Nợ xấu rất dễ xảy ra nếu quá trình thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng không thu thập được đầy đủ thông tin, hoặc thông tin là không cân xứng. Thu thập, phân tích, xử lí kịp thời, chính xác các thông tin về khách hàng, về dự án và thị trường luôn được coi là khâu quan trọng hàng đầu trong công tác thẩm định. Là điều kiện tiên quyết để giảm bớt rủi ro, chọn lựa những khách hàng chắc chắn và hiệu quả nhất. VCB Quảng Bình càng hiểu rõ về khách hàng bao nhiêu thì càng đảm bảo an toàn đối với khoản cho vay của mình bấy nhiêu. Do đó nâng cao chất lượng hệ thống thông tin chính là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng từ đó hạn chế nợ xấu cho các khoản vay.
Hệ thống IPCAS đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp thông tin khách hàng tập trung, mọi thông tin về khách hàng đều được thể hiện trên dữ liệu điện tử, tạo điều kiện cho các chi nhánh trong cùng hệ thống VCB có thể khai thác tình hình khách hàng nhanh chóng và chính xác. Đây là cơ sở để cán bộ tín dụng và kiểm soát có thể kiểm tra lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, kết hợp với phân tích dựa vào tình hình thực tế hoạt động để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Khai thác tốt nguồn thông tin nội bộ này còn tránh được tình trạng cho vay liên chi nhánh, khó quản lý nguồn tiền trả nợ khi khách hàng vay vốn ở nhiều nơi.
Các cán bộ tín dụng cần được trang bị nền tảng chuyên môn nghiệp vụ vững chắc bằng cách tổ chức các buổi tập huấn để trang bị phương pháp tìm kiếm, tra cứu, phân tích các thông tin nhiều nguồn trước khi ra quyết định cho vay.
Thông tin mà ngân hàng thu thập có thế từ rất nhiều nguồn như: từ phía khách hàng, từ bạn hàng của khách hàng, từ các tổ chức có quan hệ với khách hàng, thông tin bên ngoài từ Trung tâm CIC của Ngân hàng Nhà nước. Thời gian tới, chi nhánh cần tạo điều kiện hơn cho ít nhất trong một phòng giao dịch phải có một
khai thác thông tin của khách hàng xin vay cũng như định kỳ kiểm tra tình hình vay vốn của khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng trong. Việc tiến hành kiểm tra thông tin khách hàng thông qua Trung tâm CIC cần thiết phải được đưa vào quy trình thẩm định và cho vay đối với mọi khách hàng nhằm đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn cũng như dễ dàng nhận ra các dấu hiệu phát sinh nợ xấu trong tương lai.
Thông tin càng nhiều thì việc phân tích càng chính xác và tránh được tình trạng thông tin không cân xứng. Bên cạnh thông tin nội bộ thì nguồn thông tin từ phía khách hàng cung cấp như: các báo cáo tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, các tài sản dùng làm tài sản thế chấp. Ngoài ra là các thông tin về khả năng quản lý, uy tín, kinh nghiệm của khách hàng.Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin khai thác qua những lần tiếp xúc,giao tiếp với khách hàng. Thông tin từ các ngân hàng có quan hệ với khách hàng, các đối tác kinh doanh, các cơ quan thuế, bảo hiểm và các cơ quan quản lý tại địa bàn khách hàng đang sản xuất kinh doanh,… đều đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích khách hàng. Sau khi thu thập đẩy đủ thông tin, ngân hàng tiến hành xử lý phân tích các thông tin trên để thẩm định tính khả thi của dự án. Từ đó tính toán lợi nhuận và xác định rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải để đưa ra mức cho vay phù hợp sao cho hiệu quả là cao nhất và đảm bảo hạn chế rủi ro.
VCB Quảng Bình cũng cần phải có quy chế cụ thể về việc nhận thông tin từ phía khách hàng. Về trách nhiệm và nghĩa vụ gửi các báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh, tình hình dư nợ tại các tổ chức tín dụng cho ngân hàng theo đúng quy định thời gian và tính chính xác như là một điều kiện của khoản vay. Điều này nhằm để ngân hàng có cơ sở cập nhật thường xuyên thông tin của khách hàng để phát hiện sớm những rủi ro có thể xảy ra từ đó mà có biện pháp phòng ngừa thích hợp nhất.
VCB Quảng Bình cũng cần đảm bảo chất lượng công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ: vì kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
hàng phải thực hiện ngay từ đầu việc xác định nợ xấu một cách chuẩn xác.
Một vấn đề cần giải quyết đối với công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ trong điều kiện hiện nay là mức độ chuẩn xác của các thông tin đầu vào. Định kỳ hàng quý, ngân hàng cần cung cấp cho cán bộ tín dụng các báo cáo phân tích tổng thể những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tư tín dụng tại chi nhánh giúp cho việc nhận định những tác động từ phía nền kinh tế vĩ mô, chính sách của Nhà nước được chuẩn xác hơn.
Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần có quy định cụ thể về chế tài xử phạt đối với những trường hợp cố tình đưa thông tin sai lệch vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tăng cường giám sát chất lượng chấm điểm xếp hạng tín dụng của cán bộ tín dụng bằng việc thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đồng thời và/hoặc đột xuất kiểm tra trực tiếp mức độ xác thực của thông tin thông qua tiếp xúc, trao đối với khách hàng.
3.3.3.Đảm bảo đúng quy định về thế chấp, cầm cố tài sản bảo lãnh
Tài sản thế chấp là yếu tố quan trọng trong việc hạn chế nợ xấu của các khoản vay. Đó là cơ sở để chi nhánh thu hồi nợ khi khách hàng không trả được nợ, nhằm giảm thiểu tác động xấu đến ngân hàng. Đây là biện pháp rất hiệu quả bởi nó được thể chế hoá bằng những quy định của Pháp Luật.
Chi nhánh có thể xem xét nhận thế chấp dưới nhiều hình thức: Tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản thuộc sỡ hữu của người đi vay hay tài sản là khoản cho vay tín chất hoặc bảo lãnh của người thứ 3.
Hiệu quả của việc nhận tài sản thế chấp gắn liền với năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của người cán bộ tín dụng. Chi nhánh nên xem xét chỉ nhận thế chấp những tài sản có đầy đủ chứng thư sở hữu hợp pháp, định giá tài sản thấp hơn so với giá cả thị trường, địa điểm thuận lợi, mức cho vay tối đa không quá 60% giá trị tài sản thế chấp, hợp đồng thế chấp phải đúng quy định pháp luật. Tránh tình trạng đã xảy ra tại VCB Quảng Bình thời gian qua đó là đánh giá quá cao hoặc không đúng thực tế giá trị tài sản thế chấp khiến cho việc phát mại tài sản khi có rủi
Tuyệt đối không nhận thế chấp những tài sản không đủ giá trị theo yêu cầu khoản vay. Điều này sẽ làm tăng trách nhiệm của khách hàng với khoản vốn. Từ đó, góp phần hạn chế nợ xấu cho ngân hàng.
Việc thẩm định tài sản bảo đảm trên cơ sở quy định cụ thể, chi tiết danh mục tài sản bảo đảm được chấp nhận, phân theo loại tài sản bảo đảm như bất động sản, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị, hàng hóa, quyền tài sản...
Ngoài ra, chi nhánh cần quy định các tiêu chí nhằm xác định giá trị tài sản bảo đảm một cách khách quan, đồng nhất và đáp ứng yêu cầu thận trọng trên quan điểm tối thiểu hóa rủi ro, cụ thể:
- Đối với bất động sản: xác định giá trị tài sản trên cơ sở khung giá đất do cơ quan nhà nước ban hành và hệ số k cho từng tuyến đường cụ thế. Đối với tài sản trên đất sẽ định giá theo đơn giá xây dựng do nhà nước ban hành có xem xét đến yếu tố chi phí xây dựng thực tế phát sinh.
- Đối với tài sản khác (máy móc thiết bị, hàng hóa, phương tiện vận tải...): định giá tài sản trên cơ sở chi phí hợp lý mua tài sản hoặc giá trị còn lại của tài sản (đối với tài sản đã qua sử dụng).
Có thể xem xét quy định cụ thể bộ phận chuyên trách trong việc định giá tài sản bảo đảm, đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có tính kỹ thuật đặc thù, phức tạp cần quy định cụ thể đối với việc thuê cơ quan định giá hoặc chuyển giao cho Công ty quản lý nợ và khai thác thực hiện định giá.
Quy trình thẩm định tài sản bảo đảm cũng cần quy định chi tiết các thủ tục, giấy tờ nhằm đảm bảo tính pháp lý đối với tài sản khi thế chấp, cầm cố tại VCB. Tránh trường hợp khi xử lý tài sản gặp rất nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa đảm bảo.
Bên cạnh đó, quy trình thẩm định tài sản bảo đảm cần quy định thời gian tối đa đối với công tác quản lý, kiểm tra, định giá lại giá trị tài sản bảo đảm, đặc biệt chú trọng đến quy định về quản lý tài sản bảo đảm là hàng hóa, động sản khác.