Công tác, phối hợp, giám sát, thanh tra giải quyết các khiếu nại,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tp HCM (Trang 60 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.6. Công tác, phối hợp, giám sát, thanh tra giải quyết các khiếu nại,

nại, tố cáo, tranh chấp xử lý vi phạm pháp luật về môi trường

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hồ Chí Minh lần thứ 10, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định việc giảm ô nhiễm môi trường, đột phá trong chỉnh trang đô thị là hai trong bảy chương trình đột phá của thành phố trong 5 năm tới. Thành phố sẽ tập trung mọi nguồn lực để giảm ô nhiễm môi trường, phát triển đô thị nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Tiếp nhận đơn thư khiếu nại của nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đã tiến hành thanh tra và đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm môi trường: Khi nghe người dân phản ánh, đích thân đồng chí Bí thư Thành ủy đã dẫn đầu

đoàn công tác của thành phố xuống kiểm tra tình trạng ô nhiễm của bãi rác Đông Thạnh, xã Đông Thạnh. Trong buổi làm việc với huyện Hóc Môn, người đứng đầu Đảng bộ thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố trong vòng hai năm phải đóng cửa hoàn toàn bãi rác; đồng thời chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế thành phố phải tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí cho toàn bộ người dân sống chung quanh khu vực bãi rác [7].

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, tính từ năm 2002 đến nay, thành phố đã di dời, đóng cửa, hoặc chuyển đổi ngành nghề được khoảng 1.402 cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các khu công nghiệp và vùng phụ cận. Qua 5 năm triển khai Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 - 2015, thành phố đã kiểm soát được khoảng 3.370 nguồn thải, 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường [7].

Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh các chương trình di dời nhà ven kênh rạch, xây lại các chung cư cũ đã xuống cấp, hư hỏng nặng nhằm hoàn thành dự án chỉnh trang đô thị. Tính đến nay, sau gần 10 năm thực hiện chương trình chỉnh trang đô thị, thành phố đã di dời và tổ chức lại cuộc sống cho hơn 36 nghìn hộ gia đình sống trên và ven kênh, rạch; hàng nghìn hộ gia đình sống tại các chung cư hư hỏng, xuống cấp; nhiều khu đô thị được chỉnh trang, nâng cấp hẻm, lắp đặt và nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước. Bộ mặt thành phố đã có nhiều đổi thay căn bản, không gian đô thị phát triển rộng hơn, nhiều khu đô thị mới mọc lên với nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu của người dân tốt hơn [7].

Trong chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 -2020, thành phố đặt ra mục tiêu sẽ thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường 100%

nước thải công nghiệp và nước thải y tế, 90% nguồn khí thải công nghiệp; giảm 90% mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt, giảm 70% mức độ ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông so với năm 2011; tiếp tục kiểm tra, giám sát, duy trì 100% số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp (có chủ đầu tư cơ sở hạ tầng) có hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống quan trắc nước thải tự động có đường truyền dữ liệu về cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường để kiểm tra, giám sát [7].

Việc xử lý vi phạm được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ, song thực tế đã thể hiện rõ những bất cấp giữa mức xử phạt theo quy định với mức kinh phí đầu tư để các doanh nghiệp thực hiện các quy định về môi trường. Chính điều này đã làm không ít các doanh nghiệp tiếp tục sai phạm và chịu xử phạt còn hơn phải bỏ tiền ra để thực hiện các quy định môi trường.

Đồng thời Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra việc xả thải của các cơ sở sản xuất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về xả thải. Cơ sở nào chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt buộc phải xây dựng; các doanh nghiệp hoạt động ngành nghề ô nhiễm, lưu lượng xả thải trên 1.000m³/ngày phải lắp đặt trạm quan trắc tự động và kết nối dữ liệu quan trắc về Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường để theo dõi, giám sát theo quy định.

Trong mối quan hệ phối hợp quản lý nhà nước về môi trường thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi trường thành phố, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất thành phố tiến hành các đợt thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về môi trường. Giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Phòng Cảnh sát môi trường thành phố cũng đã xây dựng quy chế phối hợp cụ thể để giúp

nâng cao chất lượng công tác quản lý quản lý nhà nước về môi trường thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tp HCM (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)