nhà nước
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc hoàn thiện sử dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước
Hiến pháp năm 2013 lại một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Đảng cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Công tác quản lý cán bộ, công chức phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước và điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội. Đảng đề ra các chính sách, chủ trương, đường lối, chiến lược về cán bộ, công chức.
Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: “Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bòi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp”[14, tr.261]. Nghị quyết 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CB, CC, viên chức xác định: “Sớm xây dựng cơ chế thu hút người có tài năng, các chuyên gia trong các ngành, lĩnh vực vào làm việc tại cơ quan của Đảng, Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn CB, CC từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ vào công tác trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị”.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chức và chất lượng cán bộ, đặt công tác này ở vị trí chiến lược trên quan điểm coi con người là chủ thể, là trung tâm của phát triển, là mục tiêu và động lực của đổi mới. Kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, tổng kết 30 năm đổi mới đã xác định một trong những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm tới là công tác cán bộ. Đại hội đã xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” [15].
Nước ta đang trong giai đoạn tiến lên CNH, HĐH, trước những thời cơ và thách thức đã xác định vai trò của đội ngũ công chức trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, thời kỳ hội nhập kinh tế, quốc tế. Đảng ta đã đề ra các quan điểm cơ bản về công tác cán bộ, xây dựng nguồn nhân lực, đội ngũ công chức trong tình hình mới, với mục đích nâng cao năng lực đội ngũ công chức về mọi mặt đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tháng 11/2011, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, với hệ thống các giải pháp và mục tiêu cụ thể. Chương trình gồm 6 nội dung là: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính. Đây là một chương trình có tính chiến lược, định hướng và chỉ đạo toàn diện cho công tác cải cách hành chính nhà nước trong thời gian 10 năm và được chia làm 2 giai đoạn - giai đoạn I (2011 - 2015) và giai đoạn II (2016 - 2020).
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã xác định: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất chính trị tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân nhân.
Mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 xác định: Trọng tâm CCHC trong giai đoạn 10 năm tới là: cải cách thể chế, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công: “Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là: “Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả” [29]. Hiệu quả sử dụng cán bộ, công chức phụ thuộc rất lớn vào năng lực thực thi công vụ của hộ đối với công việc.
3.1.2. Quan điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế về xây dựng, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ngũ cán bộ công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 định hướng phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2020: “Tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”; đến năm 2020, xứng tầm là một trong những trung tâm văn
hoá - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước và khu vực; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”[41. tr.123].
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch 11-KH/TU, ngày 13/7/2016 về thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; Quyết định 728- QĐ/TU, ngày 31/12/2007 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; Quyết định 2037-QĐ/TU, ngày 11/5/2015 về phân cấp quản lý cán bộ; Kết luận 42-KL/TU, ngày 27/4/2017 về quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế từ nay đến năm 2025.
Xác định tầm quan trọng của nguồn nhân lực con người đối với quá trình phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 28/12/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định 2711/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định 52/2015/QĐ-UBND, ngày 28/10/2015 về việc ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức; Quyết định 05/2015/QĐ-UBND, ngày 29/1/2015 về việc ban hành Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Đồng thời, định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh trong thời gian tới tập trung vào những nội dung:
- Đến năm 2020, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, có đủ phẩm chất và năng lực, đủ trình độ, bản lĩnh chính trị thực thi công vụ, tận tâm, tận tụy, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xác định cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng vị trí việc làm theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý để làm cơ sở xác định biên chế, tuyển dụng và quy hoạch, tào tạo,
bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
- Đối mới công tác đánh giá, nhận xét đối với cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện cơ chế loại bõ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, từng bước thực hiện công tác thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào taọ, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhất là chú trọng việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp, tập trung vào đội ngũ công chức hành chính và cán bộ chính quyền cơ sở, thực hiện đào tạo nhân tài, đào tạo chuyên gia về một số ngành, lĩnh vực ở cấp tỉnh, cấp huyện.
- Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi vị trí việc làm và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
- Có chính sách bố trí nguồn lực kinh tế để thực hiện các chế độ, chính sách, về môi trường, phương tiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với cán bộ, công chức, viên chức.