7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Về phương diện lý thuyết, mọi hoạt động quản lý NSNN đều có thể tập trung tại trung ương. Việc quản lý NSNN do trung ương thực hiện sẽ có ưu điểm tập trung quyền lực về trung ương, thể hiện được ý muốn chủ quan của chính quyền trung ương, thời gian thực hiện chu trình quản lý NSNN nhanh chóng.
Tuy nhiên, không phân cấp quản lý NSNN sẽ có nhiều hạn chế như dễ rời xa nhu cầu thực tế của địa phương, không bao quát được hết các nguồn thu của địa phương, phạm vi và đối tượng quản lý nhiều và rộng, người dân khó có thể tham gia đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động thu và quản lý NSNN; các cấp chính quyền của địa phương bị động, không chủ động trong công tác tổ chức thực hiện ngân sách, thường có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào trung ương.
Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cấp chính quyền nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách, nâng cao trách nhiệm giải trình, nhà nước thực hiện phân cấp quản lý NSNN.
Phân cấp quản lý NSNN là việc phân định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn giữa các cấp chính quyền nhà nước trong việc quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ thu NSNN. Việc phân cấp quản lý NSNN theo hướng tăng thẩm quyền cho chính quyền địa phương sẽ giúp chính quyền địa
phương chủ động, tích cực hơn trong quá trình quản lý và điều hành ngân sách, từ đó sẽ giảm dần sự hỗ trợ ngân sách của Trung ương cho địa phương. Có thể nói rằng ở cấp địa phương, việc phân cấp quản lý NSNN hợp lý chính là biện pháp cơ bản nhất để bồi dưỡng nguồn thu ở địa phương
Phân cấp quản lý NSNN hợp lý sẽ khuyến khích các địa phương phấn đấu tăng thu ngân sách để đáp ứng nhiệm vụ chi. Hệ thống NSNN của Việt Nam hiện nay là ngân sách cấp dưới là một bộ phận của ngân sách cấp trên. Quy định lồng ghép của hệ thống NSNN cơ bản đảm bảo tính thống nhất và tính tuân thủ của các cấp ngân sách. Tuy nhiên, tính lồng ghép dẫn tới tình trạng thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền bị chồng chéo, trùng lắp, không thực sự đảm bảo quyền tự chủ của cấp dưới; làm cho quy trình ngân sách phức tạp, việc tổng hợp dự toán cũng như quyết toán của ngânn sách cấp trên bị kéo dài vì lệ thuộc vào cấp dưới và việc quyết định dự toán của cấp dưới còn mang tính hình thức vì phụ thuộc vào quyết định dự toán của cấp trên, khi HĐND quyết định dự toán ngân sách phải căn cứ vào dự toán ngân sách đã được cấp trên quyết định giao, cho dù dự toán chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.