7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Lập dự toán thu ngân sách
Luật NSNN 2015 quy định: dự toán NSNN hàng năm được lập phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Các khoản thu trong dự toán phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
STT Đơn vị trích dẫn Trình tự các bước 1 - UBND huyện - Phòng TC-KH 2 - Các đơn vị sử dụng ngân sách - UBND xã, thị trấn 3 - Phòng TC-KH - Chi cục thuế
4 - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
5 - UBND huyện - Phòng TC-KH - Chi cục thuế 6 - HDND huyện 7 - UBND huyện 8 - Các đơn vị sử dụng ngân sách - UBND xã, thị trấn (HĐND xã, thị trấn phê duyệt) 9 - UBND huyện - Phòng TC-KH 10 - Các đơn vị sử dụng ngân sách - UBND xã, thị trấn - KBNN Phong Điền
11 - Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế - Chi cục thuế Phong Điền - Người nộp thuế - KBNN Phong Điền 12 - Phòng TC-KH - KBNN Phong Điền - Chi cục thuế - UBND huyện
13 - HĐND huyện phê chuẩn
- Sở tài chính thẩm định
14 - Phòng TC-KH
- UBND huyện
- Các đơn vị sử dụng NSNN - UBND xã, thị trấn
Hình 2.2: Quy trình lập dự toán thu ngân sách hàng năm
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Hướng dẫn lập dự toán thu Lập dự toán thu các đơn vị Tổng hợp dự toán thu ngân sách
Tỉnh giao dự toán thu NSNN Dự kiến phân bổ dự toán thu NSNN Phê chuẩn phân bổ dự toán thu ngân
Giao dự toán thu NSNN cho các xã, thị trấn, các đơn vị sử dụng, chi cục thuế Lập dự toán chi tiết theo dự án được
giao
Phê duyệt
Lưu hồ sơ Thẩm định Thực hiện thu theo dự án và báo
cáo quyết toán định kỳ
Đăng ký nộp thuế Quản lý người nộp thuế Thanh tra, kiểm tra thuế
Theo dõi nộp thuế Tổng hợp, báo cáo thu NSĐP năm
Trong giai đoạn 2017 - 2019 quy trình lập dự toán thu NSNN đã được thực hiện theo các quy định của Luật NSNN; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 08/12/2016 về việc Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương giai đoạn 2017 - 2020.
Căn cứ vào chỉ thị của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính và thông báo kiểm tra về dự toán ngân sách của Sở Tài chính cho UBND huyện. Căn cứ vào chủ trương huyện uỷ, Nghị quyết HĐND huyện, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu ngân sách của các đơn vị, phòng ban, các xã, trị trấn, vào tháng 7 hàng năm UBND huyện giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan như Chi cục Thuế tham mưu ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác lập dự toán, tổ chức và hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc huyện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như ước thực hiện các khoản thu của năm hiện hành để tiến hành xây dựng dự toán thu của đơn vị cho năm kế hoạch.
UBND các xã, thị trấn lập dự toán thu ngân sách năm kế hoạch gửi cho phòng Tài chính – Kế hoạch và Chi cục thuế làm cơ sở tổng hợp xây dựng dự toán thu trên toàn địa bàn báo cáo UBND huyện trình HĐND huyện xem xét quyết định, trước khi báo cáo lên UBND tỉnh.
Trong quá trình lập dự toán NSNN đảm bảo tổng số thu thuế và phí, lệ phí và các khoản thu được tổng hợp đầy đủ, phù hợp với tốc độ tăng trưởng chung. Dự toán thu ngân sách của các đơn vị phải lập theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn và thể hiện đầy đủ các khoản thu theo mục lục NSNN và hướng dẫn của Bộ tài chính, Sở tài chính.
Các khoản thu từ thuế phải được lập trên cơ sở các bộ thuế do Chi cục thuế quản lý thu, tình hình thực hiện dự toán thu của các năm liền kề và tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó các khoản thu phí, lệ phí, thu khác cũng được các cơ quan quản lý thu lập cùng với sự thẩm định của cơ quan tài chính, để hình thành nên dự toán thu ngân sách hàng năm.
Chi cục thuế triển khai việc lập dự toán thu thuế cho các địa phương, đơn vị trên cơ sở phân cấp nguồn thu để lập bộ cho từng bộ thuế, các khoản thu và tốc độ phát triển chung của quận tiến hành xây dựng dự toán thu NSNN cho từng khoản thu thuế, phí trước bạ...
Trong công tác lập dự toán thu, các khoản thuế ngoài quốc doanh được phân cấp cụ thể như sau: cấp huyện thì đảm nhận việc lập dự toán và quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp, công ty trên địa bàn huyện được phân cấp (theo phân cấp hiện nay thì cấp quận quản lý các doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 70 tỷ); cấp xã thực hiện lập dự toán và quản lý thu đối các hộ kinh doanh cá thể.
Đối với các khoản thu phí, lệ phí, thu khác giao cho các cơ quan trực tiếp thu thực hiện lập dự toán, sau đó được Phòng tài chính kế hoạch huyện cùng Chi cục thuế tổng hợp theo từng lĩnh vực, trình UBND huyện xem xét. Việc lập dự toán thu NSNN hàng năm được huyện chỉ đạo triển khai theo đúng quy trình của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan chức năng, đảm bảo phù hợp với việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như cơ cấu tỷ trọng trong từng khoản thu NSNN của địa phương.
Bảng 2.1: Bảng số giao dự toán thu ngân sách nhà nước của huyện Phong Điền giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Thu NSNN trên địa bàn huyện 99,218 192,830 200,010
Thu cân đối NSNN 96,160 191,330 197,260
Các khoản thu để lại chi qua quản lý NSNN 3,058 1,500 2,750
(Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch huyện Phong Điền)
Qua bảng số lập dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2017- 2019 cho thấy, số giao dự toán hàng năm của huyện năm sau đều cao hơn năm trước. Số thu bình quân của giai đoạn này là 164,019 triệu đồng, trong đó thu cân đối NSNN bình quân là 161,583 triệu đồng, thu để lại chi qua quản lý NSNN bình quân là 2,436 triệu đồng. Dự toán thu NSNN năm 2018 tăng 94,3% so với năm 2017, năm 2019 tăng 102% so với năm 2017.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2017 – 2019
Nhìn vào biểu đồ nhận thấy thu cân đối NSNN tăng theo từng năm trong đó các khoản thu để lại chi qua quản lý NSNN lại giảm theo từng năm, nguyên nhân là nguồn thu huy động đóng góp, cũng như viện trợ trên địa bàn huyện ngày càng giảm.
Dự toán thu ngân sách tăng là nhờ sự hỗ trợ xúc tiến của tỉnh, nỗ lực phối hợp triển khai của huyện nên đã thu hút được nhiều dự án trở thành “điểm sáng” của tỉnh về thu hút đầu tư. Trên địa bàn toàn huyện có 122 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, các ngành nghề truyền thống mộc Mỹ Xuyên, đệm bàng Phò Trạch, gốm Phước Tích, nón lá Thanh Tân, lưới Vân Trình góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Bên canh đó, việc đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản, đặc biệt là nuôi tôm trên cát đang mở ra hướng đi mới, mang lại giá trị kinh tế cao và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Dịch vụ về thương mại có bước phát triển, đến nay, đã hình thành khu dịch vụ hậu cần ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu vực ngoài bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, phát triển các Trung tâm thương mại An Lỗ, Điền Lộc...
Như vậy, có thể khẳng định công tác lập dự toán thu NSNN huyện Phong Điền hầu như tuân thủ đúng những quy định của pháp luật trong quản lý việc lập dự toán thu NSNN, đã đảm bảo đúng quy trình, nội dung, bao quát các nguôn thu, tập trung bám sát với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của huyện và đáp ứng được các yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên
Tuy nhiên, trong công tác lập dự toán hàng năm vẫn còn tồn tại bất cập về thời gian, gây ra nhiều áp lực cho các đơn vị dự toán trong quá trình lập kế hoạch thu NSNN cho năm tiếp theo. Công tác lập dự toán thu ngân sách của các phòng, ban, ngành, các đơn vị trên địa bàn huyện còn thiếu tính tích cực, dự toán thu thường xây dựng thấp, dự toán chi ngân sách lại đưa ra nhu cầu cao hơn thực tế, trong khi khả năng cân đối, bù đắp của ngân sách cấp trên còn rất khó khăn. Điều đó gây khó khăn cho quá trình thảo luận giao kế hoạch thu, dẫn đến sự áp đặt về số thu của cơ quan quản lý NSNN cấp trên.
Ngoài ra, việc xây dựng dự toán thu có lúc chỉ dựa vào các bộ thuế đã được lập từ các năm trước đây, chưa thường xuyên rà soát lại sự thay đổi thường xuyên của các bộ thuế, chưa dự toán được sự biến động các khoản thu: như các khoản thu về thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, phí lệ phí, các khoản thu khác, các khoản thu quản lý qua ngân sách... dẫn đến chất lượng dự toán do các cơ quan, đơn vị lập chưa cao, ít tính thuyết phục...