Với Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 89 - 97)

Thứ nhất, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc quản lý nhà nước về y tế, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng; quy định rõ trách nhiệm và kiểm tra hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác quản lý nhà nước về y tế ở các quận, huyện. Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên quản lý y tế, chấn chỉnh và khắc phục những biểu hiện tiêu cực.

Triển khai quy hoạch, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp y tế cho phù hợp, đẩy nhanh việc thực hiện trung tâm y tế huyện đa chức năng, trực tiếp quản lý trạm y tế xã; sáp nhập các trung tâm làm nhiệm vụ dự phòng tuyến tỉnh thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về y tế tại địa phương, tập trung kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế trong hoạt động khám chữa bệnh, thực hiện giá dịch vụ y tế; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác đầu tư xây dựng, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị, xã hội hóa, sử dụng Quỹ BHYT để chấn chỉnh, xử lý nghiêm sai phạm nếu có.

Triển khai quyết liệt Đề án 2348 xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở; đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, lập hồ sơ sức khỏe, tập huấn và triển khai theo dõi, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế. Xây dựng và triển khai các chính sách để duy trì, thu hút nhân lực cho tuyến dưới, tăng cường luân phiên cán bộ y tế.

Các tỉnh chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã được Thủ tướng giao. Bảo đảm ngân sách mua thẻ BHYT cho các

đối tượng được nhà nước hỗ trợ 100%, ưu tiên bố trí ngân sách để hỗ trợ hộ gia đình cận nghèo, hộ có thu nhập trung bình tham gia BHYT. Thúc đẩy bao phủ BHYT đối với học sinh, sinh viên. Huy động các nguồn lực cho Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh người nghèo của tỉnh theo Quyết định 14 của Thủ tướng, ngân sách hỗ trợ trẻ em nghèo mổ tim theo Quyết định 55 của Thủ tướng...

Thứ hai, về tài chính

Thực hiện đúng Nghị quyết 18, Nghị quyết 68 của Quốc hội, Nghị quyết 20, 21 của Ban chấp hành Trung ương: Tiếp tục tăng chi cho y tế với tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước, dành tối thiếu 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng, sử dụng phần kinh phí dành ra từ giảm chi thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập y tế, được sử dụng theo đúng nguyên tắc của Nghị quyết số 70 Quốc hội: dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực y tế không điều chuyển sang lĩnh vực chi khác nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết 20, 21 của Trung ương đã đề ra, bảo đảm phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Tạo bước đột phá trong việc tăng tốc độ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về y tế; trong đó, ưu tiên củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế từ quận, huyện xuống xã, phường. Đồng thời, bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách của Nhà nước về khám, chữa bệnh cho người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội.

Hàng năm trên cơ sở thực tế tốc độ tăng thu ngân sách UBND TP. Hà Nội, nâng định mức chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế; điều chỉnh cơ cấu chi theo hướng tăng chi cho quản lý nhà nước về y tế nhất là cấp quận, huyện.

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực y tế bằng các hình thức đầu tư vốn nước ngoài trực tiếp, vốn ODA...

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa lĩnh vực y tế theo Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND ngày 17/07/2009 của Hội đồng nhân dân Thành phố. Tăng cường tuyên truyền vận động để huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác y tế.

Mở rộng việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ sở y tế công lập theo Nghị đinh số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của cơ sở.

Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án phát triển y tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư các dự án vào lĩnh vực y tế với tổng nhu cầu kinh phí là 43.360 tỷ đồng, trong đó: nguồn ngân sách nhà nước cấp 27.360 tỷ đồng, nguồn vốn thu hút xã hội hóa khoảng 16.000 tỷ đồng.

Phân bổ nguồn lực đầu tư cho công tác y tế theo các giai đoạn:

+ Giai đoạn từ 2011 đến 2015 nhu cầu khoảng 21.340 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước cấp khoảng 13.524 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ 2016 đến 2020 nhu cầu khoảng 22.020 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước cấp khoảng 13.836 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ 2021 đến 2030 (định hướng): phát triển hệ thống y tế theo nhu cầu phát triển kinh tế và phát triển đô thị của Hà Nội theo định hướng 5 tổ hợp y tế, phối kết hợp hài hoà giữa Trung ương và Hà Nội.

Tiếp tục chỉ đạo, bố trí ngân sách cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập không bảo đảm bù đắp chi phí từ nguồn thu qua giá dịch vụ khám

chữa bệnh bảo hiểm y tế. Chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế giao phương án tự chủ cho các cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với khả năng của cơ sở khám chữa bệnh và lộ trình kết cấu chi phí vào giá dịch vụ khám chữa bệnh, tránh việc cơ sở khám chữa bệnh phải tăng thu bằng mọi cách để tự chủ, dẫn tới lạm dụng chỉ định dịch vụ kỹ thuật, thuốc và dịch vụ ngày giường bệnh.

Bố trí đủ ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ chi của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài chính; Bố trí đủ kinh phí cho các dự án đầu tư thuộc chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương và Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số theo đúng các nội dung đã được phê duyệt.

Thứ ba, về nguồn nhân lực

Phối hợp hiệu quả với các đơn vị đào tạo trên địa bàn Thành phố, xây dựng chính sách phù hợp, triển khai các đề án phát triển nguồn nhân lực y tế cho Thủ đô.

Phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý. Bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản về đội ngũ công chức, viên chức quản lý có trình độ cao. Bổ sung biên chế cho các Phòng Y tế tại các quận, huyện có mật độ dân cư đông, nhu cầu y tế chăm sóc sức khỏe cao. Sắp xếp, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch phát triển ngành y tế.

Xây dựng đề án đào tạo cán bộ y tế có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao cho các tuyến dịch vụ y tế của Thành phố. Tiếp tục thực hiện và bổ sung các chính sách ưu đãi đối với cán bộ, nhân viên y tế, đặc biệt là cán bộ y tế tuyến cơ sở.

Thứ tư, về hợp tác công tác y tế trong nước và quốc tế

Đẩy mạnh công tác hợp tác, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước về y tế của Thành phố với các cơ quan thuộc Trung

ương, bộ, ngành và các địa phương trên cả nước; đồng thời tăng cường hợp tác đa phương và song phương với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức ngân hàng quốc tế và Chính phủ các nước đã và đang có chính sách hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam.

Thứ năm, công tác truyền thông về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Phát triển mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe đến các xã, phường, thị trấn; sử dụng các biện pháp và hình thức truyền thông phù hợp để mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô và các tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia, đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và cộng đồng; phối hợp liên ngành và các đoàn thể quần chúng phát động rộng rãi các phong trào vệ sinh bảo vệ sức khỏe, thực hiện các chương trình y tế quốc gia trên toàn Thành phố.

Thứ sáu, các giải pháp về quản lý

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tiếp cận các dịch vụ y tế, hoàn thiện cơ chế chính sách đặc thù của Thành phố về y tế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về y tế từ Thành phố đến cơ sở và nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, năng lực hoạt động kiểm tra, thanh tra y tế.

Nâng cao kiến thức quản lý nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ y tế. Thực hành y đức trong khám chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở mọi cơ sở y tế, xây dựng và đẩy mạnh phong trào thi đua, đặc biệt là việc xây dựng các đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành.

Tiểu kết Chương 3

Triển khai nhiệm vụ phân tích phương hướng và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Chương 3 luận văn đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu và phân tích những quan điểm, phương hướng về

y tế của các cơ quan từ trung ương đến địa phương; bao gồm, các quan điểm của Đảng về y tế, phương hướng của TP. Hà Nội về y tế và mục tiêu của quận Hoàn Kiếm về phát triển y tế.

Thứ hai, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp với mục đích nâng cao hiệu

quả thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội trong thời gian tới, cụ thể: i) Hoàn thiện quy định pháp luật quản lý nhà nước về y tế; ii) Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về y tế; iii) Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức quản lý y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; iv) Đầu tư và thu hút vốn để phát triển y tế của quận Hoàn Kiếm; v) Phối hợp, triển khai, hợp tác, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật.

Thứ ba, bên cạnh những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện

hoạt động quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, tác giả cũng đóng góp những khuyến nghị tới các cơ quan Trung ương như: Quốc hội, Chính phủ,… và cơ quan quản lý tại địa phương như Thành ủy, UBND TP. Hà Nội. Qua đó, tác giả mong muốn hoàn thiện quản lý nhà nước về y tế không chỉ riêng tại địa phương quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội mà còn tại cấp quận, huyện trên phạm vi cả nước.

KẾT LUẬN

Hệ thống y tế với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho con người, do đó có vai trò lớn đối với sự phát triển xã hội. Vì vai trò của của sức khoẻ đối với con người và xã hội to lớn như vậy nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến việc phát triển sự nghiệp y tế và tăng cường đầu tư các nguồn lực cho sự nghiệp này. Thông qua đề tài “Quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội”, tác giả luận văn muốn đi sâu để tìm hiểu về vấn đề quản lý nhà nước về y tế trên phạm vi một địa phương cụ thể.

Luận văn đã đạt được những mục tiêu được nêu ra ở phần mở đầu:

Thứ nhất, khái quát cơ sở khoa học quản lý nhà nước về y tế.

Tại Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn như: y tế, hoạt động y tế. Từ đó, tác giả đưa ra khái niệm về quản lý nhà nước về y tế.

Bên cạnh đó, tác giả luận văn đã làm nổi bật vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động quản lý nhà nước về y tế trên nhiều khía cạnh khác nhau; và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về y tế.

Đồng thời, tác giả luận văn cũng khái quát những nội dung cơ bản, quan trọng nhất của hoạt động quản lý nhà nước về y tế nói chung; và nội dung quản lý nhà nước về y tế tại cấp quận, huyện nói riêng.

Hơn thế nữa, tác giả cũng đưa ra những cơ sở khoa học quản lý nhà nước về y tế dựa trên việc đánh giá khái quát về công tác quản lý này trên địa bàn một số địa phương cụ thể. Thông qua đó, tác giả luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm cho quận Hoàn Kiếm cũng như các địa phương khác trên cả nước.

Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động y tê và quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Tại Chương 2 của luận văn, tác giả đã khái quát chung về quận Hoàn Kiếm dựa trên những góc độ khác nhau như: vị trí địa lý, kinh tế và đặc điểm

văn hóa, xã hội. Thông qua đó, tác giả cũng đưa ra những phân tích, đánh giá về ảnh hưởng, tác động của những điều kiện trên đến công tác quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng đưa ra những nhận xét về thực trạng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm: kết quả đạt được, một số hạn chế, bất cập còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên. Đây chính là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp, kiến nghị tại Chương 3.

Thứ ba, phát huy những hiệu quả, tích cực của các phương pháp quản lý nhà nước và khắc phục, tìm giải pháp mới cho những tồn tại phát sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về y tế.

Từ quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phương hướng của TP. Hà Nội và mục tiêu của quận Hoàn Kiếm về hoạt động quản lý nhà nước về y tế, tác giả đưa ra những kiến nghị phát huy những hiệu quả, tích cực của các phương pháp quản lý nhà nước về y tế. Đồng thời, đưa ra những biện pháp khắc phục và tìm giải pháp mới cho những tồn tại phát sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)