Nội dung QLNN về XD NTM là biểu hiện những công việc mà Nhà nước làm để thực hiện vai trò, chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế - xã hội - môi trường ở nông thôn.
1.2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới
Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản QLNN và chính sách trong hoạt động XD NTM nhằm điều hành và quản lý hoạt động XD NTM một cách thống nhất. Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX về đẩy nhanh CNH - HĐH nông
nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì Quốc hội đã ra Nghị quyết, Chính phủ đã ban hành các chính sách cụ thể hóa chủ trương của Đảng như Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình MTQG XD NTM giai đoạn 2010 - 2020. Trong đó, 11 nội dung của Chương trình đã được đưa ra thực hiện với mục tiêu kết quả được xác định thông qua bộ tiêu chí quốc gia về NTM gồm 19 tiêu chí thể hiện trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội và đời sống nông thôn. Năm 2016, bộ tiêu chí này đã được rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế thực hiện Chương trình trong giai đoạn mới. Điều này cho thấy đây là một Chương trình toàn diện nhất để phát triển nông thôn một cách toàn diện, bền vững.
Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương tại các văn bản như: Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM (đã được thay thế bằng Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020); Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG XDNTM giai đoạn 2010-2020; Quyết định 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chứng năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Điều phối giúp BCĐ thực hiện Chương trình MTQG XD NTM các cấp… Chính quyền địa phương các cấp ra các quyết định, xây dựng kế hoạch, đề ra các mục tiêu cụ thể, xây dựng các nội dung, đề ra chính sách để triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ XD NTM của cấp mình, ngành mình, phát huy vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của người dân tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu Chương trình XD NTM trên địa bàn.
xây dựng nông thôn mới
* Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Khi đề cập đến hoạt động QLNN về XD NTM, một trong những nhân tố quan trọng, có tính chất quyết định là vấn đề tổ chức bộ máy quản lý XD NTM. Vì vậy, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy QLNN là một trong các yếu tố giúp nhà nước quản lý hoạt động XD NTM một cách thống nhất, có tổ chức chặt chẽ, mang tính khoa học, nhất quán. Nhà nước ta quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan chuyên môn theo cấp hành chính để phối hợp thực hiện XD NTM.
Hệ thống các cơ quan, tổ chức được xây dựng và kiện toàn từ Trung ương tới địa phương sẽ vận hành theo định hướng của Đảng và Nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để triển khai các nội dung quản lý. Theo đó bộ máy hành chính các cấp thực hiện QLNN về XD NTM và để chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình, Ban Chỉ đạo các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã đã được hình thành và thành lập
bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo các cấp như: Văn phòng điều phối, BQL, Ban Giám sát để tuyên truyền, quản lý, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chương trình.
Hệ thống cơ quan QLNN về XD NTM gồm:
Ở Trung ương: Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập BCĐ và Thường trực BCĐ Chương trình MTQG XD NTM Trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ là Trưởng Ban. Thường trực BCĐ Trung ương ra quyết định thành lập Văn phòng Điều phối Trung ương đặt tại Bộ NN&PTNT (do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quyết định). Nhiều Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thành lập bộ phận thường trực để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Bộ NN&PTNT (cơ quan thường trực của Chương trình) đã thành lập BCĐ chương trình của Bộ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc.
Ở cấp tỉnh, thành phố: Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều thành lập BCĐ chương trình do đồng chí Bí thư tỉnh/thành ủy hoặc Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực tiếp làm trưởng Ban. BCĐ các tỉnh, thành phố đều thành lập bộ phận giúp việc theo một trong 03 hình thức:
+ Ban XD NTM tương đương cấp sở (05 tỉnh, thành phố);
+ Văn phòng điều phối NTM tỉnh (54 tỉnh, thành phố); + Tổ giúp việc BCĐ (04 tỉnh, thành phố).
Bộ phận giúp việc cho BCĐ đặt tại Sở NN&PTNT, đây cũng là cơ quan thường trực Chương trình, tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trình Tỉnh ủy, Thành ủy ban hành Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển NTM, tham mưu UBND tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình trên địa bàn.
Cấp huyện, thị xã (gọi chung là huyện): Cấp huyện đều thành lập BCĐ huyện do đồng chí bí thư huyện ủy hoặc chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Bộ phận giúp việc ở cấp huyện: là Phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế, giúp BCĐ huyện thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ trì phối hợp với các phòng, ban có tiêu chí của ngành hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các tiêu chí.
Cấp xã: Cấp xã thành lập BCĐ do đồng chí Bí thư đảng ủy xã làm Trưởng
ban, thành viên BCĐ xã bình quân 8 người/ban. Ban quản lý XD NTM xã do đồng chí chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, thành viên BQL bình quân 10 người/ban.
Ở thôn, bản, ấp (gọi chung là thôn): Thành lập Ban phát triển thôn, thành viên do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyết định công nhận.
Hệ thống chỉ đạo mạnh, đồng bộ như đã nêu trên là yếu tố quan trọng thúc đẩy triển khai thực hiện Chương trình.
* Xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Con người chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống QLNN, quyết định hiệu quả của hoạt động XD NTM. Đó là đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ QLNN - những người trực tiếp điều hành các hoạt động XD NTM. Vì vậy, đi đôi với tổ chức bộ máy QLNN về XD NTM, cần tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở nông thôn, đặc biệt là cán bộ chuyên trách về XD NTM. Kinh nghiệm thành công trong XD NTM chỉ ra rằng, một tập thể lãnh đạo có năng lực, có trách nhiệm chính là điều kiện quan trọng quyết định thành công. Chính vì vậy,
công tác đào tạo cán bộ cơ sở được coi trọng, bởi đây là lực lượng trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về XD NTM. Sự năng động và tinh thần trách nhiệm của họ đã dẫn dắt và khơi dậy tính sáng tạo của nông dân. Nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều Đề án về tuyển chọn, sử dụng và có những chế độ đãi ngộ để thu hút những người có đủ năng lực, trí tuệ và phẩm chất tham gia XD NTM (Đề án “Thí điểm tuyển chọn 500 trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020”).
1.2.3.3. Quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Trong XD NTM, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1) đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại.
Quy hoạch XD NTM là một trong những nội dung cơ bản và là bước đi đầu tiên, quan trọng trong tổng thể nhiệm vụ XD NTM nói chung. Quy hoạch NTM là điều kiện tiên quyết, là cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang, phát triển nông thôn. Do đó, để thực hiện thành công, chủ động XD NTM thì công tác lập quy hoạch cần được quan tâm đặc biệt. Quy hoạch đúng mức tạo ra sự thống nhất giữa tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng đất, gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, ngành, địa phương, là công cụ quản lý XD NTM theo hướng văn minh, hiện đại. Sự chính xác trong quy hoạch sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phải bám sát các quan điểm, mục tiêu về XD NTM theo Nghị quyết số 26-NQ/TW; Quyết định số 491/QĐ-TTg; Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng về phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch XD NTM; Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ và của HĐND các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện XD NTM về Quy hoạch XD NTM đến năm 2020.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo để triển khai lập và tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch XD NTM cấp xã đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh uỷ, HĐND các tỉnh
triển khai thực hiện Chương trình XD NTM. Công tác chỉ đạo phải kiên quyết, khẩn trương, tích cực và cụ thể để sớm đạt được các tiêu chí về NTM trên từng lĩnh vực.
Việc lập quy hoạch XD NTM cấp xã phải cơ bản hoàn thành trong năm 2011 (theo chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 193/QĐ-TTg), làm cơ sở để đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt chuẩn xã NTM theo lộ trình đặt ra.
1.2.3.4. Quản lý các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Quản lý các tiêu chí XD NTM là quá trình điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện XD NTM trên cơ sở đối chiếu với 19 tiêu chí (có bao nhiêu tiêu chí đạt, bao nhiêu tiêu chí đạt ở mức cao (>75%), bao nhiêu tiêu chí đạt ở mức trung bình (50%), bao nhiêu ở mức thấp (<50%)) để từ đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức triển khai thực hiện đạt chuẩn xã NTM theo từng tiêu chí.
Theo Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (có sự thay đổi một số tên và nội dung thực hiện các tiêu chí so với Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM), thì 19 tiêu chí XD NTM bao gồm:
Tiêu chí 1: Quy hoạch ( Quyết định số 491/QĐ-TTg là: Quy hoạch và thực
hiện quy hoạch)
Tiêu chí 2: Giao thông
Tiêu chí 3: Thủy lợi
Tiêu chí 4: Điện
Tiêu chí 5: Trường học
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (Quyết định số 491/QĐ-TTg
là: Chợ nông thôn)
Tiêu chí 8: Thông tin và truyền thông (Quyết định số 491/QĐ-TTg là: Bưu điện )
Tiêu chí 10: Thu nhập
Tiêu chí 11: Hộ nghèo
Tiêu chí 12: Lao động có việc làm (Quyết định số 491/QĐ-TTg là: Cơ cấu
lao động)
Tiêu chí 13: Tổ chức sản xuất làm (Quyết định số 491/QĐ-TTg là: Hình thức tổ chức sản xuất)
Tiêu chí 14: Giáo dục và đào tạo (Quyết định số 491/QĐ-TTg là: Giáo dục)
Tiêu chí 15: Y tế
Tiêu chí 16: Văn hóa
Tiêu chí 17: Môi trường và an toàn thực phẩm (Quyết định số 491/QĐ-TTg
là: Môi trường)
Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (Quyết định số 491/QĐ- TTg là: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh)
Tiêu chí 19: Quốc phòng và an ninh (Quyết định số 491/QĐ-TTg là: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững)
1.2.3.5. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý, qua đó nhằm huy động nguồn lực vật chất, tài chính và cả nguồn lực về tinh thần để thực hiện các mục tiêu cụ thể trong XD NTM.
Việc xác định nguồn lực và cơ chế huy động nguồn lực cho XD NTM đòi hỏi phải bao quát tương đối đầy đủ các nguồn lực trong xã hội. Các hình thức và chính sách huy động phải đa dạng, linh hoạt, góp phần nâng cao hiệu quả huy động. Đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực có hạn, nhu cầu vốn để thực hiện rất lớn, do vậy, nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư thông qua các chính sách huy động nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn là yêu cầu cấp thiết.
Nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình được quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG XD NTM giai đoạn 2010 – 2020 và đã được thay thế bằng Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình
MTQG XD NTM giai đoạn 2016 – 2020. Đây là chương trình khung toàn diện nhất để cộng đồng chung sức XD NTM, trong đó, huy động nguồn lực thực hiện là vấn đề rất được quan tâm. Theo Quyết định 1600/QĐ-TTg, nguồn vốn ngân sách khoảng 30% (thấp hơn 10% so với cơ cấu nguồn vốn tại Quyết định 800/QĐ-TTg); vốn tín dụng (bao gồm cả tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại) khoảng 45% (cao hơn 15% so với Quyết định Quyết định 800/QĐ-TTg); vốn từ doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác khoảng 15% (so với Quyết định 800/QĐ-TTg thấp hơn 5%); huy động đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10%. Như vậy, qua hai quyết định quy định về cơ cấu huy động các nguồn vốn thực hiện Chương trình thì việc quy định tỷ lệ huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư thấp và không thay đổi thể hiện mức độ “khoan thư sức dân” khi đời sống của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cũng khẳng định: Chính quyền địa phương không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương, các khoản đóng góp cho từng dự án, nội dung phải do HĐND xã thông qua. Như vậy, người dân có sự chủ động trong việc huy động đóng góp nguồn lực và tham gia vào quá trình XD NTM.
Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới vai trò của các tổ chức đoàn thể trong huy động nguồn lực XD NTM. Quan tâm thu hút sự hỗ trợ nguồn lực từ bên ngoài thông qua việc xây dựng công khai, kế hoạch về các dự án cụ thể theo từng năm để huy động nguồn lực cho XD NTM.
1.2.3.6. Kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới.
Kiểm tra, giám sát các hoạt động XD NTM là việc Nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về XD NTM; đảm bảo việc tuân thủ những quy định của pháp luật trong tổ chức triển khai thực hiện XD NTM theo các quy định, tiêu chí của Chương trình MTQG về XD NTM. Đây là nội dung quản lý cần được thực thi thường xuyên và nghiêm túc vì hoạt động XD NTM dựa trên Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM. Sự kiểm tra, giám sát để phát hiện những mặt tích cực