Nội dung quản lý nhà nước về trật tự đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 25 - 31)

Căn cứ vào quy định của pháp luật về từng ngành, lĩnh vực tương ứng để có thể rút ra nội dung QLNN về TTĐT.

1.2.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị

Nội dung QLNN về hoạt động xây dựng nói chung được quy định tại Điều 160 Luật Xây dựng 2014. Theo đó, có 12 nội dung sau đây: (i) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng

lực ngành xây dựng; (ii) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng; (iii) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng; (iv) Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng; (v) Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình; (vi) Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây dựng; (vii) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và x lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng; (viii) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về xây dựng; (ix) Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; (x) Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng; (xi) Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng; (xii) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.

Như vậy, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, các chủ thể QLNN về TTĐT thực hiện các nội dung QLNN về trật tự xây dựng đô thị phù hợp với thẩm quyền của mình. Theo quy định từ Điều 161 đến Điều 165 Luật Xây dựng 2014 thì các chủ thể sau đây được xác định có trách nhiệm trong công tác QLNN về xây dựng nói chung, TTXD đô thị nói riêng: Chính phủ; Bộ Xây dựng; UBND các cấp; Thanh tra xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng.

1.2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự giao thông đường bộ đô thị

Nội dung QLNN về trật tự giao thông đường bộ nói chung được quy định tại Điều 84 Luật Giao thông đường bộ 2008. Theo đó, có nội dung QLNN cụ thể như sau: (i) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về ATGT đường bộ; (ii) Ban hành và

tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông đường bộ; (iii) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ; (iv) Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; (v) Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ; (vi) Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; (vii) Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ; (viii) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông đường bộ; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật giao thông đường bộ; (ix) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; x lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; (x) Hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ.

Điều 85 và Điều 86 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các chủ thể có trách nhiệm trọng công tác QLNN về trật tự giao thông đường bộ, gồm: Chính phủ; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; UBND các cấp; Lực lượng thanh tra đường bộ; Lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ. Như vậy, căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật có liên quan, các chủ thể QLNN về trật tự giao thông đường bộ đô thị thực hiện các nội dung QLNN về trật tự giao thông đường bộ đô thị phù hợp với thẩm quyền của mình.

1.2.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự quảng cáo ngoài trời tại đô thị

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo được hiểu là việc s dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân. Khái niệm ngoài trời theo định nghĩa của từ điển tiếng việt được hiểu là ở khoảng trống, không mái che [71, tr.682]. Theo cách hiểu chung hiện nay quảng cáo ngoài trời là được hiểu là “out of home” (OOH), tức tất cả các loại

hình quảng cáo tác động đến người tiêu dùng khi họ bước ra bên ngoài ngôi nhà đang sống [80].

Nội dung QLNN về hoạt động quảng cáo nói chung được quy định tại Điều 4 Luật Quảng cáo 2012. Theo đó, gồm 08 nội dung sau: (i) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo; (ii) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo; (iii) Phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo; (iv) Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng cáo; (v) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động quảng cáo; (vi) Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động quảng cáo; (vii) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo; (viii) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và x lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo.

Theo quy định tại Điều 5 Luật Quảng cáo 2012 thì Chính phủ là cơ quan thống nhất QLNN về hoạt động quảng cáo. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về hoạt động quảng cáo. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện QLNN về hoạt động quảng cáo. UBND các cấp thực hiện QLNN về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền. Các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nêu trên trong hoạt động quảng cáo được hướng dẫn bởi Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

Như vậy, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật có liên quan quy định, các chủ thể QLNN có trách nhiệm theo quy định thực hiện các nội dung QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời tại đô thị phù hợp với thẩm quyền của mình.

1.2.3.4. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự thu gom, vận chuyển chất thải

Hiện nay không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể nội dung QLNN đối với chất thải rắn sinh hoạt. Thay vào đó, thông qua quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu có thể rút ra được các nội dung QLNN đối với chất thải rắn sinh hoạt nói chung, hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị nói riêng:

Điều 27 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó:

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: (i) Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị xác nhận, điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở x lý chất thải rắn sinh hoạt; (ii) Hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quản lý trong việc phân loại, lưu giữ, tập kết, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, tái s dụng, tái chế, đồng x lý, x lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt; yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với trường hợp không yêu cầu xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 12 Điều 21 Nghị định này và các trường hợp khác phát sinh trên thực tế; (iii) Tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt phục vụ công tác lập và triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo vệ môi trường; (iv) Tổ chức quản lý, kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; (v) Chủ trì và phối hợp với Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt, quản lý, khai thác, trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm: (i) Hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng cơ sở x lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy hoạch được phê duyệt; phương pháp lập, quản lý chi phí và phương pháp định giá dịch vụ x lý chất thải rắn sinh hoạt; (ii) Công bố định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và x lý chất thải rắn sinh hoạt; suất vốn đầu tư xây dựng cơ sở x lý chất thải rắn sinh hoạt; (iii) Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt,

quản lý, khai thác, trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định công nghệ x lý chất thải rắn sinh hoạt mới được nghiên cứu và áp dụng lần đầu ở Việt Nam.

Điều 28 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong QLNN về chất thải rắn sinh hoạt, gồm các trách nhiệm sau: (i) ổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, phân công, phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho UBND các cấp về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; (ii) Ban hành các quy định cụ thể về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích việc thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở x lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; (iii) Tổ chức chỉ đạo lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch x lý chất thải rắn, quy hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; lập kế hoạch hàng năm cho công tác thu gom, vận chuyển, x lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; (iv) Xây dựng mức thu phí vệ sinh cho các đối tượng hộ gia đình, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; (v) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, thời điểm báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo; (vi) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, x lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn trên địa bàn.

Như vậy, căn cứ vào các quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác QLNN về chất thải rắn sinh hoạt, có thể thấy các cơ quan nhà nước theo thẩm quyền của mình thực hiện các nội dung QLNN đối với hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)