Nâng cao chất lượng đội ngũ cánbộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an (Trang 26 - 29)

- Công tác qui hoạch cán bộ quản lý

Trong quy hoạch cán bộ quản lý, vấn đề lựa chọn cán bộ là khâu cơ bản để có được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu. Quy hoạch cần thể hiện sâu sắc quan điểm: quyền lực của cán bộ thực chất là quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; nhân dân trao cho cán bộ sử dụng quyền lực để quản lý, tổ chức xây dựng xã hội, phục vụ nhân dân. Cán bộ phải chịu trách nhiệm về vận mệnh của dân tộc, sự phồn vinh của đất nước, cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Không vì bất cứ một lý do nào mà để những người không xứng đáng, không đủ đức, tài, không được nhân dân tín nhiệm vào cơ quan quyền lực, vào đội ngũ cán bộ chủ chốt.

Lựa chọn tốt cán bộ vào diện quy hoạch. Căn cứ vào phẩm chất, năng lực, khả năng phát triển của cán bộ, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ quản lý mà quy hoạch cho phù hợp.

Phối hợp đồng bộ giữa cấp trên và cấp dưới trong thực hiện quy hoạch cán bộ cấp mình, trong đó có cán bộ quản lý.

Tổng kết, đánh giá toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý, có kết luận cụ thể về mức độ phấn đấu, trưởng thành của cán bộ đang công tác ở các đơn vị trong diện quy hoạch cán bộ quản lý để điều chỉnh, bổ sung kịp thời, chính xác.

Kịp thời bố trí, sử dụng cán bộ quản lý trong diện quy hoạch khi họ có xu hướng phát triển đi lên. Công tác quy hoạch cần phải được kiểm tra, bổ sung, phát triển hàng năm để bảo đảm nguồn cán bộ dự nguồn lâu dài cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý.

- Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong giai đoạn hiện nay. Khi mà cải cách hành chính diễn ra mạnh mẽ, đội ngũ cán bộ quản lý cần được trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận, chính trị, hành chính, kinh tế, luật... Trong khi đó, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ quản lý nhìn chung chưa cao, còn nhiều hạn chế. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng quan niệm "cán bộ là cái gốc của mọi công việc". Người xác định "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng". Chính vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt nhất thiết phải được quan tâm hàng đầu, thường xuyên và liên tục. Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học. Còn bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc. Nếu đào tạo là quá trình làm cho con người có năng lực theo những tiêu

chuẩn nhất định thì bồi dưỡng làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất đó. Mặc dù trình độ học vấn về chuyên môn của lực lượng cán bộ quản lý ngày nay đã được nâng lên nhưng những kiến thức, kỹ năng học tập được trong nhà trường còn chưa thực sự thực tế, có những kiến thức chưa thể áp dụng trong thực tiễn làm việc. Do đó, trong công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đòi hỏi phải biết chọn lựa nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với chuyên ngành, với chức danh công việc cụ thể. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đạt về số lượng, tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng tràn lan, hình thức; đào tạo nhưng không trang bị những kỹ năng cần thiết mà chỉ để bổ sung chứng chỉ, bằng cấp vào lý lịch cán bộ. Trong khi đó, người có nhu cầu thật sự không được cử đi, người không sử dụng kiến thức đó được đi học, gây lãng phí nguồn kinh phí đào tạo của Nhà nước. Nội dung đào tạo xuất phát từ sự cần thiết thực tế, yếu khâu nào đào tạo, bồi dưỡng khâu đó. Tuy nhiên, hiện nay, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý vẫn mang nặng về lý luận chính trị, ít chuyên sâu vào khoa học hành chính, các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước cần thiết để đáp ứng yêu cầu trong công việc của đội ngũ cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, bản thân những cán bộ quản lý cũng chưa thực sự coi trọng và chú trọng vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, lý luận chính trị, các kỹ năng nghiệp vụ, còn tồn tại những cán bộ quản lý coi công tác đào tạo bồi dưỡng là việc bắt buộc trong quá trình công tác của bản thân.

- Chính sách đãi ngộ, tạo động lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý

Trong xã hội hiện nay, hiện tượng “chảy máu chất xám” từ khu vực hành chính Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước đang xảy ra khá nhiều. Một trong những nguyên nhân cơ bản là chính sách đãi ngộ, tạo động lực của Nhà nước chưa công bằng và chưa xứng đáng đối với đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng. Nhiều cán bộ gắn bó với khu vực

Nhà nước do tính ổn định, nhưng chỉ ổn định thôi chưa đủ mà các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ quản lý phải là động lực thúc đẩy cán bộ quản lý tích cực học tập, làm việc, cống hiến hết sức mình cho công việc, cho nhân dân, đồng thời góp phần ngăn chặn tệ nạn tham nhũng đang ngày càng gia tăng, làm trong sạch bộ máy công vụ các cấp. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.

Các chính sách tạo động lực của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ quản lý bao gồm chính sách tác động đến cả vật chất và tinh thần. Về vật chất, thông qua các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, trả lương cho cán bộ phải tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao, các loại phụ cấp và các khoản phúc lợi (BHYT, BHXH, nhà ở....), chính sách thu hút nhân tài, chính sách đối với người về hưu trước tuổi hoặc chính sách đối với những người đang công tác nhưng không đủ sức khỏe để tiếp tục cống hiến....Chính sách tác động đến tinh thần bằng các hình thức khen thưởng, tôn vinh đối với tập thể các cán bộ quản lý hoặc cán bộ quản lý làm việc hiệu quả cao. Nếu các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ quản lý được đảm bảo, kịp thời, công bằng, minh bạch sẽ thu hút lượng lớn lao động, nhất là lao động trẻ tuổi, có nhiệt huyết, trình độ, năng lực về làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)