Sự đồng bộ, phù hợp thực tiễn của thể chế QLNN về TTĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 36 - 39)

Quy định của pháp luật đối với hoạt động QLNN về TTĐT là thành tố cơ bản và quan trọng nhất của thể chế QLNN về TTĐT.s Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013 thì Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, thể chế QLNN về TTĐT sẽ: (i) Tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động tại đô thị; (ii) Tạo ra công cụ quản lý chính đáng và hợp pháp để Nhà nước quản lý các hoạt động tại đô thị. Thể chế QLNN về TTĐT có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động QLNN về về TTĐT. Trong đó, sự đồng bộ, phù hợp thực tiễn của thể chế QLNN về TTĐT là một trong các yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của công tác QLNN về TTĐT.

Sự đồng bộ của thể chế QLNN về TTĐT thể hiện ở sự thống nhất của nó. Vì vậy, tính đồng bộ của thể chế QLNN về TTĐT đòi hỏi phải loại bỏ những mâu thuẫn, trùng lặp hay chồng chéo trong bản thân thể chế QLNN về TTĐT. Nếu giữa các quy định của pháp luật là cơ sở của công tác QLNN về trật tự có sự chồng chéo, mâu thuẫn thì thể chế đô không thể tạo ra sự điều chỉnh pháp luật có hiệu quả. Thể chế QLNN về TTĐT hình thành xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật của các quan hệ xã

hội trong lĩnh vực TTĐT và nhờ có pháp luật mà các quan hệ xã hội trong lĩnh vực TTĐT phát triển theo một trật tự tích cực. Sự điều chỉnh của thể chế QLNN về TTĐT chỉ có hiệu quả chỉ khi thể chế đó được xây dựng phù hợp với những điều kiện cụ thể của đô thị trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Thể chế QLNN về TTĐT phải phù hợp với trình độ phát triển của đô thị. Sự phù hợp của thể chế QLNN về TTĐT được xem xét nhiều mặt, phải xem xét quan hệ của thể chế đối với kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thống... tại các đô thị.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong Chương 1 luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của QLNN về TTĐT trên cơ sở phân tích khái niệm, nguyên tắc QLNN về TTĐT. Phân tích cấu thành QLNN về TTĐT, gồm: Chủ thể QLNN về TTĐT; đối tượng QLNN về TTĐT; nội dung QLNN về TTĐT. Phân tích các yếu tố tác động đến QLNN về TTĐT, gồm: Sự phát triển của đô thị; năng lực quản lý TTĐT của các chủ thể có thẩm quyền; sự đồng bộ, phù hợp thực tiễn của thể chế QLNN về TTĐT; sự tham gia của xã hội vào QLNN về TTĐT.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)