Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Về tổ chức hành chính, huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã (15 xã và 01 thị trấn), có 136 thôn, bản, tổ dân phố (trong đó có 02 bản dân tộc thiểu số). Thị trấn Phong Điền là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, được định hướng là đô thị trung tâm cửa ngõ phía Bắc, phát triển đô thị sinh thái về phía Tây Quốc lộ 1A, gắn với vùng bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.

Có thể khẳng định rằng: Phong Điền là nơi hội tụ các tài nguyên thiên nhiên đa dạng: có vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, vùng gò đồi giàu tiềm năng, có bờ biển và vùng đầm phá với các nguồn lợi thuỷ hải sản phong phú

cho phép phát triển một nền nông nghiệp toàn diện cả nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hóa. Có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trữ lượng một số khoáng sản lớn đủ để đầu tư khai thác công nghiệp như đá vôi, than bùn, nước khoáng… tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp.

Nói đến tiềm năng của Phong Điền, không thể không kể đến thế mạnh về phát triển du lịch, với nhiều địa danh nổi tiếng như làng cổ Phước Tích, suối nước khoáng Thanh Tân, chiến khu Hòa Mỹ, chùa Giác Lương… Bên cạnh đó, nơi đây được xem là cái nôi phát tích của nhiều làng nghề truyền thống, như nghề kim hoàn (Kế Môn, Điền Môn), nghề rèn (Phong Hiền), nghề gốm (Phước Tích)…; Các địa danh này có nhiều khả năng thu hút khách du lịch đến thăm quan, du ngoạn, mở rộng phát triển du lịch, dịch vụ.

Những năm gần đây, Phong Điền được tỉnh quan tâm đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp; tăng cường cơ sở hạ tầng như như giao thông nông thôn, mạng lưới điện, thủy lợi, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông... nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.

Trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng cán bộ và nhân dân huyện Phong Điền đã cố gắng nỗ lực vượt bậc để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên. Giá trị sản xuất trong toàn huyện hàng năm tăng vượt chỉ tiêu kế hoạch; đến nay, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và đúng định hướng. Các mục tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất phát triển, góp phần tăng năng lực sản xuất, thu hút nguồn lực đầu tư, tạo động lực phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân. Văn hóa xã hội, giáo dục, y tế có chuyển biến tích cực. Phong

trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh, dân chủ ở cơ sở được tăng cường. Quốc phòng – an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường và giữ vững.

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và UBND huyện, được sự đầu tư của Nhà nước, sự giúp đỡ hỗ trợ của các ngành và với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực cao của toàn Đảng, quân và dân trong huyện, nền kinh tế huyện Phong Điền có bước phát triển khá toàn diện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Tin tưởng rằng với vị trí địa lý đắc địa, với nguồn tài nguyên dồi dào kết hợp với môi trường đầu tư thông thoáng, Phong Điền đang hội đủ các điều kiện cần thiết để vươn xa, phát triển trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)