Nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác điều động, luân chuyển, biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG CÔNG CHỨC các cơ QUAN CHUYÊN môn THUỘC ủy BAN NHÂN dân TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 99 - 101)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện sử dụng công chức các cơ quan chuyên môn

3.2.3. Nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác điều động, luân chuyển, biệt

phái công chức

Thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị;

Hướng dẫn 06-HD/TCTW, ngày 02/4/2002 của Ban Tổ chức Trung ương về

luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Công tác luân chuyển cán bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua đã thực hiện khá tốt với thời gian, lộ trình cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như đã trình bày tại Chương 2. Trong thời gian tới, tỉnh cần cần thực hiện tốt một số giải pháp mang tính chiến lược, lâu dài. Đồng thời, UBND tỉnh và các CQCM thực hiện tốt các nội dung sau:

- Tiếp tục quán triệt mục đích, quan điểm, nguyên tắc và phương châm công tác luân chuyển cán bộ; hướng dẫn các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị nắm vững nội dung, phương pháp thực hiện luân chuyển cán bộ gắn với thực hiện các khâu khác trong công tác cán bộ. Triển khai kế hoạch luân chuyển cán bộ trong quy hoạch để chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng các cấp và bầu cử HĐND các cấp; quan tâm đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ có triển vọng trong diện quy hoạch. Rà soát đội ngũ cán bộ hiện có để thực hiện luân chuyển, điều động ngang đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý giữ một chức vụ hai nhiệm

kỳ liên tiếp. Tiếp tục đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ, đưa công tác này trở thành nền nếp thường xuyên trong công tác cán bộ. Thực hiện tốt về quản lý, giám sát đối với cán bộ luân chuyển; kịp thời ban hành chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển, tạo điều kiện để cán bộ luân chuyển yên tâm rèn luyện, cống hiến.

- Để công tác luân chuyển công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh đạt hiệu quả thiết thực theo chủ trương của tỉnh, cần phải làm tốt việc đánh giá công chức và quy hoạch công chức. Quy hoạch công chức và luân chuyển công chức có mối quan hệ nhân quả. Luân chuyển là kết quả và là sự triển khai quy hoạch. Quy hoạch tốt sẽ tạo điều kiện để chủ động luân chuyển công chức lãnh đạo quản lý. Khi thực hiện luân chuyển công chức cần chú ý một số điểm sau:

Thứ nhất, Kết hợp chặt chẽ luân chuyển công chức với các khâu khác của công tác công chức; giữa công tác tổ chức với công tác luân chuyển.

Thứ hai, Căn cứ vào năng lực, sở trường của công chức và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị để xác định nơi luân chuyển đến và bố trí công việc cho phù hợp để phát huy mặt mạnh của công chức.

Thứ ba, Làm tốt công tác chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức, tạo sự thống nhất cao trong cấp uỷ, tập thể lãnh đạo và bản thân công chức, nơi công chức đi cũng như nơi công chức luân chuyển đến.

Thứ tư, Xác định rõ với công chức được luân chuyển về yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm thuận lợi và khó khăn nơi công chức đến. Trong quá trình thực hiện, cần thường xuyên theo dõi, giúp đỡ để công chức kịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG CÔNG CHỨC các cơ QUAN CHUYÊN môn THUỘC ủy BAN NHÂN dân TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)