Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 106 - 109)

tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn

Không phải chỉ khi phát động Chương trình MTQG về XD NTM việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn mới được quan tâm mà trước đó nhiều năm, nhất là tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCH TW khóa X đã khẳng định, đây là một trong những nhóm giải pháp quan trọng

nhằm phát triển toàn diện về nông nghiệp-nông dân-nông thôn, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, trong những năm tới, để chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Trà Bồng thì các cấp chính quyền, các ban, ngành chức năng cần tiếp tục ưu tiên thực hiện những giải pháp chủ yếu sau:

Giải pháp về xây dựng, nhân rộng một số mô hình kinh tế ở nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân

- Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất theo quy hoạch, thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập từ nguồn vốn Chương trình, tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình sản xuất lúa giống nguyên chủng, mô hình nuôi bò lai sinh sản, nuôi heo ky; mô hình trồng cây gỗ lớn, cây Thanh long ruột đỏ và cây dừa xiêm lùn ... đầu tư mô hình cơ giới hóa đồng ruộng bằng cách hỗ trợ mua máy băm, máy gặt đập liên hợp... tranh thủ từ các nguồn vốn khác để nâng cao thu nhập cho người dân như chương trình 135, giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, khuyến nông, ... các nguồn hỗ trợ khác từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Khi thực hiện các mô hình cần chú trọng đến tác động đối với phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Tập trung hỗ trợ đối với mô hình mới, mô hình có tính đột phá, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và có thể triển khai nhân rộng thành sản xuất hàng hóa lớn có thị trường tiêu thụ ổn định và phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Đồng thời phải tạo được sự gắn kết, mối liên hệ chặt chẽ giữa khâu sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và tiêu thụ hàng hóa nhằm tạo được sự phát triển ổn định và bền vững.

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ, phát triển sản xuất hàng hóa lớn

- Tiếp tục đẩy mạnh thành lập HTX tại các xã để nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp đỡ người dân trong cung cấp đầu vào, đầu ra trong sản xuất nông nghiệp, cung cấp các dịch vụ như phân bón, thuốc trừ sâu… hay cung cấp dịch vụ sản xuất áp dụng máy móc để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong vùng phát triển

nông nghiệp.

- Thành lập hội liên kết nông dân lại thành các tổ nhóm sản xuất sao cho dồn được đất đai tổ chức sản xuất lớn. Đưa người dân trở thành ông chủ trong sản xuất nông nghiệp.

- Thúc đẩy người dân đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa; hỗ trợ người dân về giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp để người dân sản xuất ra sản phẩm với chất lượng và năng suất cao nhất.

- Hỗ trợ người dân vay vốn để đầu tư xây dựng mô hình kinh tế trang trại, hỗ trợ đầu vào như: giống, các vật tư cần thiết; cử các chuyên gia về hướng dẫn sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế và đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ về thủ tục và lãi suất vay vốn đầu tư.

- Khuyến khích người dân thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vùng bằng các hỗ trợ về hạ tầng đất đai, vốn vay tín dụng để nâng cao thu nhập tạo cơ hội việc làm cho người dân trong vùng.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp gắn với đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm

- Thực hiện tốt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm gắn với các ngành, nghề các doanh nghiệp ở khu kinh tế Dung Quất, VSIP, Doosan vina, các khu công nghiệp trong tỉnh; đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với cung cấp nhân lực cho ngành nghề, làng nghề truyền thống, đào tạo gắn với nghề phát triển tiểu thủ công nghiệp; đào tạo gắn với vùng nguyên liệu, phát triển dịch vụ nông nghiệp trong các khâu như làm đất, tưới tiêu, bảo vệ thực vật.

- Tiếp tục đào tạo, tập huấn cho cán bộ tham gia XD NTM ở các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp xã; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với XD NTM. Xây dựng các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất bằng cách đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, đưa nhanh cơ

giới hóa vào các khâu trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu suất lao động; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; lựa chọn các giống mới đưa vào sản xuất nhằm tăng giá trị sản phẩm, hàng hóa; giảm thiểu tác hại đến môi trường trong quá trình nuôi, trồng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

-Tăng cường công tác QLNN đối với các cơ sở kinh doanh vật tư, sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan đến đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân nông thôn, hạn chế tình trạng cung cấp hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và đời sống của người dân nông thôn. Đồng thời, tăng cường quản lý nhằm đảm bảo gia tăng giá trị, đổi mới và phát triển hệ thống dịch vụ theo chuỗi giá trị sản phẩm về: giống, bảo vệ thực vật, thú ý, khuyến nông, kiểm tra chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Cần quan tâm đến công tác dự báo các dịch bệnh xảy ra trên cây trồng vật nuôi, xây dựng các giải pháp để kịp thời phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho sản xuất.

- Quy hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến một cách phù hợp và bền vững. Đặc biệt chú ý đến quy hoạch đối với cây quế, cây sắn, cây keo lai nhằm đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy tinh dầu quế, nhà máy tinh bột mỳ, nhà máy dăm nhưng không phá vỡ quy hoạch, không để người dân sản xuất không theo quy hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)