Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, chi nhánh cần thực hiện tốt công tác thẩm định trước khi ra quyết định cho vay. Khi tiến hành thẩm định, cán bộ tín dụng cần phải chú ý những mặt sau:
- Kiểm tra về tư cách pháp lý của khách hàng: đây là yếu tố đầu tiên mà cán bộ tín dụng phải xem xét: xem khách hàng là doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh hợp pháp, hợp lệ chưa, mặt hàng được phép kinh doanh là gì, trong thời gian bao lâu, đã đăng ký mã số thuế hay chưa…rồi so sánh mục đích vay vốn có phù hợp với chức năng, ngành nghề đơn vị được phép kinh doanh hay không? Việc vay vốn có được sự nhất trí của ban lãnh đạo hay chưa? Và người đại diện có đủ tư cách pháp lý hay không?…Việc làm này sẽ tránh được những sai phạm về mặt pháp luật sau này.
- Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng hay tính hiệu quả và khả thi của dự án :
+ Cán bộ tín dụng cần phân tích khả năng tài chính của khách hàng, có thể thông qua các chỉ tiêu như: hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, doanh lợi tổng tài sản, doanh lợi vốn chũ sở hữu, vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án như: tiền, sức lao động, hiện vật (máy móc, thiét bị dây truyền sản xuất, đất đai nhà xưởng). Vốn tự có tham gia càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp… và phải xem xét trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là những yếu tố cơ bản để đưa ra mức cho vay hợp lý, thời hạn thu nợ, mức thu nợ từng thời kỳ…hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cả khách hàng lẫn ngân hàng.
+ Song song với đó là việc xác định mức thu nhập của khách hàng:
Từ đó đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng,trong cả trường hợp phương án sản xuất của khách hàng không hiệu quả. Thu nhập của khách hàng có thể từ nhiều nguồn: từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động kinh doanh khác,...Xác định được mức thu nhập cũng như thời gian có thu nhập của khách hàng, ngân hàng sẽ cân đối thời gian trả nợ, kỳ trả nợ cho phù
- Cán bộ tín dụng cũng cần có đánh giá tổng quát về tình hình của khách hàng: khả năng phát triển của doanh nghiệp, chính sách điều hành của bộ máy quản lý, đội ngũ kế cận, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kiến thức hiểu biết về thực tế thị trường, về lĩnh vực mà khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh: nếu khách hàng hoạt động trong những ngành nghề phát triển tốt thì thuân lợi là rất lớn. Ngược lại nếu ngành nghề kinh doanh của đơn vị có nhiều biến động thì khách hàng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn.