Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị trên địa bàn thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 92)

thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị

Dựa trên những hạn chế trong một số quy định của pháp luật liên quan đến QLNN về TTĐT đã nêu trong Chương 2, mục này kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN về TTĐT:

3.2.1.1. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Thứ nhất, cần bổ sung thêm quy định về nội dung giấy phép xây dựng nhà ở đối

với khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào Điều 90 Luật Xây dựng 2014. Theo đó, đối với các nhà ở thuộc khu vực có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng thì trong nội dung giấy phép xây dựng không bắt buộc phải có thông tin về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng.

Thứ hai, bổ sung vào khoản 1 Điều 30 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định

x phạt chủ đầu tư hoặc bên thi công (nếu bên thi công thực hiện thi công xây dựng toàn bộ công trình, hoặc tuy không thi công xây dựng toàn bộ công trình nhưng có trách nhiệm che chắn, không để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh, để vật liệu xây dựng đúng nơi quy định) khi có hành vi thi công xây dựng không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định.

Thứ ba, Luật Xây dựng 2014 cần bổ sung thêm quy định làm rõ sự khác biệt giữa quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Đồng thời, cũng cần bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cho tất cả các khu vực được xác định là đất phi nông nghiệp tại các đô thị. Theo đó, cần thống nhất quan điểm khi xây dựng quy định làm rõ nội dung của hai loại quy hoạch nêu trên như sau: (i) Nội dung quan trọng trong đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 là xác định mạng lưới đường và quy hoạch s dụng đất. Quy hoạch s dụng đất phải chỉ ra được các ô phố với các chức năng s dụng khác nhau, trong đó thể hiện rất rõ các chỉ tiêu của ô phố như diện tích ô đất, mật độ xây dựng, hệ số s dụng đất, tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu, chỉ giới đường đỏ, sơ bộ xác định chỉ giới xây dựng (khoảng lùi) của công trình. Tức là tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan của đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 chỉ mang tính định hướng, gợi ý bởi vì ở giai đoạn này chưa có thiết kế cơ sở cho các công trình kiến trúc, cho nên chưa xác định thật cụ thểvà chính xác thiết kế của các công trình kiến trúc; (ii) Nội dung quan trọng trong đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 là những công trình có thiết kế cơ sở, có nghĩa là có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một thiết kế công trình như hình dáng, mặt bẳng công trình với đầy đủ kích thước công trình, nội dung các phòng, các bộ phận của công trình, vị trí ra vào lối của công trình, từ đó xác định được mối quan hệ giữa công trình với các yếu tố bên ngoài như sân vườn, đường đi.

Thứ tư, Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV nên xây dựng một số tiêu chí liên quan đến diện tích, quy mô dân số, mật đô xây dựng tại các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để cho phép UBND quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập Đội quản lý TTXD (hoặc Đội quản lý TTĐT) trực thuộc Phòng QLĐT để thực hiện chức năng kiểm tra, phát hiện, ngặn chặn và x lý hoặc tham mưu cho người có thẩm quyền x lý kịp thời các sai phạm xảy ra trong hoạt động xây dựng trên địa bàn. Nhân sự của Đội quản lý trật tự có thể được hình thành bằng việc giao kết hợp đồng lao động

giữa UBND quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh với người lao động, lượng thỏa thuận, quỹ lương nằm trong dự toán ngân sách hàng năm của Phòng QLĐT, và có thể được đảm bảo một phần hoặc toàn bộ từ số tiền phạt trong lĩnh vực TTXD thu được hàng năm.

Thứ năm, nên s a đổi khoản 2 Điều 77 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP cho phù

hợp với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Luật X lý vi phạm hành chính 2012. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ có thẩm quyền phạt tiền tối đa đến 50 triệu đồng trong lĩnh vực xây dựng.

3.2.1.2. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ Thứ nhất, cần s a khoản 6 Điều 125 Luật x lý vi phạm hành chính 2012 theo hướng quy định đối với một số hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao, được phép tạm giữ hai loại giấy tờ là Giấy phép lái xe và giấy tờ của phương tiện vi phạm để hạn chế tình trạng người vi phạm bỏ giấy tờ, không đến thi hành quyết định x phạt. Đồng thời cẩn s a khoản 9 Điều 125 Luật x lý vi phạm hành chính theo hướng khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm cho việc x phạt trong lĩnh vực trật tự ATGT thì không phải lập biên bản riêng, thay vào đó chỉ cần ghi trong biên bản vi phạm hành chính. Ngoài ra, Luật x lý vi phạm hành chính cũng cần bổ sung thêm quy định về tài liệu, trình tự, thủ tục chứng minh vi phạm hành chính.

Thứ hai, cần nghiên cứu để tăng mức x phạt tiền đối với hành vi chở hàng vượt

trọng tải cho phép của các phương tiện vận tải đường bộ được quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP. Theo đó, hiện nay mức phạt tối đa cho hành vi này bất kể khối lượng vượt trong tải cho phép là bao nhiêu chỉ là 12 triệu đồng. Mức phạt này không đủ sức răn đe đối với người chủ và người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà việc phát hiện các hành vi sai phạm là rất thấp do lực lượng chức năng quá mỏng về số lượng. Cụ thể mức phạt nên được xác định dựa trên khối lượng hàng hóa vận chuyển vượt tải trọng cho phép, không khống chế mức tối đa như hiện nay.

3.2.1.3. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về trật tự vỉa hè

Căn cứ vào thẩm quyền của mình, đồng thời căn cứ vào Luật Xây dựng 2014, Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/09/2013 của Chính phủ s a đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP... UBND tỉnh Bình Dương cần ban hành một văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc quản lý và s dụng vỉa hè trên địa bàn tỉnh Bình Dường để làm cơ sở pháp lý cụ thể cho hoạt động quản lý trật tự vỉa hè tại các đô thị trên địa bàn tỉnh. Theo đó, nội dung của văn bản này cần có quan điểm thống nhất ở việc xác định các chức năng của vỉa hè. Theo đó, vỉa hè nên có ít nhất 04 chức năng sau: (i) Chức năng đảm bảo ATGT cho người đi bộ; (ii) Không gian bố trí hệ thống cây xanh, hạ tầng kỹ thuật đô thị; (iii) Không gian sinh hoạt cộng đồng; (iv) Không gian diễn ra các hoạt động kinh tế. Nếu chỉ hiểu đơn giản vỉa hè là không gian dành cho người đi bộ và lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật có thể sẽ tạo ra sự xung đột không đáng có trong xã hội. Vì đặc thù vỉa hè ở các đô thị Việt Nam nói chung là hẹp và đô thị trên địa bàn Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ, do đó cần xác thứ tự ưu tiên của các hoạt động trên vỉa hè, cụ thể thứ tự ưu tiên nên giảm dần như sau: (i) Người đi bộ; (ii) Lắp đặt hệ thống cây xanh và hạ tầng kỹ thuật; (iii) Để xe tự quản trước nhà; (iv) Trưng bày hàng hóa, bàn ghế phục vụ nhu cầu ăn, uống; (v) Hàng rong.

Các nội dung cụ thể của vấn đề quản lý và s dụng vỉa hè cần giải quyết bao gồm:

Thứ nhất, xác định các đoạn đường được phép s dụng tạm thời ngoài mục đích

giao thông. Theo đó, có nhiều tuyến đường có vỉa hè rộng nên có thể cho phép s dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông. Làm như vậy sẽ đảm bảo sự hài hòa nhu cầu của nhiều đối tượng có nhu cầu s dụng vỉa hè. UBND cấp huyện căn cứ vào hiện trạng s dụng, đặc thù, tính chất của đoạn đường và của khu vực, lưu lượng giao thông để xác định các tuyến đường cho phép, hạn chế theo giờ và cấm các hoạt động tạm thời trên vỉa hè. Phân định rõ ràng khu vực s dụng tạm thời qua thiết kế, kẻ vạch.

Thứ hai, xác định không gian cho các hoạt động hàng rong. Hàng rong hiện hoạt động tại nhiều tuyến đường và rõ ràng là đối tượng không thể loại bỏ. Do đó, việc sắp xếp lại các hoạt động hàng rong để đảm bảo trật tự vỉa hè, lòng đường nhằm đảm bảo ATGT và cảnh quan đô thị là điều cần thiết. Theo đó, UBND cấp huyện xác định những tuyến đường được kinh doanh hàng rong. Những khu vực vỉa hè không đủ điều kiện bố trí hàng rong, có thể xem xét bố trí tại các không gian công cộng khác, cụ thể: (i) Đường giao thông có lưu lượng trung bình trong giờ cao điểm, có thể cấm xe cơ giới vào thời điểm nhất định và phân luồng giao thông qua tuyến khác; (ii) Chợ hiện hữu không vào giờ cao điểm có thể s dụng cho hàng rong theo điều kiện về thời gian; (iii) Không gian công cộng khác như sân chơi, công viên, vườn hoa, khu vực đất công còn trống quanh các khu công nghiệp hoặc các công ty có nhiều công nhân có thể chuyển thành khu vực hàng rong vào thời điểm cố định trong ngày.

Thứ ba, quy định việc trưng bày hàng hóa, bàn ăn trên vỉa hè. Thực trạng hiện

nay cho thấy việc trưng bày hàng hóa, bàn ăn trên vỉa hè là nhu cầu của các của hàng mặt tiền. Việc trưng bày hàng hóa, biển quảng cáo trên vỉa hè trong trường hợp không cản trở người đi bộ sẽ giúp c a hàng tiếp cận khách hàng tốt hơn, giúp tăng doanh thu. Bên cạnh đó còn làm sinh động cảnh quan đường phố. Tuy nhiên, việc trưng bày hàng hóa, bàn ăn trên vỉa hè hiện rất lộn xộn, mất mỹ quan đường phố. Do đó, cần có quy định cho việc trưng bày hàng hóa và bàn ăn trên vỉa hè để tạo cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát trật tự vỉa hè.

3.2.1.4. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về trật tự quảng cáo ngoài trời Thứ nhất, cẩn s a đổi, bổ sung một số quy định hiện hành của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời. Cụ thể:

Một là, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần điều chỉnh diện tích tối đa của bảng quảng cáo trong khuôn viên đô thị, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe, bãi đỗ xe. Theo đó, nên quy định tùy thuộc vào địa hình và từng khu vực cụ thể mà diện tích bảng cáo tối đa trong khuôn viên đô thị, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà

ga, sân bay, bến xe, bãi đỗ xe không quá 80 m2. Đồng thời, cũng quy định trong khuôn viên các khu công nghiệp được phép lặt đặt bảng quảng cáo tấm lớn.

Hai là, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần điều chỉnh quy định về khoảng cách tối thiểu tính từ m p đường đến cạnh gần đường nhất của bảng quảng cáo hai bên các tuyến đường đô thị. Theo đó, khoảng cách tối thiểu này nên được xác định tùy thuộc vào chiều rộng của vỉa hè hoặc khoảng cách từ m p đường đến chỉ giới đường đỏ, tức là khoảng cách tối thiểu tính từ m p đường đến cạnh gần đường nhất của bảng quảng cáo bằng với khoảng cách từ m p đường đến mép tiếp giáp nhà bên trong vỉa hè hoặc mốc chỉ giới đường đỏ.

Ba là, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần điều chỉnh quy định về yêu cầu đối với bảng quảng cáo ngang đặt tại mặt tiền công trình/nhà ở. Theo đó, mỗi tầng chỉ được đặt một bảng quảng cáo, chiều cao tối đa của bảng quảng cáo bằng với chiều cao của tầng đặt quảng cáo. Tuy nhiên việc lắp đặt bảng quảng cáo cần đảm bảo không che chắn lối thoát hiểm (nếu có). Ví trị lắp đặt là ốp sát vào ban công, m p dưới bảng trùng với mép dưới của sàn ban công hoặc mái hiên. Trong trường hợp không có ban công thì ốp sát vào mặt tường, m p dưới bảng trùng với m p dưới của tầng lắp đặt bảng quảng cáo.

Bốn là, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần điều chỉnh quy định về bảng quảng cáo treo, gắn, ốp vào mặt tường bên công trình/nhà. Theo đó, bảng quảng cáo có chiều cao tối đa 10 m, chiều dài không vượt quá dưới hạn mặt bên công trình tại vị trí đặt bảng; số lượng và vị trí bảng quảng cáo tùy thuộc vào điều kiện thực tế và địa hình cụ thể của khu vực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và chấp thuận; đối với công trình có chiều cao từ 04 tầng trở xuống, chiều cao của bảng quảng cáo không được nhô lên quá sàn mái 1,5 m; đối với công trình/nhà ở từ 05 tầng trở lên, toàn bộ diện tích bảng quảng cáo phải gắn/ốp vào mặt bên cồng trình/nhà ở.

Năm là, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần s a đổi mục 2.5.2 theo hướng nhấn mạnh băng-rôn dọc (phướn, cờ đuôi nheo) chỉ được treo tại các vị trí được xác định trong quy hoạch quảng cáo ngoài trời tùy thuộc vào từng địa phương, nhưng không

được trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng. Băng- rôn dọc (phướn, cờ đuôi nheo) phải được định vị cố định phía trên và phía dưới.

Sáu là, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Quảng cáo 2012. Theo đó, cần khẳng định không được đặt biển hiệu trên vỉa hè. Đối với quy định cho ph p đặt biển hiệu trên vỉa hè, lề đường trong phạm vi cho phép s dụng tạm thời (ngoài mục đích giao thông) thì cần có quy định cụ thể đó là những trường hợp nào, tránh trường hợp bị lạm dụng như hiện nay dẫn đến vỉa hè bị lấn chiếm bởi các biển hiệu của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh khiến cho người đi bộ không còn lối đi và buộc phải đi xuống lòng đường ở nhiều nơi như hiện nay.

Bảy là, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần có quy định rõ ràng đối với việc lắp đặt biển hiệu trong trường hợp biển hiệu được gắn, ốp vào mặt tiền công trình/nhà. Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần xác định rõ số lượng, vị trí lắp đặt hoặc treo, gắn biểu hiệu trước công trình/nhà. Về số lượng, chỉ nên quy định một nơi sản xuất, kinh doanh tùy vào diện tích mặt tiền, vị trí cụ thể có không quá 01 biển hiệu ngang và 02 biển hiệu dọc. Về vị trí và cách thức lắp đặt nên quy định tương tự bảng quảng cáo đặt tại mặt tiền công trình/nhà ở riêng lẻ.

Thứ hai, đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo tại nơi công cộng:

Một là, nên s a đổi, bổ sung quy định tại khoản 16 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 như sau: Cấm thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng; Cấm thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên các công trình, vật thể công cộng khác nếu chưa được sự cho phép của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật hoặc theo ủy quyền có trách nhiệm quản lý, bảo vệ các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)