Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 127 - 129)

Không thể phủ nhận con người luôn là trung tâm, giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động. Thực tế đã chứng minh, nếu một ngân hàng nào có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc, có tinh thần và trách nhiệm cao, phấn đấu vì lợi ích của ngân hàng thì ngân hàng đó chắc chắn có thể đứng vững và phát triển trước những cạnh tranh khắc nghiệt của kinh tế thị trường. Tại VCB Quảng Bình, việc thẩm định được thực hiện bởi cán bộ tín dụng, không có sự tham gia của

nhánh. Đó là điều kiện quyết định để ngân hàng có thể chủ động trong việc ngăn ngừa những dự án tồi và tài trợ cho dự án tốt một cách có hiệu quả.

VCB Quảng Bình được chủ động trong công tác tuyển dụng, do đó cần áp dụng những biện pháp nhằm tuyển lựa được những nhân viên có tài và tư chất đạo đức tốt. Tuy nhiên chi nhánh cần mạnh dạn hơn trong công tác loại thải cán bộ, khi phát hiện những cán bộ có sự suy thoái về đạo đức hay trình độ không đáp ứng nhu cầu công việc cần đề xuất với chi nhánh cấp trên để có hướng bố trí công việc phù hợp thậm chí loại khỏi ngành để tránh rủi ro phát sinh.

Bên cạnh đó, chi nhánh phải đưa ra các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ những nhân viên khi vào làm việc tại ngân hàng bằng cách: đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian thử việc nếu hiệu quả công việc cao. Việc bố trí cán bộ vào các vị trí công tác cần đảm bảo điều kiện phát triển bền vững của chi nhánh cũng như tạo điều kiện cho cán bộ đó phát triển trong tương lai. Công việc này cần được tiến hành cẩn thận để tránh sự bất cập trong quá trình chuyển giao cán bộ, giúp nhân viên trẻ nhanh chóng hòa nhập với công việc, tránh những ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh góp phần đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.

Ngoài ra, chi nhánh cũng nên tiến hành tiêu chuẩn hóa cán bộ về mọi mặt: kiến thức, trình độ, kỹ thuật, tư cách đạo đức,… Kiên quyết thanh lọc những cán bộ có biểu hiện không trong sạch, lợi dụng quyền hạn đối với khách hàng, sử dụng quan hệ công việc để làm ăn không chính đáng ra khỏi đội ngũ cán bộ tín dụng.

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn, chi nhánh phải chú trọng đến việc đào tạo cán bộ: cán bộ tín dụng không những phải nắm vững nghiệp vụ tín dụng, lý luận và phân tích tài chính tiền tệ, ngân hàng mà còn phải hiểu biết sâu rộng về thị trường và các loại hình kinh doanh khác. Do đó, chi nhánh cần khuyến khích các cán bộ tín dụng đi học để nâng cao kiến thức và nghiệp vụ, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, các lớp ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật, để nâng cao hiệu quả hoạt động.

định của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư, thị trường, pháp luật, phải có trực giác nhạy bén để bảo vệ lợi ích của mình cũng như của cả ngân hàng.

Ngoài ra, Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng nên chú ý chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ tín dụng để các cán bộ phải hết sức nỗ lực và cố gắng. Cán bộ tín dụng phải có hệ số tiền lương kinh doanh cao hơn ở các bộ phận khác, có chế độ thưởng phạt riêng vì họ là những người phải đối mặt với rủi ro. Khen thưởng kịp thời những cán bộ tín dụng có thành tích tốt như: tăng được doanh số cho vay, thu nợ đúng thời hạn và số lượng,...ngược lại cần đưa ra những hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những sai sót, sơ hở do thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Tuỳ theo mức độ thiệt hại mà ngân hàng có biện pháp xử lý khác nhau như: cảnh cáo, khiển trách, trừ công tác phí, trừ lương...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)