về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
Sự tác động của đặc điểm tự nhiên
Điều kiện tự nhiên không thuận lợi làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, kinh tế không phát triển… đã có nhiều tác động đến điều kiện sống của người dân, dẫn đến huy động nguồn lực xã hội tham gia vào XD NTM rất khó khăn. Mặt khác do địa lý không thuận lợi, nên thu hút nhà đầu tư ít, khó khăn trong việc xã hội hóa trong huy động vốn tham gia đầu tư hạ tầng, công trình phúc lợi xã hội … Chính vì vậy, nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình XD NTM nhằm mục đích đầu tư hạ tầng ở huyện Trà Bồng chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh.
Sự tác động của kinh tế - xã hội
Từ những khó khăn về kinh tế-xã hội nêu trên, nguồn thu ngân sách của huyện đạt thấp, vì vậy không có nguồn đầu tư tập trung cho XD NTM, không có nhiều nguồn đầu tư hạ tầng, xây dựng các chương trình kinh tế, chuyển đổi, tái cơ cấu sản xuất… đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận người dân nông thôn, miền núi còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, nhất là các xã vùng cao. Vì vậy, huy động vốn trong dân cũng như nguồn ngân sách địa phương đầu tư cho Chương trình gặp rất nhiều khó khăn. Trong các năm qua, Chính phủ đã ưu tiên phân bổ kinh phí từ nguồn trái phiếu Chính phủ về cho huyện để đầu tư. Nhưng theo quy định, phân bổ nguồn vốn này phải có nguồn vốn đối ứng của xã. Để có nguồn vốn đối ứng, xã phải phân chia theo đầu người trong từng hộ để thu, điều này làm gánh nặng của người dân tăng lên. Có những địa phương, do chưa làm tốt công tác vận động, nhiều người dân đã hiểu nhầm về ý nghĩa của Chương trình.
Từ khó khăn đó đã dẫn đến nhiều dự án đã được lập, phê duyệt nhưng không phân khai vốn được do thiếu vốn đối ứng đã làm chậm quá trình XD NTM.