dựng nông thôn mới
Để thực hiện Chương trình MTQG XD NTM, UBND huyện giao nhiệm vụ trực tiếp cho Phòng NN&PTNN làm đầu mối, phối hợp với các phòng chuyên môn huyện và UBND các xã để triển khai thực hiện các tiêu chí.
Bên cạnh đó, UBND huyện thành lập Văn phòng điều phối XD NTM cấp huyện là cơ quan thường trực do 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chánh Văn phòng, Trưởng phòng NN&PTNN làm Phó Chánh Văn phòng và 01 viên chức thường trực, chuyên trách. Đây là cơ quan giúp việc tạo lập mối liên hệ với các địa phương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo, theo dõi tiến độ và làm đầu mối trong việc thực hiện các hồ sơ thủ tục hành chính trình cấp trên xem xét quyết định.
Đây là lĩnh vực mới, có tính chất tổng hợp nhiều ngành để cùng thực hiện hoàn thành 19 tiêu chí. Do đó, việc thực hiện XD NTM đòi hỏi có tính chất tổng hợp cao, lấy sự phối hợp liên ngành làm yếu tố then chốt, giao việc theo dõi, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cho từng phòng, ban, ngành chuyên môn phụ trách. Phòng NN&PTNT vừa có nhiệm vụ phụ trách các tiêu chí của ngành vừa phải theo dõi đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí của các phòng, ban khác.
Hiện nay, viên chức phụ trách lĩnh vực này của Phòng NN&PTNT đã được UBND huyện lựa chọn, cân nhắc kỹ lưỡng là chuyên viên có năng lực phù hợp, trình độ đại học, thường xuyên cử tham dự các lớp tập huấn về NTM, trực tiếp được giao nhiệm vụ điều phối thực hiện Chương trình.
Ở cấp xã, việc XD NTM trực tiếp là nhiệm vụ của lãnh đạo UBND do đồng chí Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm chính. Để giúp việc cho Chủ tịch UBND xã, công chức văn phòng-thống kê được phân công nhiệm vụ đầu mối cùng với các bộ phận chuyên môn khác thực hiện các tiêu chí của Chương trình tại xã.
Bảng 2.1: Số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã
(thống kê đến thời điểm 31/12/2017)
TT Chức danh S ố lư ợ ng Trình độ
Văn hóa Chuyên môn chính trị Lý luận hành chính Quản lý
T iể u h ọc T H C S T H P T C hư a q ua đ ào t ạo S ơ cấ p T ru ng c ấp C ao đ ẳn g Đ ại h ọc C hư a q ua đ ào t ạo S ơ cấ p T ru ng c ấp S ơ cấ p T ru ng c ấp Đ ại h ọc 1 TCA 8 8 4 4 3 5 4 1 3 2 CHTQS 10 1 9 8 2 2 1 7 8 1 1 3 VP-TK 17 17 1 9 1 6 5 3 9 14 1 2 4 ĐC-XD 16 16 7 1 8 6 3 7 12 2 2 5 TC-KT 17 17 7 2 8 7 3 7 14 3 6 TP-HT 11 11 3 8 2 9 5 2 4 7 VH-XH 16 1 3 12 3 2 7 1 3 8 3 5 13 3 Tổng cộng 95 1 4 90 4 2 45 7 37 30 16 49 70 10 15
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi tháng 12/2017)
Qua thống kê số lượng, chất lượng công chức cấp xã, ta có thể thấy chỉ có 39% công chức có trình độ đại học, đặc biệt vẫn còn công chức chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Đây củng là vấn đề mà UBND huyện hết sức quan tâm. Hàng năm, để khắc phục tình trạng này, huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho công chức xã. Cử công chức chuyên trách của huyện hướng dẫn,
cầm tay chỉ việc để tiếp cận và thực hiện các nội dung công việc được tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo tính phối hợp chặt chẽ, từ cấp huyện đến cấp xã, phải
thành lập BCĐ gồm các thành viên phụ trách các tiêu chí để có tính thống nhất cao trong quá trình thực hiện. Theo đó, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 về việc thành lập BCĐ Chương trình MTQG xây
ban, các Phó chủ tịch UBND huyện làm phó ban, thành viên là trưởng các đoàn thể, thủ trưởng các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện, Chủ tịch UBND các xã; Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 về thành lập tổ công tác giúp việc BCĐ XD NTM huyện. Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND huyện đã điều chỉnh, bổ sung kiện toàn lại cho phù hợp với thực tế yêu cầu.
BCĐ huyện có vai trò chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình trên phạm vi toàn huyện; chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng, tiến độ, hiệu quả Chương trình trước Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và BCĐ tỉnh về kết quả thực hiện thực hiện Chương trình trên địa bàn.
UBND huyện đã ban hành Quyết định số 3740/QĐ-UBND ngày 11/12/2015 về việc thành lập Văn phòng điều phối Chương trình NTM cấp huyện (theo Quyết định số 1996/QĐ- TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ), do Phó Chủ tịch UBND huyện, phụ trách mảng kinh tế làm Chánh văn phòng, Trưởng Phòng NN&PTNT làm Phó Chánh văn phòng và 13 thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban huyện; chỉ đạo các xã bố trí 01 công chức chuyên trách theo dõi về Nông nghiệp, XD NTM (theo Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ).
Ở cấp xã: Có 09/09 xã tham gia thực hiện Chương trình XD NTM, 100% số
xã đã thành lập BCĐ Chương trình MTQG XD NTM do đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã làm Trưởng ban; thành lập BQL XD NTM xã do đồng chí Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; 48/48 thôn đã thành lập Ban phát triển thôn do đồng chí Trưởng thôn làm Trưởng ban.
BCĐ xã có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình trên phạm vi địa bàn; chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã và BCĐ huyện về việc kết quả thực hiện thực hiện Chương trình trên địa bàn.
Hàng năm, huyện Trà Bồng chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức huyện và cơ sở về XD NTM, bằng việc phối hợp với Văn phòng điều phối của tỉnh và các đơn vị liên quan, trong giai đoạn 2012-2017 đã
tổ chức 49 lớp tập huấn, bồi dưỡng, trong đó: cấp huyện 4 lớp, cấp xã 45 lớp; số học viên tham dự: 2.091 lượt người. Huyện còn tổ chức được 02 đoàn cán bộ đi học tập, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng NTM ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra các ban, ngành, đoàn thể huyện đã phối hợp với UBND các xã, các ban ngành đoàn thể xã thông qua cuộc họp ở khu dân cư, các buổi sinh hoạt của các chi tổ, hội thuộc các đoàn thể đã lồng ghép tuyên truyền về XD NTM; qua đó giúp người dân hiểu rõ hơn về mục tiêu XD NTM, từ đó tích cực đóng góp tiền - vật chất - ngày công vào xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn và phát triển sản xuất.
Có thể thấy rằng, trong thời gian qua, Bộ phận điều phối Chương trình huyện bước đầu cơ bản tham mưu BCĐ cấp huyện những nội dung có liên quan đến Chương trình và tổng hợp, đề xuất những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức QLNN về XD NTM của huyện và các xã trên địa bàn huyện thường xuyên được kiện toàn, thực hiện tương đối tốt chức năng tham mưu, đồng thời thực hiện sự phối kết hợp với các cơ quan hữu quan trong việc XD NTM, qua điều tra xã hội học thì có 72,73% cán bộ công chức cho rằng các bộ phận có phối hợp với ngành nông nghiệp trong XD NTM [Biểu đồ 02]. BCĐ cấp huyện tăng cường chỉ đạo, phân công cụ thể thành viên thực hiện XD NTM ở cơ sở và đạt được nhiều kết quả quan trọng, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo các cấp có nhiều đổi mới, công tác quản lý, điều hành theo hướng cụ thể, gần dân, vì lợi ích của dân và người lao động. Ngoài ra, được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, liên tục của BCĐ chương trình XD NTM tỉnh Quảng Ngãi cùng sự hướng dẫn nhiệt tình, nhắc nhở kịp thời của các Sở, ban, ngành, tổ công tác giúp việc nên quá trình quản lý XD NTM được thực hiện tốt, đơn cử như các công trình hạ tầng tại các xã XD NTM đảm bảo tiến độ thi công, an toàn, đạt chất lượng cao, thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo đúng quy định.
Mặc dù vậy, bộ máy tổ chức QLNN về XD NTM vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, cụ thể là:
+ Nhân sự trong BCĐ, Ban điều hành; bộ máy giúp việc, quản lý thực hiện các cấp luôn có biến động thay đổi làm cho công tác chỉ đạo, điều hành, theo dõi
thực hiện Chương trình thiếu tính liên tục, kịp thời. Cán bộ làm công tác xây dựng NTM chủ yếu là kiêm nhiệm. Một số thành viên BCĐ chưa tích cực với nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện tiêu chí do ngành mình phụ trách; thiếu kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn địa phương được phân công phụ trách; chưa tích cực tham mưu cho UBND các cấp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của ngành gắn với XD NTM nhằm tăng tính hiệu quả của nguồn lực. Qua khảo sát về mức độ hiểu biết của cán bộ công chức về chương trình XD NTM, thì mức độ hiểu rõ về chương trình XD NTM đối với đội ngũ cán bộ công chức tham gia QLNN về XD NTM chỉ đạt trung bình khoảng 75%, đặc biệt ở cấp xã thì mức độ hiểu biết của cán bộ công chức về chương trình vẫn còn thấp, nhất là ở các xã vùng cao.
Bảng 2.2: Khảo sát về mức độ hiểu biết của cán bộ công chức về chương trình XD NTM
Tiêu chí Mức độ hiểu biết
Hiểu rõ Ở mức trung bình Chưa hiểu rõ
Mục tiêu chương trình NTM 85% 25% 0
Nội dung chương trình NTM 75% 25% 0
Bộ tiêu chí về NTM 70% 25% 5%
Nguồn lực thực hiện chương
trình NTM 80% 20% 0
Cách thức tổ chức thực hiện
chương trình NTM 70% 26% 4%
(Nguồn: Khảo sát 100 cán bộ làm công tác XD NTM năm 2017)
+ Hiệu quả hoạt động của BCĐ các cấp chưa cao, sự tham gia phối hợp giữa các ngành chưa đạt hiệu quả cao; BCĐ, BQL ở cấp xã có tổ chức nhưng hiệu quả hoạt động thấp, phần lớn tập trung vào một số thành viên chủ chốt. Năng lực một số cán bộ làm công tác XD NTM ở một số xã còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ được giao đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình XD NTM trên địa bàn.
NN&PTNN thực hiện; hoạt động tham mưu, điều phối của Văn phòng Điều phối chưa đáp ứng yêu cầu; quan hệ phối hợp giữa bộ phận chuyên trách với các cán bộ kiêm nhiệm chưa phát huy hiệu quả. Ở cấp xã chưa bố trí cán bộ chuyên trách XD NTM; chế độ đãi ngộ cho cán bộ thực hiện công tác XD NTM chưa được quan tâm. Do vậy, công tác tham mưu cho BCĐ để thực hiện Chương trình còn nhiều hạn chế.
+ Công tác tập huấn, cập nhật kiến thức, tăng cường kỹ năng thực thi công vụ đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách còn ít, không thường xuyên, thể hiện qua kết quả điều tra xã hội học có 80% cán bộ làm công tác QLNN về XD NTM cho rằng họ không được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN về XD NTM. Vì vậy, kết quả điều tra cũng phản ánh chỉ có 60% cán bộ quản lý cho rằng cán bộ, công chức đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ, vị trí việc làm trong QLNN về XD NTM [Biểu đồ 02].
+ Trong chỉ đạo, QLNN về thực hiện Chương trình cũng chưa được phân công, phân cấp một cách triệt để. Còn chồng chéo giữa các ngành, các cấp, giữa BCĐ với bộ phận thường trực của Chương trình, điều đó phản ánh rõ qua kết quả khảo sát có 60% cán bộ QLNN cho rằng nhiệm vụ của từng bộ phận XD NTM đôi lúc giao phó cho ngành nông nghiệp và công chức địa chính – xây dựng, trong khi đó, các bộ phận còn lại chỉ lo cho công việc chuyên trách của mình, lơ là nhiệm vụ XD NTM.
+ Việc thực hiện chính sách, đảm bảo quyền lợi, gắn với nghĩa vụ của người trực tiếp thực hiện Chương trình cũng chưa được định hình, 100% cán bộ quản lý cấp xã cho rằng họ chưa nhận bất kỳ một khoản phụ cấp nào cho công việc XD NTM và 77,77% cán bộ quản lý cấp xã cho rằng bộ máy giúp việc, quản lý thực hiện XD NTM từ cấp huyện đến xã luôn có biến động, thay đổi ảnh hưởng đến quá trình chỉ đạo thực hiện Chương trình [Biểu đồ 02].
Những bất cập ấy ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả QLNN về XD NTM trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Biểu đồ 2: Khảo sát về tổ chức bộ máy và đào tạo bổi dưỡng cán bộ 77,77% 80% 60% 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% 80,0% 90,0% 100,0% 1
Bộ máy QLNN luôn có sự thay đổi nhân sự
Cán bộ, công chức chuyên trách không được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN về XD NTM
Cán bộ, công chức đã xác định được chức năng, nhiệm vụ của mình trong QLNN về XD NTM
(Nguồn: Khảo sát 100 cán bộ làm công tác XD NTM năm 2017) 2.3.3. Quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch XD NTM là nhiệm vụ quan trọng cần ưu tiên thực hiện, trong năm 2011 UBND huyện đã chỉ đạo bộ phận thường trực XD NTM để phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị tư vấn xây dựng đồ án quy hoạch; tham mưu UBND huyện phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn mới các xã.
Công tác xây dựng đồ án quy hoạch thực hiện đảm bảo quy trình, cơ bản phát huy được vai trò của người dân tham gia vào đồ án quy hoạch; các xã thông qua HĐND xã ban hành Nghị quyết và trình UBND huyện phê duyệt.
Đến cuối năm 2012, 100% xã hoàn thành quy hoạch tổng thể XD NTM và tổ chức lễ công bố quy hoạch, niêm yết công khai bản vẽ quy hoạch tại các nơi công cộng theo quy định; 01 xã (Trà Bình) hoàn thành quy hoạch chi tiết: Quy hoạch khu trung tâm và các điểm dân cư tập trung, quy hoạch phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Có 9/9 xã đã ban hành quy chế quản lý quy hoạch và đã hoàn thành công tác cắm mốc theo quy hoạch.
Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung vào quy hoạch phát triển hạ tầng với mong muốn được đầu tư, chưa xem xét, cân nhắc đến nguồn lực thực hiện và tính khả thi của quy hoạch. Quy hoạch phát triển sản xuất mang tính chung chung, giống nhau, chưa làm rõ thế mạnh của mỗi địa phương, chưa định hướng phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và tính khả thi chưa cao.
Đề án XD NTM cấp xã còn nặng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ít chú trọng đến lĩnh vực sản xuất, môi trường, đời sống tinh thần, an ninh trật tự xã hội. Nhiều mục tiêu, hạng mục đề ra thiếu tính thực tiễn, chưa hợp lý, không có cơ sở nguồn lực đảm bảo và lộ trình phù hợp, chủ yếu trông chờ hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
2.3.4. Quản lý các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Thực trạng quản lý các tiêu chí XD NTM trên địa bàn huyện Trà Bồng phản ánh qua tình hình thực hiện 19 tiêu chí về nông thôn mới theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định 1980). Trong giai đoạn 2012-2017, huyện Trà Bồng đã nổ lực triển khai thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới, trong đó tập trung nguồn lực ưu tiên thực hiện các tiêu chí mềm, cần ít vốn như: Quy hoạch, thông tin truyền thông, hệ thống chính trị. Cụ thể việc thực hiện các tiêu chí XD NTM trên địa bàn huyện Trà Bồng trong