Phương hướng của thành phố Hà Nội về y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

Thứ nhất, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước

Một là, về ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định pháp luật về y tế trên địa bàn thành phố:

Ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước, đường lối, chính sách của Đảng trên phạm vi địa bàn thành phố. Đồng thời, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xác định các vướng mắc, bất cập, chồng chéo để từ đó kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, kịp thời giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cơ sở; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tinh giản biên chế 10% giai đoạn 2015 - 2021 theo Nghị quyết số 39-NQ/TW; cơ cấu lại, tinh giản biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với cải cách tiền lương.

Đẩy mạnh phân cấp gắn với nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các sở ban ngành; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Phấn đấu đạt 100% dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế đạt mức 4.

Ba là, tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức

Hoàn thành lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế trên địa bàn thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo nhiệm vụ lập quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai lập Quy hoạch hệ thống cơ

sở khám bệnh, chữa bệnh; quy hoạch hệ thống kiểm nghiệm của Nhà nước theo quy định của Luật quy hoạch.

Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế, kiện toàn hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở y tế TP. Hà Nội, chỉ đạo các địa phương tiếp tục mở rộng mô hình Trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh, Trung tâm y tế huyện đa chức năng quản lý trạm y tế xã.

Bốn là, nâng cao năng lực và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát

Xây dựng và thực hiện tốt Kế hoạch Thanh tra năm 2020; Đề án phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật tại các cơ sở y tế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tiếp tục xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng công tác hệ thống thanh tra y tế, cộng tác viên thanh tra y tế. Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra y tế đến năm 2025.

Thứ hai, phát triển nhân lực y tế và ứng dụng khoa học công nghệ

Tiếp tục xây dựng y tế về đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nguồn nhân lực y tế theo hướng hội nhập quốc tế. Hoàn thiện và triển khai Đề án thành lập và triển khai hoạt động của Hội đồng Y khoa quốc gia; Nghị định về đào tạo đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe sau khi được duyệt.

Tăng cường giám sát, đảm bảo bảo chất lượng đào tạo, quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia. Tăng cường giám sát, đảm bảo bảo chất lượng đào tạo, quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia. Tiếp tục xây dựng chương trình, chuẩn năng lực cơ bản các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe; đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao các kỹ thuật y học tiên tiến.

Thứ ba, tăng cường hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe

Chủ động, kịp thời cung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của người dân, dư luận về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nhằm tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và chủ động tham gia của mọi người dân, sự chủ động, vào cuộc của các cấp ủy, đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ngành, Ủy ban mặt trận tổ quốc, đoàn thể các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội.

Biểu dương nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Triển khai Kế hoạch tổng thể Truyền thông nguy cơ sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 02/QĐ-BYT ngày 02/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Thực hiện các nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe trong các hoạt động, chương trình, dự án về y tế nhằm nâng cao kiến thức, thực hành của người dân trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)