Kinh nghiệm quản lý nợ xấu được Trung Quốc áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 45 - 46)

Theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (với tư cách là Ngân hàng Trung ương), bộ phận tín dụng của NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin đê phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chuẩn xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro nhũng thông tin phân loại của bộ phận tín dụng, căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay, yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất như dự phòng tổn thất cho vay.

-Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ

sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng,... Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh bình thường của khách hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu.

sản với vốn điều lệ khoảng 05 tỷ USD (tương đương 1% tổng số nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Trung Quốc hiện nay). Đây là một con số rất nhỏ so với khối lượng nợ xấu, do đó năm 2004, khi một khối lượng nợ bằng 370 tỷ USD được chuyển giao cho các AMC, để đảm bảo nguồn vốn cân bàng với khối lượng nợ chuyển sang các AMC đã phải vay từ Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (262 tỷ USD) và phát hành trái phiếu (108 tỷ USD). Kết quả đến tháng 3/2007 các AMC xử lý được 272,9 tỷ USD mà phần lớn là chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu (192,7 tỷ USD). Như vậy là kết quả mà các AMC đạt được là rất đáng ghi nhận và là tấm gương cho chúng ta học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)