Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 81 - 87)

2.3.2.1. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Bên cạnh một số thành tựu đã nêu, công tác QLNN về TTXD trên địa bàn thị xã Thuận An còn tồn tại nhiều hạn chế, mà nguyên nhân của các hạn chế này chủ yếu đến từ các yếu tố tác động đến QLNN về TTXD trên địa bàn Thị xã đã trình bày tại mục 2.2. của luận văn. Dưới đây chỉ ra một số hạn chế cơ bản trong công tác QLNN về TTXD trên địa bàn Thị xã:

Thứ nhất, công tác quản lý mới chỉ chú trong khâu tiềm kiểm mà chưa chú trọng

đến khâu hậu kiểm, tức là kiểm tra việc chấp hành pháp luật về xây dựng của các công trình xây dựng trên địa bàn. Thực trạng này dẫn đến tình trạng sai phạm trong hoạt động xây dựng diễn ra thường xuyên và phổ biến trên địa bàn Thị xã, kiến trúc và cảnh quan của một đô thị văn minh theo quy hoạch bị phá vỡ ở nhiều nơi do tình trạng vi

phạm của người dân. Nguyên nhân của hạn chế vừa nêu ngoài các nguyên nhân đã trình bày, còn bắt nguồn từ nhận thức của lãnh đạo UBND thị xã và lãnh đạo Phòng QLĐT thị xã khi chưa xem công tác hậu kiểm là công tác quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với hiệu lực và hiệu quả QLNN về TTXD.

Thứ hai, các đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000 có chất lượng chưa

cao, phải thường xuyên điều chỉnh. Trong khi đó, các đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 chỉ mới được lập tại một số khu vực trên địa bàn Thị xã. Nói cách khác, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 chưa được lập cho tất cả các khu vực trên địa bàn Thị xã, tỷ lệ phủ của quy hoạch 1/500 còn rất thấp. Thực trạng vừa nêu dẫn đến hoạt động quản lý TTXD chưa đảm bảo tính đồng bộ, tính thống nhất và tính cụ thể. Hoạt động quản lý chưa thể vươn tới các công trình cụ thể trong từng khu vực riêng biệt để đảm bảo kiến trúc và cảnh quan văn minh, hiện đại cho Thị xã. Dẫn đến một tình trạng một đô thị có nhiều khu vực nhếch nhác, các công trình xây dựng được sắp xếp lộn xộn. Thực trạng này xuất phát các nguyên nhân đã nêu, trong đó đáng kể nhất là năng lực lập, thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng của Phòng QLĐT còn chưa cao, chưa theo kịp đà phát triển của thị xã.

Thứ ba, đối với những công trình xây dựng sai phạm đã bị phát hiện, tình trạng

x lý vẫn chưa nghiêm, chưa đảm bảo tính răn đe khi hàng loạt công trình sai phạm được tồn tại sau x phạt, đặc biệt đối với các công trình xây dựng không ph p. Đối với những công trình đã buộc tháo dỡ vẫn xảy ra tình trạng không chấp hành quyết định của chủ thể vi phạm. Tuy nhiên, thị xã chưa có biện pháp mạnh và quyết liệt để x lý các trường hợp này. Tình trạng vừa nêu dẫn đến hoạt động x phạt chưa đảm bảo tính răn đe cao đối với xã hội, xuất hiện tình trạng chấp nhận nộp tiền phạt nếu bị phát hiện và x lý để công trình được tồn tại. Điều này làm giảm hiệu lực QLNN về TTXD. Nguyên nhân của hạn chế vừa nêu chủ yếu xuất phát từ sự thiếu quyết liệt của các chủ thể có thẩm quyền, đồng thời lực lượng đảm bảo chấp hành các quyết định chưa được đảm bảo và cũng chưa được quan tâm.

2.3.2.2. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông

Qua tìm hiểu cho thấy công tác QLNN về trật tự giao thông trên địa bàn thị xã Thuận An có một số hạn chế cơ bản sau:

Thứ nhất, công tác lập lại trật tự vỉa hẻ, x lý các trường hợp lấn, chiếm vỉa hè

không được thực hiện thường xuyên, chưa được quan tâm đúng mức, việc thực hiện thiếu quyết liệt và không có những giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài. Thực trạng vừa nêu dẫn đến trong nhiều năm qua vỉa hè trên địa bàn thị xã Thuận An bị lấn chiếm để s dụng vào nhiều mục đích khác nhau, ảnh hưởng đến ATGT khi người đi bộ phải đi xuống lòng đường chung với xe cơ giới, cản trở dòng xe lưu thông gây ra tình trạng ùn tắc trên nhiều tuyến đường. Tình trạng lộn xộn, bất quy tắc khi s dụng vỉa hè với nhiều mục đích khác nhau, tình trạng xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị, tác động không nhỏ đến cảnh quan chung và hình ảnh của Thị xã. Nguyên nhân của tình trạng vừa nêu xuất phát từ việc chính quyền thị xã Thuận An thiếu nhân sự thường xuyên cho hoạt động lập lại trật tự vỉa hè. Đồng thời, việc UBND tỉnh Bình Dương chưa ban hành văn bản quy định về việc quản lý, s dụng vỉa hè, lòng đường, bảo vệ mỹ quan và TTĐT trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cộng với ý thức của người dân thị xã trong vấn đề đảm bảo trật tự vỉa hè, lòng đường còn thấp cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý trật tự vỉa hè trên địa bàn Thị xã còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, việc x lý những người lấn, chiếm vỉa hè rất khó khăn, vì những người lấn, chiếm vỉa hè thường là người có điều kiện kinh tế thấp, nên công tác kiểm tra, x lý nếu có cũng chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, mà rất ít khi x phạt, nên tình trạng lấn, chiếm vỉa hè vì thế càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thứ hai, công tác duy tu, s a chữa, bảo dưỡng hệ thống đường trên địa bàn Thị

xã tuy đã được chính quyền thị xã quan tâm thực hiện, nhưng chưa đủ bao quát, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của tình hình giao thông. Các cung đường có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, đặc biệt là xe tải, container... không được quan tâm bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến tình trạng hư hỏng, nứt vỡ, sụt lún đường trong

thời gian dài nhưng chậm được khắc phục, gây nên tình trạng nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Hệ thống dải phân cách cố định phân cách các làn xe cơ giới tại các tuyến đường xung quanh các khu công nghiệp chưa được quan tâm đầu tư, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống sơn, vạch, biển báo giao thông hư hỏng, mất mát nhưng chưa chậm được thay mới, s a chữa... Ngoài ra, hệ thống vỉa hè trên rất nhiều tuyến đường đông dân cư chưa được quan tâm đầu tư lát gạch, sơn vạch, lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trồng cây xanh... Nguyên nhân dẫn đến thực trạng vừa nêu chủ yếu xuất phát từ việc thiếu nhân sự và thiếu kinh phí cho hoạt động duy tu, bảo dưỡng, s a chữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trên địa bàn Thị xã.

Thứ ba, việc huy động người dân tham gia vào công tác quản lý trật tự ATGT trên địa bàn thị xã Thuận An chưa được quan tâm. Như đã đề cập, công tác đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn Thị xã dường như chỉ là hành động đơn phương từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người dân không quan tâm, thờ ơ, thậm chí cản trở, chống đối hoạt động thi hành công vụ của người có thẩm quyền. Đây thật sự là một vấn đề lớn, phức tạp, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân vượt quá khả năng giải quyết của chính quyền thị xã. Nhưng có thể thấy một nguyên nhân bắt nguồn từ hoạt động của chính quyền thị xã, đó là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT cho người dân trên địa bàn Thị xã còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp, chưa sâu rộng và chưa tác động được vào lợi ích và ý thức của người dân.

2.3.2.3. Quản lý nhà nước về trật tự quảng cáo ngoài trời

Thực tiễn cho thấy hoạt động QLNN về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thị xã Thuận An có những hạn chế cơ bản sau:

Thứ nhất, các chủ thể QLNN gần như “bất lực” trước tình hình sai phạm trong hoạt động quảng cáo rao vặt. Nguyên nhân của hạn chế này bắt nguồn từ sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đã nêu. Ngoài ra còn thiếu phương án và sự quyết liệt từ phía Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Thuận An.

Thứ hai, các chủ thể QLNN gần như “buông lỏng” sự quản lý đối với các bảng quảng cáo, băng rôn và biểu hiệu trên địa bàn. Tình trạng phổ biến là bảng, biển quảng cáo vi phạm lấn, chiếm vỉa hè trở thành phổ biến, tác động tiêu cực đến tình hình trật tự ATGT và mỹ quan đô thị trên địa bàn Thị xã. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố tác động đã nêu tại mục 2.4.4 của luận văn và sự thiếu quyết liệt từ phía Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong Chương 2 luận văn đã trình bày khái quát các thông tin cơ bản về thị xã Thuận An. Đồng thời, luận văn tập trung trình bày và phân tích thực trạng QLNN về TTĐT trên địa bàn thị xã Thuận An trên 03 lĩnh vực, gồm: (i) QLNN về TTXD; (ii) QLNN về trật tự ATGT đường bộ; (iii) QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời. Việc phân tích 03 lĩnh vực quản lý nêu trên tập trung vào 05 vấn đề, gồm: Tình hình chấp hành pháp luật của các đối tượng quản lý; chủ thể QLNN; kết quả hoạt động QLNN; tình hình các yếu tố tác động đến QLNN; nhận x t, đánh giá hoạt động QLNN. Kết quả phân tích cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật trong 03 lĩnh vực quản lý TTĐT trên địa bàn thị xã Thuận An diễn ra tương đối phổ biến, cho thấy hoạt động QLNN về TTĐT trên địa bàn Thị xã chưa đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra phổ biến trong 03 lĩnh vực nghiên cứu gồm: (i) Sự phát triển quá nhanh của các đối tượng quản lý đã vượt quá năng lực quản lý của các chủ thể quản lý trên địa bàn; (ii) Thái độ thờ ơ, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao của người dân trên địa bàn.

CHƢƠNG 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)