- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng hoạt động.
Thời gian qua, hoạt động cho vay của chi nhánh được VCB quản lý khá chặt chẽ. Quyền tự chủ của chi nhánh vẫn là chưa lớn. Một số hình thức như cho vay
chế. Chi nhánh không được toàn quyền quyết định. Mặc dù sự kiểm soát của VCB là nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Nhưng nếu VCB Việt Nam tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng các hình thức cho vay hơn nữa thì tin rằng hiệu quả hoạt động sẽ tăng cao hơn nữa.
- VCB Việt Nam cần bổ sung và hoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ chế, chính
sách: cần thường xuyên nghiên cứu để xây dựng chế độ, nghĩa vụ và quyền lợi của đội ngũ cán bộ tín dụng sao cho thật hợp lý. Việc ban hành chế độ nghiệp vụ tín dụng nên cân nhắc thận trọng, tránh mâu thuẫn chồng chéo với các quy định của Nhà Nước. Thường xuyên quan tâm, động viên, khen thưởng với những cán bộ tín dụng giỏi. Bên cạnh đó là việc phân chia trách nhiệm rõ ràng để tăng cường trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với vốn của ngân hàng.
- VCB Việt Nam cũng cần quan tâm hỗ trợ chi nhánh trong việc đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng sao cho vừa giỏi về nghiệp vụ, vừa chuẩn mực về đạo đức. VCB Việt Nam nên thường xuyên mở các lớp tập huấn để giúp các cán bộ tín dụng trao đổi học tập nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm. VCB Việt Nam cũng có thể hỗ trợ kinh phí, cử cán bộ đi học ở các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu kinh tế, khoa học trong và ngoài nước. Cung cấp đầy đủ các tư liệu, văn bản pháp luật, quy chế, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn và các quy định khác có liên quan của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước để cán bộ tín dụng nghiên cứu và thực hiện cho đúng.
- VCB Việt Nam cần nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm soát
trong toàn hệ thống. Có như thế mới phát hiện sớm được những sai phạm để có hướng chỉ đạo chi nhánh khắc phục từ đó mà hạn chế được nợ xấu cũng như hậu quả mà nó gây ra.
- VCB Việt Nam cần tăng cường việc cung cấp thông tin cần thiết cho các chi
nhánh trong toàn hệ thống: Cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng để các chi nhánh cũng như các cán bộ tín dụng làm căn cứ trong quá trình đánh giá về khách hàng. Một trong những vấn đề cần giải quyết đối với hệ
khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa thể đáp ứng yêu cầu về báo cáo tài chính (cung cấp báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất), để đảm bảo tất cả các khách hàng đều được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng bao gồm cả các chỉ tiêu định tính và định lượng, ngân hàng có thể thiết lập một bộ chỉ tiêu dành riêng cho đối tượng khách hàng này. Thay vì đánh giá tài chính dựa trên báo cáo của doanh nghiệp, ngân hàng có thể mặc định đưa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ một số chỉ tiêu tài chính bình quân của ngành tương ứng với quy mô của doanh nghiệp làm cơ sở đánh giá như vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, khoản phải thu, tỷ suất lợi nhuận doanh thu..., kết hợp với bộ chỉ tiêu định tính sẽ cho ra kết quả xếp hạng tín dụng có mức độ tin cậy cao hơn. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định, từ đó mà tránh được rủi ro mất vốn do đánh giá sai về khách hàng. Bên cạnh đó, cần cung cấp thêm cho các chi nhánh những thông tin về hoạt động của ngành như lợi nhuận bình quân, những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng; tình hình hoạt động của các ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống, những chủ trương, chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước; các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội để tăng thêm những thông tin cần thiết cho quá trình xét duyệt và giám sát cho vay Chi nhánh.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã đề cập đến nội dung khoa học chủ yếu sau đây:
Một là, Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình (địa
bàn hoạt động) đến năm 2018 tầm nhìn 2025, mục tiêu phát triển của VCB luận văn đề xuất những vấn đề mang tính định hướng cho việc tăng cường quản lý nợ, đề phòng nợ xấu của chi nhánh Quảng Bình đáp ứng yêu cầu mới như:
- Định hướng phát triển của tỉnh Quảng Bình đến năm 2018 tầm nhìn 2025 - Định hướng phát triển kinh doanh của VCB Quảng Bình năm 2018 tầm nhìn 2025 đối với các mảng hoạt động.
- Định hướng tăng cường công tác quản ký nợ, đề phòng và hạn chế nợ xấu chi nhánh Quảng Bình về mặt lượng và mặt chất.
Hai là, Đề xuất hệ thống giải pháp quản lý nợ và nợ xấu của chi nhánh trong
thời gian tới theo các nội dung phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn được đề cập ở các chương trên.
Ba là, Đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan, hữu quan như NHNN,
VCB, Chính quyền địa phương … tạo điều kiện để thực hiện các giải pháp. Những kết quả khoa học trên đây là đóng góp khoa học thực tiễn mới của luận văn.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm tàng vô số rủi ro. Sự cạnh tranh khốc liệt sẽ là thách thức rất lớn cho hoạt động của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế mà NHTM cũng không là ngoại lệ.Với vai trò là kênh luân chuyển vốn quan trọng trong nền kinh tế, thực thi các chính sách tiền tệ của chính phủ nhằm mục đích phát triển và ổn định kinh tế. Hệ thống NHTM ngày càng cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình. Bên cạnh việc mở rộng hoạt động , các NHTM cũng cần chú ý đến việc nâng cao chất lượng hoạt động. Mà trong đó, công tác quản lý nợ và hạn chế nợ xấu song song với quả trình mở rộng hoạt động tín dụng là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết.
Quản lý nợ luôn là vấn đề nhức nhối trong hoạt động tín dụng của tất cả các NHTM nói chung và VCB Quảng Bình nói riêng. Qua phân tích ở trên, chúng ta thấy được việc vừa quản lý được nợ, làm cho tăng trưởng dư nợ là một điều vô cũng khó khăn trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Bên cạnh đó, ngăn ngừa và xử lý nợ xấu tại VCB Quảng Bình đã có những thành công bước đầu.Tuy nhiên không thể vì thế mà chủ quan, lơ là. Nguy cơ nợ xấu vẫn là rất lớn trong guồng quay mở rộng hoạt động tín dụng.Chi nhánh cần tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống giải pháp và nâng cao hơn nữa việc thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp đó để không những giảm thiểu nợ xấu mà hạn chế được những tác động xấu mà nó gây ra cho hoạt động của ngân hàng.
Hy vọng trong thời gian tới, quản lý nợ tại VCB Quảng Bình sẽ có những bước đột phá nhất định, tình hình nợ xấu của chi nhánh cũng như của toàn hệ thống NHTM sẽ có những chuyển biến khả quan hơn nữa. Để hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả từ đó thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình tạo đà cho sự phát triển kinh tế của cả đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Thị Cúc (2008), Giáo Trình Tín Dụng Ngân Hàng, Nxb. Thống kê
[2] Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại,
Nxb.Phương Đông.
[3] Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2009), Báo cáo hội thảo“Quản lý nợ xấu tại
Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và chiến lược tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng”.
[4] Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng Thương Mại, Nxb. Đại học
Kinh tế Quốc Dân.
[5] Trần Huy Hoàng (2012), “Khủng hoảng kinh tế, quản trị ngân hàng và vấn đề
nợ xấu”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng ,số73, tr. 4-9
[6] Kết quả khảo sát của tác giả ngày 12 tháng 05 năm 2018
[7] Kết quả khảo sát của tác giả ngày 18 tháng 08 năm 2018
[8] kNguyễn Minh Kiều (2013), Tín dụng và Thẩm định Tín dụng Ngân hàng,
Nxb. Tài chính
[9] Ngân hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam (2010), Quy trình xếp
hạng tín dụng nội bộ, Tài liệu hội nghị tín dụng.
[10] Ngân hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam (2013), Chính sách
dự phòng rủi ro tín dụng của VCB, Tài liệu hội nghị tín dụng.
[11] Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định493/2005/QĐ-NHNN quy định về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.
[12] Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân
loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
[13] Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam (2012), Sổ tay tín dụng Ngân hàng
2016, 2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Quốc dân (2012), Chuyên đề quản trị rủi ro của Ngân hàng thương mại
[15] Tài liệu điện tử trên các website về ngân hàng.
[16] Tài liệu nội bộ về chính sách tín dụng, xếp hạng tín dụng nội bộ tại VCB Việt
Nam.
[17] Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
Nxb.Thống kê.
[18] Trung tâm bồi dưỡng và tư vấn về ngân hàng - tài chính Đại học kinh tế
[19] Trung tâm Thông tin Tư liệu (Số 1/2013), Giải quyết nợ xấu – vấn đề mấu
chốt trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
[20] Trần Trung Tường (2005), “Giải pháp góp phần hạn chế rủi ro trong khi cho