Chuyển đổi số và hiện đại hóa nền hành chính quốc giá là một quá trình đầy gian nan và thử thách, phải trải qua nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn lại có những khó khăn nhất định. Nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy rằng nền hành chính Việt Nam và các cơ quan hành chính ở Việt Nam trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện thực hiện chuyển đổi số và hiện đại hóa nền hành chính với một xuất phát điểm rất thấp, sự trì trệ kéo dài trong quản lý kinh tế, vấn nạn quan liêu, tham nhũng, hách dịch cửa quyền và lợi ích nhóm đã kéo lùi sự phát triển của nền hành chính hàng chục năm, chính vì vậy những thay đổi theo hướng hiện đại, dù là nhỏ nhất cũng vấp phải muôn vàn khó khăn. Trên thế giới với những quốc gia phát triển, việc hiện đại hóa nền hành chính nói chung, hiện đại hóa trong quản lý và sử dụng văn bản nói riêng diễn ra với thời gian khác
nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và thể chế chính trị, tuy nhiên có một điểm chung đó là sự chuyển đổi giữa hai phương pháp cũ và mới luôn diễn ra với nhiều khó khăn. Chính vì vậy thực hiện chuyển đổi cơ chế hoạt động quản lý nói chung và trong vấn đề quản lý văn bản nói riêng cần có quyết tâm chính trị rất lớn từ phía lãnh đạo.
Văn bản điện tử đến nay đã được áp dụng, sử dụng tuy nhiên đây vẫn là vấn đề mới đòi hỏi sự nghiên cứu, học tập một cách hết sức nghiêm túc trong toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, trong khi đó khối lượng công việc quản lý rất lớn, các phòng ban, đơn vị phải tập trung cao độ vào công tác chuyên môn, do đó thiếu sự tập trung cho công tác quản lý văn bản điện tử. Tư duy thích ổn định, ngại đột phá là một rào cản cố hữu tồn tại qua thời gian dài.
Về kinh phí phục vụ chuyển đổi quản lý văn bản từ truyền thống sang văn bản điện tử. Quận Hoàn Kiếm là một trong những địa phương đi đầu thành phố về nguồn thu nộp ngân sách, tuy nhiên trong phân bổ nguồn lực phục vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển quận Hoàn Kiếm còn nhiều vấn đề quan trọng cần ưu tiên giải quyết do đó nguồn ngân sách chi cho hoạt động chuyển đổi số nền hành chính cũng như phục vụ quản lý văn bản điện tử còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Giai đoạn 2015-2020 cũng là giai đoạn nền kinh tế cả nước có nhiều biến động, sự phát triển kinh tế đan xen những nguy cơ suy thoái, những thách thức đã gây không ít khó khăn trong việc đảm bảo nguồn lực tốt nhất phục vụ hoạt động công vụ.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 của luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý văn bản điện tử tại UBND quận Hoàn Kiếm, thông qua quá trình nghiên cứu cũng như thực hiện điều tra xã hội học, luận văn đã làm rõ thực trạng quản lý văn bản tại UBND quận Hoàn Kiếm cả trên phương diện những kết quả đạt được và cả những mặt hạn chế, tồn tại. Luận văn cũng đã chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn bản điện tử tại UBND quận Hoàn Kiếm. Để củng cố độ tin cậy của luận văn, tác giả đã trình bày các số liệu, các kết quả nghiên cứu dưới dạng bảng thống kê cũng như sơ đồ hóa một số quy trình, tổ chức bộ máy.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐIỆN TỬ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI