Bài học kinh nghiệm cho quận Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

Từ những thành công cũng như vướng mắc, bất cập mà các địa phương ở trên đang gặp phải, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội như sau:

Thứ nhất, quan trọng hơn cả cần chú trọng đến công tác sắp xếp, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về y tế. Cần có sự phân công, phối hợp giữa Phòng Y tế quận và Trung tâm Y tế quận trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các trạm y tế cấp phường. Tránh trường hợp bị chồng chéo về thẩm quyền quản lý cũng như tránh việc đùn đẩy trách nhiệm khi có sai sót trên thực tiễn. Hạn chế tối đa trường hợp bỏ sót những lĩnh vực được trao thẩm quyền nhưng không quản lý, để cho các đối tượng xấu, cá nhân, tổ chức lợi dụng, có những hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Thứ hai, về công tác tham mưu ban hành các văn bản. Đây cũng là một trong những công tác vô cùng quan trọng trong quản lý nhà nước về y tế. Bởi lẽ, nó tác động trực tiếp đến các đối tượng chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Phòng Y tế cấp quận, huyện trên địa bàn đó. Nội dung của các văn bản tham mưu cần phù hợp trước hết với các quy định pháp luật của Nhà nước và đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Chỉ có như thế mới đem lại hiệu quả cao.

Thứ ba, về công tác thanh tra, kiểm tra. Cần thay đổi phương thức trong công tác thanh tra, kiểm tra sao cho phù hợp với sự thay đổi không ngừng của thực tiễn xã hội. Bởi lẽ, các đối tượng có hành vi vi phạm quy định pháp luật ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, có kế hoạch nhằm “che mắt” các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Chính vì thế, cần kết hợp giữa thanh tra, kiểm tra định kì theo kế hoạch cũng như thanh tra, kiểm tra đột xuất nhằm đạt được kết quả cao nhất.

Bên cạnh đó, với những vụ việc trong linh vực y tế rất phức tạp, Phòng Y tế cấp quận, huyện không thể tự giải quyết; khi đó đòi hỏi có sự phối hợp giữa các cơ quan liên ngành. Chỉ có như thế, công tác thanh tra, kiểm tra mới đạt được hiệu quả cao trên thực tiễn.

Thứ tư, về công tác quản lý hành nghề Y - Dược tư nhân. Phòng Y tế quận, huyện có chức năng, nhiệm vụ chính trong công tác quản lý hành nghề Y - Dược tư nhân trên địa bàn quận, huyện mình quản lý. Chính vì thế, Phòng Y tế vừa phải đóng vai trò thúc đẩy, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức hành nghề y - dược tư nhân phát triển, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định. Đồng thời, Phòng Y tế cũng đảm nhiệm việc quản lý chất lượng, hoạt động các cá nhân, tổ chức hành nghề y - dược tư nhân trên địa bàn quận, huyện không có những vi phạm trái quy định pháp luật hiện hành.

Thứ năm, cần chú trọng công tác đầu tư có hiệu quả ngay từ cấp cơ sở. Để hoạt động quản lý nhà nước về y tế cấp quận, huyện có hiệu quả thì đòi hỏi y tế cấp xã, phường, thị trấn cũng phải hoạt động có hiệu quả. Có như thế, hoạt động quản lý nhà nước về y tế cấp quận, huyện mới đơn giản và đạt hiệu quả trên thực tế. Do đó, cần chú trọng công tác đầu tư có hiệu quả ngay từ trạm y tế cấp xã.

Tiểu kết Chương 1

Triển khai nhiệm vụ tổng quan cơ sở khoa học quản lý nhà nước về y tế, Chương 1 luận văn đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Thứ nhất, tại Chương 1, tác giả luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ

một số khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn như: y tế, hoạt động y tế và quản lý nhà nước về y tế.

Thứ hai, tác giả khái quát chung về chủ thể và đối tượng quản lý nhà

nước về y tế; cũng như những nội dung cơ bản, chủ yếu của hoạt động này tại cấp quận, huyện. Cụ thể, quản lý nhà nước về y tế tại cấp quận bao gồm 5 nội dung sau: i) tổ chức thực hiện và thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực y tế trên địa bàn quận; ii) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; iii) thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực y tế; iv) tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về y tế; v) kiểm tra, tham gia thanh tra về lĩnh vực y tế trên địa bàn quận.

Thứ tư, qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về y tế tại

một số địa phương khác nhau: y tế cấp huyện tại tỉnh Quảng Ngãi, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) và huyện Ba Vì (TP. Hà Nội); tác giả đã rút ra năm bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội).

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)