Kiến tạo, phục vụ sự phát triển bền vững của đô thị trên địa bàn thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 87)

3.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng

3.1.1. Kiến tạo, phục vụ sự phát triển bền vững của đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng

Trong một đô thị, có ba loại hình môi trường khác nhau cùng tồn tại: Môi trường vật chất (tự nhiên và xây dựng), môi trường kinh tế và môi trường xã hội. Cả ba loại hình này cần phải cùng được xem xét, bởi vì chúng quan hệ rất chặt chẽ với nhau và có thể gây khó khăn tới các hoạt động của con người trong đô thị. Một đô thị được coi là bền vững khi tổng hiệu quả tốt của ba hình thái môi trường lớn hơn tổng của các hậu quả xấu. Các ảnh hưởng xấu sinh ra từ các hoạt động kinh tế trong đô thị lên môi trường vật chất rất rõ ràng, có thể xác định là các vấn đề về môi trường sinh ra từ đô thị, tiếng ồn, ô nhiễm nước và không khí, sự thu hẹp của các không gian xanh, tắc nghẽn giao thông...

Thực tiễn cho thấy để một đô thị phát triển bền vững thì vấn đề đầu tiên cần phải tính đến là khả năng tồn tại lâu dài của đô thị. Có bốn yếu tố cơ bản tác động đến sự tồn tại lâu dài của đô thị, cụ thể: (i) Phương tiện sinh sống (sự đầy đủ về nước sạch, thực phẩm, không khí, không gian trống, năng lượng và x lý chất thải); (ii) An toàn (không có chất độc, bệnh tật, tiếng ồn và các mối nguy hiểm trong môi trường); (iii) Hài hoà (mức độ của mỗi cá nhân cảm nhận sự tiện lợi đối với môi trường xung quanh); (iv) Sự tham gia của dân cư trong việc quyết định chính sách và phát triển cộng đồng.

Như vậy, có thể thấy một đô thị phát triển bền vững là một đô thị được phát triển dựa trên cơ sở bền vững của các yếu tố chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường và kinh

tế. Dân cư hiện tại và những thế hệ tương lai đều có được cuộc sống hạnh phúc, có đầy đủ phúc lợi và các dịch vụ công cộng cơ bản, có sức khoẻ, được đảm bảo an toàn, giáo dục và đối x công bằng. Được tận hưởng bản sắc văn hoá dân tộc, lịch s , tôn giáo, tín ngưỡng, có quyền chăm lo, bảo vệ cảnh quan và môi trường.

Hiện nay, thị xã Thuận An đang là đô thị có tốc độ phát triển kinh tế cao, quy mô dân số lớn, có nhiều tố thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, như đã trình bày trong Chương 2 của luận văn, trên con đường phát triển của mình, thị xã Thuận An đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, áp lực và nếu Thị xã không thể vượt qua những thách thức và áp lực này thì khó có thể nói Thuận An là một đô thị phát triển bền vững và đáng sống đối với mọi người. Những thách thức trong QLĐT mà Thị xã đang phải đối mặt là rất nhiều, trong đó có thể nêu ra ít nhất năm vấn đề sau: (i) Quy hoạch xây dựng thiếu cụ thể, tính khả thi thấp. Tình trạng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng xảy ra thường xuyên, với số lượng lớn và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mỹ quan và kiến trúc đô thị của Thị xã; (ii) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải trên địa bàn. Tình trạng vi phạm pháp luật giao thông xảy ra phổ biến, vỉa hè bị lấn chấm làm mất không gian cho người đi bộ, ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên, tai nạn giao thông xảy ra với số lượng lớn và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; (iii) Các phương tiện quảng cáo ngoài trời lộn xộn, nhếch nhác làm mất mỹ quan đô thị, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời diễn ra một cách công khai và phổ biến; (iv) Rác thải sinh hoạt phát sinh với số lượng lớn, nhưng hệ thống thiết bị lưu chứa, công tác thu gom, vận chuyển và x lý chưa đáp ứng được khối lượng rác phát sinh trong thực tế, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn càng trở nên nghiêm trọng; (v) Sự thờ ơ, thái độ vô trách nhiệm, cố tình vi phạm hoặc chống đối của nhiều người dân trên địa bàn thị xã Thuận An đối với công cuộc đảm bảo TTĐT của Thị xã là một vấn đề nghiêm trọng, là nguyên nhân sâu xa của những vấn đề nêu trên.

Trong bối cảnh như vậy, các cơ quan nhà nước có liên quan và chính quyền thị xã Thuận An cần có những nhận thức đúng đắn trước những thách thức đang đặt ra trong sự phát triển về vững của Thị xã. Từ đó trong thẩm quyền cho phép của mình, các cơ quan nhà nước trên tinh thần kiến tạo và phục vụ cho sự phát triển bền vũng của Thị xã, có những chính sách, biện pháp, cách làm phù hợp và hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề đã nêu, đồng thời có thể định hướng cho sự phát triển ổn định và bền vững của Thị xã. Tinh thần kiến tạo và phục vụ của các chủ thể có thẩm quyền bắt nguồn từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Sự kiến tạo và phục vụ thể hiện ở tinh thần chủ động giải quyết các vấn đề trong hoạt động quản lý vì lợi ích của Nhân dân. Các hành vi quản lý được thực hiện trên cơ sở thẩm quyền cho phép và tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý.

3.1.2. Bảo đảm quyền đƣợc sống của ngƣời dân trong một môi trƣờng đô thị có trật tự ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng

Sự phát triển “nóng” của đô thị và những hệ quả tiêu cực của nó đôi khi nằm ngoài khả năng tiên liệu và kiểm soát của các chủ thể có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, với thẩm quyền được pháp luật trao, cùng với các phương tiện và nguồn lực được giao nắm giữ các chủ thể có thẩm quyền có thể tiên liệu và kiểm soát được sự phát triển, cũng như những hệ quả tiêu cực của sự phát triển kinh tế. Trong những trường hợp như thế, các chủ thể có thẩm quyền cần có sự cân nhắc và tính toán cụ thể đối với những hệ quả tiêu cực có thể phát sinh từ sự phát triển của đô thị. Theo đó, không được chấp nhận đánh mất môi trường sống trong lành và thuận lợi của người dân đô thị để đổi lấy sự phát triển của kinh tế. Phải đảm bảo rằng, người dân đô thị được sống trong một môi trường đô thị có trật tự, nói cách khác đô thị đó phải là một nơi có thể sống tốt và thật sự đáng sống, thay vì nơi là “ráng sống”. Có điều này, bởi lẽ sự phát triển kinh tế cũng không nằm ngoài mục đích phục vụ cho đời sống của người dân. Tuy nhiên, đời sống của người dân bên cạnh các nhu cầu về vật chất cần phải đáp

ứng, còn có các nhu cầu khác cũng rất quan trọng, như cầu về vui chơi, giải trí, được tôn trọng, được yêu thương, được sống trong một môi trường trong lành, sống trong một môi trường có trật tự... Do đó, việc nâng cao mức sống của người dân không chỉ đơn giản dừng lại ở việc nâng cao thu nhập, mà còn là việc tạo ra một môi trường với các điều kiện thuận lợi để người dân có thể thỏa mãn các nhu cầu khác của bản thân họ.

Để có thể đảm bảo cho người dân sống trong một môi trường đô thị có trật tự, chính quyền thị xã Thuận An cần: (i) Đảm bảo giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người dân trên địa bàn Thị xã, nhưng phải đảm bảo sự an toàn của các công trình và kiến trúc, cảnh quan của một đô thị khang trang, văn minh; (ii) Trả lại vỉa hè cho người đi bộ, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên trong việc khai thác chức năng của vỉa hè. Đảm bảo cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trên địa bàn đáp ứng được nhu cầu vận tải và sự an toàn cho người dân, giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn Thị xã; (iii) Thiết lập kỷ luật đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời, đưa hoạt động quảng cáo này vào khuôn khổ cho phép của pháp luật, trả lại mỹ quan đô thị cho Thị xã; (iv) Đảm bảo thu gom, vận chuyển và x lý kịp thời tất cả lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày trên địa bàn Thị xã. Đảm bảo một môi trường trong lành, không bị ô nhiễm cho người dân; (v) Tạo ra được sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia từ phần lớn người dân Thị xã trong công cuộc thiết lập TTĐT trên địa bàn.

3.1.3. Phân công, phân cấp rành mạch trong quản lý nhà nƣớc về đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng

Vai trò rất quan trọng, mang tính quyết định của các chủ thể QLNN đối với hiệu lực và hiệu quả của công tác QLNN về TTĐT là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, để vai trò đó được thể hiện cần rất nhiều yếu tố. Một trong các yếu tố đó là sự phân công, phân cấp rõ ràng và rành mạch trong QLNN về TTĐT. Thực tiễn cho thấy, thời gian qua việc phân công nhiệm vụ trong việc đảm bảo TTĐT trên một số lĩnh vực

QLNN giữa các chủ thể quản lý đã được quan tâm thực hiện thông qua một số quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ khi các quy định của pháp luật chưa đủ bao quát đối với các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, nhiều quy định mang tính phân định thẩm quyền nhưng không rõ ràng, thiếu tính cụ thể. Chẳng hạn khoản 4 Điều 5 Luật Quảng cáo 2012 quy định UBND các cấp thực hiện QLNN về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền, nhưng Luật lại không cho biết đó là những thẩm quyền nào. Điều luật này được hướng dẫn bởi Nghị định số 181/2013/NĐ- CP. Tuy nhiên, văn bản này chỉ hướng dẫn thẩm quyền của UBND dân tỉnh trong lĩnh vực quảng cáo, mà không có bất kỳ điều khoản nào hướng dẫn thẩm quyền của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quảng cáo. Do đó, nhiệm vụ, thẩm quyền của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quảng cáo nói chung, quảng cáo nói riêng không rõ ràng. Đối với vấn đề phân cấp nhiệm vụ QLNN, các vấn đề cơ bản đã được quy định tại Điều 13 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. Nhưng thực tiễn cho thấy hoạt động này chưa thật sự được quan tâm, kể cả trong lĩnh vực quản lý TTĐT. Nếu sự phân cấp có diễn ra thì cũng không đi kèm với việc bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để chủ thể được phân cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp...

Đối với công tác QLNN về TTĐT trên địa bàn thị xã Thuận An, các chủ thể có thẩm quyền cần nhận thức đúng đắn vai trò của sự phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch giữa các chủ thể về những nhiệm vụ phải làm và quyền hạn được s dụng. Theo đó, trong thời gian tới việc phân công, phân cấp nhiệm vụ QLNN về TTĐT trên địa bàn Thị xã cần tập trung vào các vấn đề sau: (i) Chủ thể nào chịu trách nhiệm chính, những chủ thể nào có trách nhiệm phối hợp trong việc lập lại trật tự vỉa hè, phát hiện, ngăn chặn, x lý hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền x lý các trường hợp lấn, chiếm vỉa hè trên địa bàn Thị xã; (ii) Chủ thể nào chịu trách nhiệm chính, những chủ thể nào có trách nhiệm phối hợp trong việc giải quyết các điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thị xã; (iii) Chủ thể nào chịu trách nhiệm chính, những chủ thể nào có trách nhiệm phối hợp trong việc kiểm tra, x lý các sai phạm đối với các phương tiện quảng

cáo ngoài trời và hoạt động quảng cáo rao vặt trên địa bàn Thị xã; (iv) Chủ thể nào chịu trách nhiệm chính, những chủ thể nào có trách nhiệm phối hợp trong khâu kiểm tra, x lý các trường hợp xả rác không đúng nơi quy định và tình hình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của các chủ thể kinh doanh dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thị xã Thuận An.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị

Dựa trên những hạn chế trong một số quy định của pháp luật liên quan đến QLNN về TTĐT đã nêu trong Chương 2, mục này kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN về TTĐT:

3.2.1.1. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Thứ nhất, cần bổ sung thêm quy định về nội dung giấy phép xây dựng nhà ở đối

với khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào Điều 90 Luật Xây dựng 2014. Theo đó, đối với các nhà ở thuộc khu vực có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng thì trong nội dung giấy phép xây dựng không bắt buộc phải có thông tin về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng.

Thứ hai, bổ sung vào khoản 1 Điều 30 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định

x phạt chủ đầu tư hoặc bên thi công (nếu bên thi công thực hiện thi công xây dựng toàn bộ công trình, hoặc tuy không thi công xây dựng toàn bộ công trình nhưng có trách nhiệm che chắn, không để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh, để vật liệu xây dựng đúng nơi quy định) khi có hành vi thi công xây dựng không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định.

Thứ ba, Luật Xây dựng 2014 cần bổ sung thêm quy định làm rõ sự khác biệt giữa quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Đồng thời, cũng cần bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cho tất cả các khu vực được xác định là đất phi nông nghiệp tại các đô thị. Theo đó, cần thống nhất quan điểm khi xây dựng quy định làm rõ nội dung của hai loại quy hoạch nêu trên như sau: (i) Nội dung quan trọng trong đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 là xác định mạng lưới đường và quy hoạch s dụng đất. Quy hoạch s dụng đất phải chỉ ra được các ô phố với các chức năng s dụng khác nhau, trong đó thể hiện rất rõ các chỉ tiêu của ô phố như diện tích ô đất, mật độ xây dựng, hệ số s dụng đất, tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu, chỉ giới đường đỏ, sơ bộ xác định chỉ giới xây dựng (khoảng lùi) của công trình. Tức là tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan của đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 chỉ mang tính định hướng, gợi ý bởi vì ở giai đoạn này chưa có thiết kế cơ sở cho các công trình kiến trúc, cho nên chưa xác định thật cụ thểvà chính xác thiết kế của các công trình kiến trúc; (ii) Nội dung quan trọng trong đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 là những công trình có thiết kế cơ sở, có nghĩa là có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một thiết kế công trình như hình dáng, mặt bẳng công trình với đầy đủ kích thước công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)