Thị xã Thuận An [70, tr.09-10] nằm ở phía Nam tỉnh Bình Dương, là đô thị loại III, có 10 đơn vị hành chính cấp xã gồm 9 phường và 1 xã với tổng diện tích tự nhiên 8.371,2 ha, chiếm 3,11% diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương. Thị xã Thuận An phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên; phía Nam giáp quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh; phía Đông giáp thị xã Dĩ An; phía Tây giáp sông Sài Gòn và bên kia sông là Quận 12 - Thành phố Hồ Chí Minh. Thị xã Thuận An là đô thị đông dân nhất của tỉnh Bình Dương, đồng thời là thị xã có quy mô dân số lớn nhất Việt Nam. Dân số thị xã Thuận An theo niên giám thống kê tính đến ngày 01/10/2015 là 480.320 người, gồm dân số thường trú 150.127 người, tạm trú từ 6 tháng trở lên 31.392 người và tạm trú dưới 6 tháng là 298.261 người. Dân số khu vực nội thị có tốc độ tăng trưởng khá lớn, mức tăng dân số bình quân giai đoạn 2013-2016 là 3,02%. Bình Dương hàng năm thu hút lao động cho các khu công nghiệp, chủ yếu tập trung tại thị xã Thuận An, nên theo tính toán sơ bộ tỷ lệ tăng dân số cơ học trung bình trong những năm qua của thị xã khoảng 3-4%/năm, tức là mỗi năm dân số của thị xã tăng trung bình khoảng 1-2 vạn người do nhập cư. Mật độ dân số trên diện tích tự nhiên là 4.516 người/km2.
Trong những năm qua, quy mô nền kinh tế thị xã liên tục tăng trưởng nhanh. Quy mô nền kinh tế của Thị xã năm 2016 đạt gần 40.000 tỷ đồng [66, tr.01]. Năm 2016, cơ cấu kinh tế của thị xã về ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất (70,54%), đến các ngành dịch vụ (29,19%) và nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất (0,27%). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hàng năm đều tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian qua, là một trong những địa phương có số thu ngân sách đạt mức cao của tỉnh Bình Dương. Tổng thu năm 2015 đạt khoảng
5.328,767 tỷ đồng, năm 2016 đạt khoảng 5.923 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách trên địa bàn thị xã Thuận An năm 2015 là 1.043,277 tỷ đồng, năm 2016 là 1.286 tỷ đồng [70, tr.12-13]. Toàn thị xã hiện có 03 khu công nghiệp (VSIP 1 (Việt Nam - Singapore 1), Việt Hương, Đồng An) và 02 cụm công nghiệp tập trung (An Phú, An Thạnh), thu hút gần 3.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 500 doanh nghiệp [70, tr.09-10].
Thực trạng các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Thuận An đã có tác động mạnh đến công tác QLNN về TTĐT trên địa bàn thị xã. Cụ thể:
Thứ nhất, đối với công tác QLNN về TTXD: Thuận An là đô thị có tốc độ phát
triển kinh tế ở mức cao, trung bình trên 18%/năm, tổng thu ngân sách trong những năm gần đây đạt trên 5.000 tỷ đồng/năm, trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm trên 70%, ngành nông nghiệp chiếm chưa đến 0,3%. Diện tích tự nhiên của Thị xã chỉ đạt 8.371,2 ha, nhưng tập trung tới 03 khu công nghiệp và 02 cụm công nghiệp lớn với trên 3.000 doanh nghiệp hoạt động. Do đó, tuy diện tích nhỏ, nhưng dân số của Thị xã đã đạt trên 500.000 người, trong đó chủ yếu là người nhập cư từ các tỉnh đến để tìm kiếm việc làm, mật độ dân số đạt khoảng 5.000 người/1 km2. Tình hình nêu trên đã làm phát sinh nhu cầu rất lớn về nhà ở và các các công trình phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân sinh sống hoặc hoạt động kinh tế trên địa bàn Thị xã. Nhu cầu nhà ở quá lớn dẫn đến phát sinh hiện tượng tách th a, phân lô bán nền, xây dựng nhà ở để mua đi bán lại không theo quy hoạch, xây dựng nhà (bao gồm nhà trọ cho công nhân thuê) trái ph p trên đất nông nghiệp hoặc lấn chiếm vỉa hè, lấn chiếm đất công, cơi nới công trình, xây sai diện tích, sai số tầng cho phép... diễn ra thường xuyên với số lượng lớn bất chấp quy định của pháp luật và quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Do đó, sự phát triển của thị xã Thuận An theo hướng phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ đòi hỏi số lượng lớn nhân công đã tạo ra áp lức rất lớn lên hệ thống hạ tầng xã hội của Thị xã, đặc biệt là nhà ở đã khiến cho giá nhà đất tăng liên tục và ở mức cao dẫn đến tình trạng xây dựng không phép, sai phép
nhiều về số lượng và phức tạp về nội dung vụ việc, đặt ra gánh nặng quản lý rất lớn cho UBND thị xã và Phòng QLĐT thị xã Thuận An. Tất nhiên, kinh tế phát triển, thu ngân sách hàng năm lớn cũng giúp cho Thị xã có được nguồn lực phục cho cho công tác xây dựng quy hoạch chi tiết xây dựng, đặc biệt là quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500, cũng như đầu tư cho hệ thống hạ tầng xã hội của Thị xã, chẳng hạn như nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội...
Thứ hai, đối với công tác QLNN về trật tự ATGT đường bộ: Là địa bàn của nhiều
khu, cụm công nghiệp, giáp ranh với nhiều khu công nghiệp của các địa phương khác (chẳng hạn khu công nghiệp Sóng Thần của thị xã Dĩ An), lại có quy mô dân số lớn và nằm trên nhiều tuyến giao thông huyết mạch của khu vực Đông Nam Bộ, nên số lượng phương tiện giao thông tham gia lưu thông trên các tuyến đường của Thị xã rất lớn, đặc biệt là các phương tiện vận tải hàng hóa cho các khu công nghiệp. Theo thống kê đến hết năm 2017 riêng số lượng xe mô tô 02 bánh trên địa bàn Thị xã đã đạt trên 126.000 phương tiện [8, tr.07]. Với lưu lượng và mật độ phương tiện giao thông tham giao lưu thông quá lớn, đặc biệt là các ô tô tải, đầu k o, container... đã vượt quá năng lực đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ trên địa bàn Thị xã, cũng như vượt quá năng lực quản lý của chủ thể QLNN về trật tự giao thông đường bộ trên địa bàn, đặc biệt là lực lượng công an giao thông khi tạo ra một áp lực công việc quá lớn.
Là địa bàn có quy mô dân số lớn, thu hút nhiều lao động nhập cư từ các tỉnh, nên nhu cầu tiêu dùng đối với các loại hàng hóa, dịch vụ là rất lớn, đặc biệt là lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày. Trước thực tế đó Thi xã Thuận An đã quy hoạch và xây dựng nhiều điểm chợ, siêu thị trên địa bàn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều lý do, trong đó do tâm lý, sự tiện lợi, giá cả phù hợp với thu nhập của công nhân và vì lý do mưu sinh của nhiều người dân, đặc biệt là những người nhập cư mà trên địa bàn Thị xã thường xuyên xả ra tình trạng lấn, chiếm vỉa hè, thậm chí là lòng đường để hình thành các chợ cóc, chợ tạm và buôn bán rau, củ quả, trái cây... trên các xe đẩy dọc các tuyến đường có đông công
nhân qua lại hoặc sinh sống. Thực trạng nêu trên dẫn đến tình trạng kẹt xe cục bộ tại nhiều tuyến đường vào các giờ cao điểm do vỉa hè và một phần lòng đường bị lấn chiếm phục vụ cho hoạt động của buôn bán.
Thứ ba, đối với công tác QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời: Kinh tế của thị
xã Thuận An phát triển nhanh, quy mô dân số lớn, do đó các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán trên địa bàn thị xã Thuận An diễn ra tấp nập. Điều đó tất yếu dẫn đến phát sinh nhu cầu quảng cáo từ những người thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, vì đa số là các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, hoặc các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với số vốn ít nên không thể đủ chi phí để quảng cáo trên tivi, radio hoặc trên báo mạng, báo in. Thay vào đó, việc quảng cáo thông qua các phương tiện quảng cáo ngoài trời như bảng quảng cáo, biển hiệu, băng rôn... hoặc thậm chí là thông qua tờ rơi, áp phích quảng cáo với chi phí ít, khả năng tác động đến khách hàng cũng rất cao đã trở thành sự lựa chọn của đa số những người sản xuất, kinh doanh, buôn bán trên địa bàn Thị xã. Từ đó tất yếu dẫn đến sự phát triển mạnh của hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Thị xã. Thực trạng này đã dẫn đến áp lực lớn cho công tác QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời đối với các chủ thể QLNN trên địa bàn. Chỉ tính riêng hoạt động quảng cáo rao vặt, nếu quan sát cũng có thể thấy các chủ thể QLNN đã “bất lực” trước hoạt động này vì số lượng và tần suất quảng cáo quá lớn. Đối với các bảng quảng cáo, biển hiệu vì quá nhiều và quy định của pháp luật cũng không rõ ràng dẫn đến hầu như không thể x lý hết được các sai phạm.
2.2.2. Năng lực quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị của các chủ thể quản lý nhà nƣớc trên địa bàn thị xã Thuận An
Dưới đây trình bày và phân tích năng lực QLNN về TTĐT của các chủ thể QLNN trên địa bàn thị xã Thuận An theo ba nhóm lĩnh vực quản lý TTĐT như đã trình bày trong mục 2.1 của luận văn:
Thứ nhất, năng lực QLNN về TTXD: UBND thị xã và Phòng QLĐT thị xã đã có
mang lại nhiều kết quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy năng lực QLNN về TTXD của UBND thị xã và Phòng QLĐT còn tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả hoạt động QLNN về TTXD trên địa bàn Thị xã. Cụ thể: (i) Nhân sự thực hiện nhiệm vụ QLNN về TTXD trên địa bàn quá ít. Theo đó, Phòng QLĐT thực hiện trên 20 nhiệm vụ, trong đó tham mưu, giúp UBND QLNN về hoạt động xây dựng chỉ là một trong các nhiệm vụ đó, nhưng tổng nhân sự của Phòng chỉ có 15 người. Với số lượng quá ít như vậy, còn phải phân bổ cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng khối lượng công việc quá lớn, chỉ riêng việc thẩm định trung bình mỗi năm khoảng 3.500 hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đã cho thấy khối lượng và quy mô công việc quá lớn so với số lượng nhân sự của Phòng QLĐT. Đối với các phường chỉ có 01 công chức đảm nhận nhiệm vụ tham mưu công tác quản lý TTXD trên địa bàn phường, nên nhân sự để phối hợp với Phòng QLĐT cũng rất thiếu. Hiện tại vấn đề biên chế công chức đang bị siết chặt, nhiều đơn vị của Thuận An, trong đó có Phòng QLĐT buộc phải tiếp tục cắt giảm biên chế theo chỉ tiêu mà Trung ương và tỉnh Bình Dương giao. Do đó, trong thời gian tới nhân sự của Phòng sẽ còn tiếp tục giảm xuống. Điều này cho thấy sự bất cập trong để án cắt giảm biên chế của Trung ương khi không quan tâm đến sự khác biệt giữa tính chất và khối lượng công việc của các cơ quan nhà nước tại các địa bàn khác nhau; (ii) Trình độ chuyên môn của các công chức thuộc Phòng QLĐT thời gian qua về cơ bản đã được nâng cao, đa số có trình độ c nhân. Tuy nhiên, nội dung và tính chất công việc tương đối phức tạp, đặc biệt là vấn đề thẩm định các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao của người thẩm định. Do đó, tuy đa số có trình độ đại học nhưng một số có chuyên ngành chưa phù hợp, hoặc lại chưa đủ chuyên môn sâu để đảm bảo giải quyết hiệu quả các vấn đề. Dẫn đến nhiều đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 trên địa bàn thị xã phải điều chỉnh thường xuyên.
Thứ hai, năng lực QLNN về trật tự ATGT: Trên thực tế hoạt động QLNN về trật
tự ATGT đường bộ trên địa bàn chủ yếu được thực hiện bởi Phòng QLĐT và Công an thị xã. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy xuất phát từ sự bất cập trong việc phân bổ nhân sự
và vấn đề tình giản biên chế mà hiện nay áp lực, cũng như các vấn đề nảy sinh trong công tác QLNN về trật tự ATGT trên địa bàn thị xã Thuận An vượt quá năng lực quản lý của Phòng QLĐT và Công an thị xã. Theo đó, đối với Phòng QLĐT với trên 15 đầu mối nhiệm vụ phải đảm nhận, trong khi nhân sự chưa đến 20 người đã khiến cho Phòng QLĐT không đủ nhân sự thực hiện công tác tham mưu QLNN về giao thông trên địa bàn. Đối với hoạt động lập lại trật tự vỉa hè trên các tuyến đường của Thị xã chỉ được Phòng QLĐT bố trí nhân sự thực hiện trong đợt ra quân năm 2016, những năm trước đó và từ năm 2017 trở lại đây hoạt động này lại bị bỏ ngỏ cho các phường trên địa bàn, dẫn đến tình trạng lấn, chiếm vỉa hè trên địa bàn Thị xã không có chuyển biến tích cực đáng kể nào, thay vào đó tình hình lấn, chiếm vỉa hè tại nhiều địa điểm đang trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với Công an thị xã hiện chỉ có khả năng bố trí được 13 chiến sĩ cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và phân luồng giao thông trên địa bàn. Với qua nhiều tuyến đường và quá nhiều phương tiện lưu thông như thế thì 13 cảnh sát giao thông khó có thể đảm đương hết các công việc và giải quyết được các vấn đề giao thông phát sinh trên địa bàn. Do đó, quan sát cho thấy tuy lực lượng này rất tích cực trong hoạt động tuần tra, kiểm soát (bằng chứng là có rất nhiều biên bản vi phạm hành chính được lực lượng này lập, trên cơ sở có rất nhiều trường hợp vi phạm pháp luật giao thông bị x phạt), nhưng tại nhiều điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn ít khi thấy sự xuất hiện của lực lượng cảnh sát giao thông.
Thứ ba, năng lực QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời: Vì thẩm quyền của
UBND thị xã và Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã trong hoạt động quảng cáo nói chung, quảng cáo ngoài trời nói riêng rất ít, nên hầu như khả năng tác động bằng các giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Thị xã là không đáng kể. Đối với hoạt động kiểm tra, x lý các sai phạm xảy ra trong hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Thị xã, vì Phòng Văn hóa và Thông tin chỉ có 10 nhân sự, trong khi Phòng có nhiều đầu mối nhiệm vụ phải đảm nhận, do đó nhân sự bố trí cho hoạt động quảng cáo chỉ có 02 người, nhưng phải kiêm thêm nhiều nhiệm
vụ khác. Với hai nhân sự như vậy, nên thực tế như đã nêu tại mục 2.4.3 cho thấy Phòng Văn hóa và Thông tin chỉ thực hiện được các đợt ra quân trên cơ sở phối hợp với các phường trong việc bóc, gỡ các quảng cáo rao vặt trái phép trên một số tuyến đường nhân các sự kiện lớn như kỷ niệm các ngày lễ lớn hoặc đại hội Đảng, bầu c Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp...
2.2.3. Sự đồng bộ, phù hợp thực tiễn của thể chế quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị
Thể chế QLNN về TTĐT là cơ sở pháp lý cho các hoạt động QLNN về TTĐT. Dưới đây trình bày và phân tích sự đồng bộ, phù hợp thực tiễn của thể chế QLNN về TTĐT trên ba nhóm lĩnh vực đã nêu:
2.2.3.1. Thể chế quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Thể chế QLNN về TTXD thời gian qua thường xuyên được rà soát, ban hành mới hoặc s a đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, do đó đã góp phần quan trọng vào