1.3.1.1. Y tế cấp huyện tại tỉnh Quảng Ngãi
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Phòng Y tế là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế: khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y tế dự phòng; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản, trang thiết bị y tế, dược, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế; y dược cổ truyền.
Khối lượng công việc nhiều, nhưng Phòng Y tế trên địa bàn TP.Quảng Ngãi hiện chỉ có 1 biên chế, khuyết cả chức danh trưởng phòng lẫn phó phòng phần lớn thời gian chuyên viên phải đi cơ sở. . Chính vì vậy, trụ sở làm việc của cơ quan này thường xuyên trong tình trạng "cửa đóng, then cài".
Phòng Y tế huyện Bình Sơn cũng chỉ có 1 trưởng phòng và nhân viên kế toán – tổng hợp... Tại Phòng Y tế huyện Lý Sơn, từ năm 2014 đến nay chỉ có 1 chuyên viên và 1 kế toán. Lãnh đạo phòng do Phó Chánh Văn phòng huyện phụ trách. Phòng Y tế huyện Đức Phổ cũng có 2 người, gồm 1 trưởng phòng và 1 chuyên viên. Vì nhân lực quá mỏng, nên phòng y tế ở các địa phương hoạt động cầm chừng, nếu không phối hợp với trung tâm y tế, thì khó hoàn thành nhiệm vụ.
Là cơ quan tham mưu cho UBND cấp huyện quản lý trong lĩnh vực y tế, tuy nhiên các phòng y tế lại không có chức năng quản lý các đơn vị y tế trên địa bàn. Vai trò “mờ nhạt”, nên hiếm có người có nguyện vọng về làm việc tại đơn vị. Những người có trình độ bác sĩ, dược sĩ đều lựa chọn những nơi khám, chữa bệnh trực tiếp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng
mức thu nhập cao hơn. Vậy nên, khi lãnh đạo các phòng y tế nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, thì nhân lực của phòng y tế lại càng thêm thiếu hụt.
Từ thực tế này, nhiều ý kiến cho rằng nên sáp nhập Phòng Y tế và Trung tâm y tế cấp huyện về một mối:
Theo Trưởng Phòng Y tế huyện Bình Sơn Huỳnh Công Thư, nếu muốn phòng y tế hoạt động hiệu quả thì phải bố trí thêm nhân lực. Trong trường hợp không thể tháo gỡ được khó khăn về nhân lực, thì nên gộp phòng y tế và trung tâm y tế huyện về một đơn vị.
Cùng quan điểm, Phó Chánh Văn phòng huyện Lý Sơn - Dương Thị Hoàng Dung cho rằng nên “xóa” phòng y tế, bởi Trung tâm Y tế huyện cũng có chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, quản lý dược, nên cần chuyển 1 biên chế về trung tâm, còn 1 biên chế giao về cho Văn phòng huyện bố trí thành chuyên viên phụ trách lĩnh vực y tế. Nếu có chủ trương sáp nhập Phòng Y tế với Trung tâm Y tế sẽ phần nào gỡ khó trong vấn đề nhân lực.
Bí thư Huyện ủy, ông Đức Phổ Huỳnh Quý cũng cho rằng, chức năng của phòng y tế trùng lắp với trung tâm y tế, vì thế nên giải thể, sáp nhập với trung tâm y tế, quy về một đầu mối để giảm đầu mối tổ chức, khắc phục sự chồng chéo như hiện nay.
TP.Quảng Ngãi đã thực hiện đề án giải thể Phòng Y tế và chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế cho Văn phòng TP.Quảng Ngãi. Tuy nhiên, theo Công văn số 5954 của Bộ Nội vụ, thì cấp tỉnh tạm dừng việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện. Do đó, Sở đã đề nghị UBND TP.Quảng Ngãi tạm dừng sắp xếp các cơ quan chuyên môn cho đến khi có quy định thống nhất của Chính phủ. Khi đó, Sở sẽ hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện.
1.4.1.2. Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Toàn huyện có 38 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 2 thị trấn và 36 xã) với tổng diện tích 20.961,4 ha chiếm 13,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Bình. Thị trấn huyện lỵ Quỳnh Côi là một trong những trung tâm kinh tế hành
chính sầm uất, lâu đời của cùng đồng bằng sông Hồng, cách trung tâm tỉnh thành phố Thái Bình 25km. Dân số huyện Quỳnh Phụ là 245.188 người, mật độ dân số đạt 1.170 người/km².
Quỳnh Phụ là cửa ngõ nối Thái Bình với vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế. Với vị trí khá thuận lợi này, huyện Quỳnh Phụ có thị trường lớn là các đô thị lớn trong vùng và xuất khẩu, có cơ hội tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, thu hút vốn đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế- xã hội của huyện.
Thứ nhất, về công tác tham mưu ban hành các văn bản
Dựa trên quy định của pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Phòng Y tế cấp huyện, Phòng Y tế huyện Quỳnh Phụ đã phát huy, thực hiện rất tốt công tác tham mưu cho UBND, Ban chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân huyện. Cụ thể, chỉ riêng trong năm 2019, Phòng Y tế đã tham mưu cho cơ quan cấp trên ban hành 25 văn bản với mục đích quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế [33].
Có thể thấy, hiệu quả công tác tham mưu ban hành các văn bản của Phòng Y tế huyện Quỳnh Phụ là tương đối cao. Xét trên hai khía cạnh là chất lượng văn bản tham mưu và số lượng văn bản tham mưu đều tốt so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Cũng bởi công tác tham mưu ban hành các văn bản được chú trọng, hiệu quả được nâng cao nên quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ luôn là điểm sáng cho các địa phương trong và ngoài tình học hỏi.
Thứ hai, về công tác quản lý hành nghề Y - Dược tư nhân
Hoạt động hành nghề y tế tư nhân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ những năm gần đây phát triển cả về số lượng và chất lượng, không chỉ góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế công lập mà còn đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Hiện tại, trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ có 230 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, trong đó 31 cơ sở khám chữa bệnh y học hiện đại, 134 quầy thuốc, tủ thuốc doanh nghiệp, đại lý thuốc tân dược, 65 cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền và dược liệu. Để tạo điều kiện cho các cơ sở hành nghề y tế tư nhân hoạt động theo đúng quy định, từ đầu năm đến nay, Phòng Y tế huyện đã phối hợp với Phòng Quản lý hành nghề y dược, Sở Y tế thẩm định đề nghị cấp chứng chỉ và giấy phép hoạt động cho 29 lượt cơ sở; cấp giấy chứng chỉ hành nghề cho 4 lương y, lương dược gia truyền...
Qua hoạt động kiểm tra, toàn huyện chưa phát hiện thuốc giả, thuốc kém phẩm chất. Các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn huyện có giấy phép hoạt động chiếm tỷ lệ cao, trong đó 100% phòng khám y học hiện đại có đủ điều kiện hoạt động. Với lực lượng hành nghề y tế tư nhân khá đông đảo, có năng lực chuyên môn tốt, kinh nghiệm, tay nghề vững, thời gian qua không có tai biến xảy ra, không xuất hiện đơn, thư khiếu kiện của người bệnh.
Đã có trên 500.000 lượt người được các cơ sở y tế tư nhân trong huyện tư vấn về sức khỏe, khám chữa bệnh, hỗ trợ điều trị, góp phần giảm tải bệnh nhân tại các cơ sở y tế công lập.
Trong quá trình hoạt động đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể tiêu biểu, điển hình như lương y Nguyễn Văn Thiệu (thôn An Phú, xã Quỳnh Hải) hỗ trợ thuốc và tiền mặt cho nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh, người có hoàn cảnh khó khăn trong huyện trị giá trên 1 tỷ đồng; lương y Đào Viết Thoàn (thôn Đồng Ấu, xã An Quý) tích cực nghiên cứu khoa học, nâng cao hiệu quả phương thuốc gia truyền, hỗ trợ chữa bỏng cho nhiều bệnh nhân nghèo, trẻ em, người già... [33].
Thứ ba, về công tác thanh tra, kiểm tra
Dựa trên nội dung các văn bản tham tham mưu, được UBND huyện Quỳnh Phụ ban hành; nổi bật trong đó là Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 21/01/2019 về việc “Kiểm tra liên ngành hoạt động sản xuất kinh doanh, chế
biến thực phẩm dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa lễ hội xuân năm 2019”; Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 10/4/2019 về việc “Kiểm tra liên ngành về hoạt động sản xuất kinh doanh, tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019”, Phòng Y tế huyện Quỳnh Phụ đã thực hiện rất tốt công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn huyện [33].
Đồng thời, Phòng Y tế huyện Quỳnh Phụ luôn chú trọng triển khai công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất đan xen trong cả năm, từ đó nâng cao ý thức người dân trong việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực y tế. Qua đó, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như không có bất kì những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện.
1.3.1.3. Huyện Ba Vì, Hà Nội
Ba Vì là địa phương cấp huyện, nằm ở phía Tây Bắc TP. Hà Nội. Huyện Ba Vì có tổng diện tích là 424 km2, dân số trên 266 nghìn người. Toàn huyện có 31 xã, thị trấn; trong đó có 1 xã giữa sông hồng và 7 xã miền núi. Mặc dù là địa phương của thủ đô cả nước nhưng lại là huyện miền núi với địa bàn rộng, gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, trình độ dân trí còn thấp, còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, hiểu biết của người dân về chăm sóc sức khỏe vẫn còn hạn chế. Bởi lẽ đó, các hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng bị ảnh hưởng, bị tác động không nhỏ [51, tr. 2].
Tuy nhiên, những năm gần đây, quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện Ba Vì đã có những sự thay đổi tích cực, đáng ghi nhận. Để đạt được những thành công nói trên, UBND huyện Ba Vì cùng các cấp chính quyền đã thực hiện tốt những vấn đề sau: Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước quy định về lĩnh vực y tế và quản lý nhà nước về y tế, vấn đề đầu tư cho y tế tại cấp cơ sở hay cấp xã luôn được chú trọng.
Từ năm 2011-2014, hai cơ quan là Sở Y tế TP. Hà Nội cùng với UBND huyện Ba Vì là hai cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn
huyện đã đầu tư xây dựng cơ bản cho 06 Trạm Y tế cấp xã [51, tr. 47-48]. Trong khi đó, Trung tâm y tế huyện Ba Vì là đơn vị trực tiếp quản lý trạm y tế các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động sửa chữa, nâng cấp cho một số trạm y tế xã khác.
Bên cạnh đó, hàng năm, UBND TP. Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội, UBND huyện Ba Vì cũng đã duyệt chi ngân sách cho Trạm y tế các xã, thị trấn đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện. Từ đó, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân dân; cũng đồng thời thể hiện việc đầu tư cho quản lý nhà nước về y tế có hiệu quả trên thực tiễn.
Bảng 1.1: Đầu tư xây dựng cơ bản + trang thiết bị
Năm Địa điểm đầu tư Số tiền đầu tư Chủ đầu tư
2011 Trạm y tế xã Chu Minh, Tiên Phong, Thái Hòa
>13.000.000.000 UBND huyện Ba Vì
2012 Trạm y tế xã Cổ Đô 7.000.000.000 UBND huyện Ba Vì Trạm y tế xã Phú Sơn 6.600.000.000 UBND huyện Ba Vì 2013 Trạm y tế xã Minh Châu 6.891.000.000 UBND huyện Ba Vì
2014
Trạm y tế xã Phú Châu 1.287.000.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì
Trạm y tế xã Vạn Thắng 1.118.000.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì
2015
Trạm y tế xã Ba Trại 6.200.000.000 UBND huyện Ba Vì Trạm y tế xã Minh Quang 9.300.000.000 UBND huyện Ba Vì Trạm y tế xã Phú Cường 94.845.000 Trung tâm y tế huyện
Ba Vì
Trạm y tế xã Phong Vân 92.686.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì
Nguồn: [51, tr. 48] Bảng 1.2: Đầu tư mua sắm trang thiết bị
Năm Số tiền đầu tư Chủ đầu tư
2010 4.802.611.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì 2011 7.863.231.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì
2012 927.795.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì
2013 2.232.410.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì 2014 2.117.820.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì 2015 2.659.108.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì
Nguồn: [51, tr. 49]
Song song, công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực y tế ngay tại cấp cơ sở là cấp xã cũng ngày càng được quan tâm. Với mục tiêu nhằm xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu được đặt ra trong công tác chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện Ba Vì.
Bảng 1.3 : Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Nguồn: [51, tr. 50]
Trạm y tế xã Cam Thượng 78.834.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì
Năm Số tiền đầu tư Chủ đầu tư
2010 60.000.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì
2011 65.000.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì
2012 85.000.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì
2013 92.000.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì
2014 110.000.000 Trung tâm y tế huyện Ba Vì
Trên đây là số tiền Trung tâm y tế đầu tư để phát triển nguồn nhân lực tại các trạm y tế, cụ thể là tiền để cử các cán bộ tại các trạm y tế tham gia đào tạo dài hạn, ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn qua các năm.
Dựa trên thông tin, số liệu qua các năm, nhận thấy rằng một trong những phương án hiệu quả để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về y tế là đầu tư trọng tâm, trọng điểm ngay từ cấp cơ sở. Khi cấp cơ sở hoàn thành tốt được chức năng, nhiệm vụ thì cũng sẽ hỗ trợ cho các cấp có thẩm quyền cao hơn quản lý một cách dễ dàng.