Năng lực tức là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thiện một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao [71, tr.660]. Như vậy, có thể hiểu năng lực QLNN về TTĐT của các chủ thể có thẩm quyền là khả năng, điều kiện chủ quan, là phẩm chất tâm lý và sinh lý của các cán bộ, công chức mà theo quy định của pháp luật có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động QLNN về TTĐT. Cũng giống như các hoạt động QLNN khác, hoạt động QLNN về TTĐT được hiện thực hóa bằng các hành vi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức có trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Với đặc điểm này cho thấy năng lực QLNN về TTĐT của
các chủ thể có thẩm quyền là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động QLNN về TTĐT.
Thời gian qua cho thấy ở những đô thị nào có mà cán bộ, công chức tham gia vào công tác QLNN về TTĐT có tâm, có năng lực và quyết liệt trong công việc thì tại đó TTĐT tuy không được giải quyết và đảm bảo một cách triệt để, nhưng phần nào cũng đi vào nề nếp, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Ngược lại, tại những nơi mà hoạt động công vụ của cán bộ, công chức QLNN về trật tự đo thị chỉ mang tính hình thức, người thi hành công vụ không quyết liệt thì không chỉ trật tự vỉa hè không được đảm bảo, kỷ luật không được thể hiện, mà còn gây nên sự bất bình trong một bộ phận Nhân dân tại đô thị. Trường hợp “đòi lại” vỉa hè thời gian qua (trong năm 2017, đầu năm 2018) tại một số đô thị có thể được s dụng để làm ví dụ cho vấn đề nêu trên.
Trường hợp lập lại trật tự vỉa hè tại Quận 1 (Thành phố Hồ Chí Minh): Kế hoạch
lập lại TTĐT là kỳ vọng của lãnh đạo Quận 1, khi muốn biến khu trung tâm Sài Gòn "thành Singapore thu nhỏ". Ngày 16/1/2017, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TPHCM) dẫn đầu đoàn công tác gồm Quản lý TTĐT, Công an quận 1 ra quân, chỉ đạo x lý nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn [61]. Ngày 20/2/2017, ông Hải lại đích thân trực tiếp xuống đường chỉ đạo, dẫn đầu đoàn công tác x lý vi phạm TTĐT, địa bàn kiểm tra là phường Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Cư Trinh. Sau nhiều tiếng làm việc, ông Hải đã chỉ đạo đập 2 bồn hoa của Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 1 xây lấn ra vỉa hè; bậc thềm của trụ ATM trước cổng trung tâm; lập biên bản, cẩu 2 ôtô đậu trên vỉa hè trước cao ốc ở giao lộ Nguyễn Trãi - Nam Quốc Cang; phá dỡ các cầu phao bằng sắt để xe chạy lên vỉa hè [26]... Trong chiến dịch "đòi vỉa hè" cho người đi bộ kéo dài 40 ngày qua, Quận 1 đã x phạt gần 1.000 trường hợp. Trong đó có hàng loạt ôtô biển xanh bị cẩu về trụ sở; nhiều công trình của cơ quan công quyền, cơ sở kinh doanh bị đập bỏ. Tổng số tiền thu được khoảng 500 triệu đồng. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cảm ơn và đánh giá cao những động thái của UBND quận 1. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện khác phải "học" cách làm quyết
liệt của quận 1, chứ "không ngồi bàn giấy chỉ đạo" [37]. Trong đợt ra quân đòi lại vỉa hè, ông Đoàn Ngọc Hải tuyên bố, "Nếu không làm được tôi sẽ cởi áo về vườn không làm nữa, chứ không làm theo phong trào, đánh trống bỏ dùi, để nổi tiếng" [26]. Trên thực tế, sau một thời gian quyết liệt ra quân, tình trạng lấn chiếm vỉa hè tại Quận 1 lại tái diễn, nên ngày 08/01/2018 ông Đoàn Ngọc Hải đã nộp đơn xin từ chức, trong đơn ông Hải viết "việc x lý hành vi lấn chiếm lòng, lề đường đã động chạm đến lợi ích rất to lớn hàng ngàn tỉ của các bãi ôtô, xe gắn máy, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh mặt tiền... và một bộ phận không nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó. Nhìn lại, tôi thấy mình không thực hiện được lời hứa trước nhân dân và kỳ vọng của đồng chí lão thành cách mạng sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề này. Vì vậy, tôi xin từ chức" [62]. Tuy vỉa hè lại bị lấn chiếm, những rõ ràng những hành động của tập thể chính quyền Quận 1 (TP.HCM) và cá nhân ông Đoàn Ngọc Hải đã biến sự quyết tâm thành những hành động cụ thể, qua đó tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của xã hội đối với chính quyền Quận 1.
Trường hợp lập lại trật tự vỉa hè tại Hà Nội: Tại hội nghị quán triệt kế hoạch của thành phố về tăng cường kiểm tra, đôn đốc, x lý vi phạm trật tự giao thông, đô thị sáng 04/3/2017, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao trách nhiệm trong quản lý vỉa hè cho chủ tịch, trưởng công an các phường và tuyên bố, “Trưởng công an phường tham gia cấp ủy, về mặt đảng là hoàn toàn có thể cách chức nếu không x lý được vi phạm trật tự vỉa hè” [33]. Về lực lượng thực thi, chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu giám đốc Công an TP giao trách nhiệm cho trưởng công an phường, cả cảnh sát trật tự, cảnh sát khu vực phải cũng vào cuộc: “Hà Nội có 1.700 cảnh sát khu vực, mỗi đồng chí phụ trách 250 hộ, nhưng có phải hộ nào cũng có nhà mặt đường để kinh doanh đâu. Vì vậy, chỉ 10-15 ngày là các đồng chí đã đi hết các hộ mặt đường để chuyển thông điệp và thư ngỏ rồi” [34]. Sau 1 tuần ra quân, ngày 19-3 phương tiện truyền thông lại cho hay tình trạng lấn chiếm vỉa hè tại Hà Nội đang có dấu hiệu tái diễn ở một số tuyến phố. Hàng Bạc, Hàng Mắm, Đinh Liệt, Tạ Hiện,Tôn
Đản... vỉa hè lại bị lấn chiếm để kinh doanh. Điều đáng nói, những điểm lấn chiếm lại chỉ cách trụ sở Công an phường vài chục mét. Nhiều tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm chưa cải thiện được nhiều. Không chỉ là vỉa hè, mà ngay cả lòng đường, người đi bộ cũng khó khăn khi đi qua những tuyến phố này [74]. Nhiều bài báo cho rằng cuộc chiến giành lại vỉa hè đã thất bại và vỉa hè lại thất thủ [31]. Như vậy, việc ra quân lập lại trật tự vỉa hè ở Hà Nội có quy mô lớn với sự tham gia của nhiều lực lượng, nhưng lại nhanh chóng thất bại ngay sau đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do không tạo được hiệu ứng và sự đồng thuận của người dân Thủ đô, mà nguyên nhân dẫn đến sự không đồng thuận này chính là do thiếu sự quyết liệt và sâu sát trong khâu thực hiện, thiếu những hành động cụ thể của các cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý trong việc lập lại trật tự vỉa hè.