBND quận cần có sự quan tâm đúng mức với các giải pháp công nghệ 4.0 khác như OT, AI và Big Data, cần coi quản lý văn bản điện tử là một dự án điểm để tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 trong tất cả mọi mặt hoạt động của UBND quận.

Giữa các phòng ban, đơn vị cần thường xuyên có những trao đổi, chia sẻ về những giải pháp công nghệ mới, những phương pháp, cách thức làm hay, hiệu quả trong ứng dụng công nghệ, từ đó hình thành văn hóa chia sẻ tri thức của đơn vị, đối với các giải pháp lớn, mang tính hệ thống UBND quận cần nghiên cứu kỹ, có sự tham mưu, đề xuất chính xác và hiệu quả cho UBND thành phố để áp dụng trên phạm vi toàn thành phố.

Chuyển đổi nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong xã hội, lan truyền từ điểm tới diện, từ một nhóm tổ chức, cá nhân tiên phong tới cộng đồng, bằng những câu chuyện thành công điển hình, có tính thuyết phục cao. Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực mình phụ trách; tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Người đứng đầu cơ quan cam kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, liên kết các thành phần khác nhau theo mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo.

Mặt khác, bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Để nâng cao hiệu quả bảo đảm an ninh thông tin thời gian tới, cần quan tâm thực hiện đồng bộ, trước hết là nâng cao nhận thức về an ninh thông tin và bảo đảm an ninh thông tin. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ý thức của cán bộ, công chức; chú trọng tuyên truyền, phổ biến cho họ về các nguy cơ, các yếu tố gây mất an ninh, đe dọa gây mất an ninh thông tin. Tổ chức phổ biến, tập huấn để nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ an ninh mạng cho các tổ chức, cá nhân, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách quản lý và vận hành hệ thống thông tin quan trọng của cơ quan. Tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng. Triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo đảm an ninh mạng cho hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phát hiện, đấu tranh ngăn chặn sớm hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên mạng. Chủ động phòng ngừa và quyết liệt tấn công, trấn áp mạnh tội phạm mạng. Nghiên cứu xây dựng mô hình hợp tác công - tư trong bảo đảm an ninh, phòng, chống tội phạm trên không gian mạng ở Việt Nam, tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp nhằm khai thác tối đa nguồn lực xã hội trong hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn bản điện tử tại UBND quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)