Sự phát triển của đô thị có tác động mạnh đến công tác QLNN về TTĐT, điều đó được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, nếu đô thị phát triển quá “nóng” sẽ dẫn đến những áp lực lớn cho hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và vấn đề sinh kế tại đô thị, qua đó đặt ra nhiều vấn đề và thách thức cho công tác QLNN về TTĐT. Chẳng hạn, nếu tốc độ phát triển của đô thị quá nhanh, kéo theo nhu cầu di dân cao từ các khu vực khác đến đô thị để sinh sống và làm việc, nhưng hệ thống nhà ở không đủ đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của những người nhập cư sẽ dẫn đến các khả năng sau: (i) Tình trạng xây dựng nhà ở không phép, trái phép, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất, nội dung, làm phá vỡ quy hoạch xây dựng của đô thị, các trường hợp xây dựng nhà trái phép, xây dựng nhà trên đất nông nghiệp diễn ra phổ biến tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ chứng minh cho thực trạng vừa nêu [63]; (ii) Nhà ổ chuột, nhà tạm bợ trên kênh, rạch gia tăng về số lượng, chẳng hạn theo thống kê, tính đến tháng 01/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh đang tồn tại ít nhất khoảng 20.000 căn nhà ổ chuột, nhà lụp xụp ven kênh, rạch [60]. Thực trạng vừa nêu sẽ đặt áp lực rất lớn lên hoạt động QLNN về TTXD đô thị, nếu hoạt động này không được thực hiện tốt không chỉ dẫn đến phá vỡ quy hoạch xây dựng của đô thị mà còn làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng một đô thị văn minh, lịch sự.
Ngoài vấn đề nêu trên, khu đô thị phát triển quá nóng, thu hút quá nhiều người nhập cư còn có thể dẫn đến ba vấn đề sau:
Một là, lượng người nhập cư gia tăng cũng đồng nghĩa với sự gia tăng về số lượng của phương tiện giao thông đường bộ, trong khi hệ thống giao thông công cộng của đô thị chưa phát triển đồng bộ, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ không được đầu tư kịp thời sẽ tất yếu dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông, ùn tắc giao thông,
trường hợp của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là ví dụ cho vấn đề này, khi mà vấn nạn kẹt xe trở thành một vấn đề nhức nhối, gây nhiều bức xúc nhưng chưa tìm được giải pháp giải quyết triệt để;
Hai là, lượng người nhập cư đông cũng dẫn đến gia tăng áp lực về vấn đề sinh kế,
để có thể sinh sống được tại đô thị, buộc người lao động phải có việc làm, trong khi đó lực lượng lao động từ các vùng nông thôn di cư vào đô thị không phải ai cũng đủ độ tuổi, sức khỏe, tay nghề hoặc bằng cấp, trình độ để được tuyển dụng vào các vị trí làm việc cụ thể. Đồng thời cũng xuất phát từ một số nguyên nhân khác, như không đủ kinh phí để thuê mướn mặt bằng kinh doanh đắt đỏ tại các đô thị, mà nhiều người để mưu sinh đã thực hiện việc kinh doanh, buôn bán ngay trên vỉa hẻ với những xe đẩy hoặc gánh hàng rong. Nhu cầu tiêu dùng tại các đô thị là rất cao, do đó hoạt động kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè lại càng có cơ sở để tồn tại và phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng lấn, chiếm vỉa hè để thực hiện hoạt động kinh doanh, khiến cho vỉa hè mất đi chức năng giao thông của nó. Trong bối cảnh lòng đường đô thị không lớn, ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên, thì việc lấm chiếm vỉa hè lại càng khiến cho tình trạng tắc nghẽn giao thông trở nên tồi tệ hơn tại các đô thị. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng là hai ví dụ điển hình chưa vấn đề vừa nêu;
Ba là, dân cư tập trung đông đúc cũng tất yếu dẫn đến số lượng chất thải sinh hoạt sẽ gia tăng, nếu lực lượng và phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng được nhu cầu, hoặc hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt không diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến một lượng lớn chất thải sinh hoạt sẽ ứ động trong các khu dân cư hoặc trên các con đường, vỉa hè, từ đó gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân đô thị. Đây là một thực tế đã và đang diễn ra tại nhiều đô thị của Việt Nam, chẳng hạn như trường hợp ứ động rác trên địa bàn thị xã Sơn Tây [3] (Hà Nội) trong năm 2017 là một ví dụ cho vấn đề vừa nêu.
Thứ hai, xu hướng phát triển của đô thị sẽ có tác động mạnh đến hoạt động
“n n”, tức là một đô thị có hoạt động tăng trưởng gắn với việc gia tăng mật độ dân cư trên diện tích hiện có, trong khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (đặc biệt là hệ thống giao thông đô thị và nhà ở đô thị) không theo kịp tốc độ phát triển sẽ làm gia tăng áp lực công tác QLNN về TTXD đô thị và trật tự giao thông đường bộ đô thị. Trái lại, nếu đô thị phát triển theo xu hướng “giãn”, tức là phát triển theo xu hướng đô thị lõi và đô thị vệ tinh nhằm giảm tải áp lực gia tăng mật đô dân số lên các khu vực trung tâm của đô thị, hình hành các phân khu chức năng trong đô thị. Điều này sẽ làm giảm tải áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của đô thị, từ đó giúp cho công tác QLNN về TTĐT trở nên đơn giản hơn.
Tác động của xu hướng phát triển của đô thị đến công tác QLNN về TTĐT còn được thể hiện ở chỗ, nếu hướng ưu tiên phát triển của đô thị là công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân công, trong khi công nghệ tự động hóa chưa được áp dụng hoặc chỉ áp dụng ở mức độ hạn chế sẽ dẫn đến gia tăng áp lực về nhà ở và hệ thống hạ tầng giao thông cho đô thị. Tuy nhiên, hướng ưu tiên phát triển của đô thị là các ngành công nghiệp công nghệ cao, thương mại, du lịch, giáo dục... sẽ làm giảm tải áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, qua đó giảm bớt phần nào áp lực cho công tác QLNN về TTĐT.