sách pháp luật về kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước, hiểu biết sâu những quy định của pháp luật của các tổ chức quốc tế trên cơ sở tinh thông nghiệp vụ, chuyên môn, sử dụng thành thạo ngoại ngữ và vi tính. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý là quá trình tự thân do yêu cầu của mở cửa hội nhập quốc tế.
1.4.4. Xuất phát từ những hạn chế, bất cập trong năng lực của cán bộ quản lý quản lý
Việc tăng cường, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý còn xuất phát từ thực trạng bất cập về năng lực của cán bộ quản lý hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém; chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới và yêu cầu nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ mới. Năng lực cán bộ quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện quản lý của người cán bộ, năng lực về xây dựng kế hoạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định mục tiêu của tổ chức, năng lực lãnh đạo điều hành sẽ ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động của tổ chức, năng lực về kinh tế - tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển thị trường, tăng nguồn thu cho đơn vị…
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa một số những vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý, đưa ra một số khái niệm liên quan về cán bộ, cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, trên cơ sở đó phân tích các tiêu chí đánh giá chất lượng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong giai đoạn hiện nay. Qua đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở chương 2 và đưa ra một số định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở chương 3.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN BỘ CÔNG AN 2.1. Khái quát về Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an
2.1.1. Tổng quan về quá trình hình thành
Bệnh viện Y học cổ truyền, tiền thân là Phòng chẩn trị Y học dân tộc được thành lập ngày 28/6/1986. Năm 1996, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ký Quyết định số 969/QĐ-BNV thành lập Bệnh viện Y học cổ truyền, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an. Bệnh viện có nhiệm vụ khám, cấp cứu, điều trị cho cán bộ chiến sỹ, công nhân viên Công an, các đối tượng bảo hiểm y tế nhân dân trong khu vực và các cá nhân nước ngoài khi có yêu cầu. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua Website của bệnh viện; tư vấn tuyên truyền phòng bệnh và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân ngay tại bệnh viện. Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. Huấn luyện, đào tạo cán bộ y tế; Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế cho một số trường như Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Đại học y Hà Nội, trường trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác…; tổ chức đào tạo, nâng cao cho đội ngũ y bác sĩ bệnh viện và tuyến dưới thuộc hệ thống y tế Công an nhân dân để nâng cao trình độ chuyên môn; chỉ đạo tuyến, bàn giao kỹ thuật về y học cổ truyền cho y tế Công an các địa phương. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng các đề tài, sáng kiến khoa học vào thực tế tại Bệnh viện; tham mưu giúp lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật trong hợp tác quốc tế về y học; tham mưu lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Y tế đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của bệnh viện; tổ chức quản lý kinh tế trong bệnh viện.
Trong những năm qua, Bệnh viện đã hoàn thành xuất sắc công tác khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, vượt mức kế hoạch năm sau cao hơn năm trước, không ngừng cải tiến quy trình, cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà, nâng cao chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân; giải quyết tốt tình trạng quá tải bệnh nhân, bảo đảm duy trì chất lượng khám, chăm sóc bệnh nhân. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an, của lãnh đạo Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bệnh viện luôn phát triển ngày càng lớn mạnh kể cả về số lượng, chất lượng. Quy mô của Bệnh viện ngày phát triển từ 200 giường nội trú, 09 khoa phòng (năm 2005), đến nay Bệnh viện có 400 giường điều trị nội trú, 20 khoa, phòng và Trung tâm sản xuất thuốc, Trung tâm xã hội hóa Y khoa Việt Xuân. Hiện Bệnh viện đang triển khai thực hiện Quyết định số 4295/QĐ-BCA ngày 15/8/2013 về việc thành lập cơ sở II Bệnh viện Y học cở truyền tại thành phố Hồ Chí Minh có quy mô 300 giường bệnh nội trú và 20 khoa phòng chức năng. Hiện Bệnh viện đang tích cực chỉ đạo thực hiện dự án để đưa vào hoạt động đáp ứng nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và tham gia sự nghiệp y tế cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phía Nam. Với tổng số hơn 800 cán bộ chiến sĩ, trong đó có 19 tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II; 63 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I; 142 bác sĩ, dược sĩ đại học và gần 100 cán bộ trình độ đại học các chuyên ngành, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an là Bệnh viện hạng I và là một trong ba bệnh viện đứng đầu trong hệ thống bệnh viện Y học cổ truyền trong cả nước (cả nước có 64 Bệnh viện Y học cổ truyền). Chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng hiệu quả; số ngày điều trị trung bình năm giảm dần. Với thế mạnh trong khám và điều trị bệnh nhân bằng phương pháp y học cổ truyền, bệnh viện đã chủ động nghiên cứu, kế thừa và khai thác các bài thuốc y học cổ truyền. Công tác nghiên cứu khoa học được Bệnh viện chú trọng với hàng trăm đề tài khoa học và sáng tạo tuổi trẻ trong đó 90% đề tài,
sáng kiến có ứng dụng thực tiễn; với dược liệu là các loại cây, con có sẵn trong nước, bệnh viện đã nghiên cứu, bào chế các bài thuốc như Hoàn phong thấp, Hoàn thanh não, Hoàn đại tràng, Hoàn thập toàn đại bổ, Hoàn tam thất mật ong, Siro dưỡng âm bổ phế, phàn thạch tán …. được sử dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh nan y như thoát vị đĩa đệm, phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, zona thần kinh, di chứng chấn thương, bệnh trĩ, các bệnh lý về hậu môn trực tràng, rối loạn chuyển hóa, cơ xương khớp, điều trị hỗ trợ ung thư bằng y học cổ truyền … mang lại hiệu quả cao. Uy tín, chất lượng điều trị Bệnh nhân tại Bệnh viện ngày càng được nâng cao, vì vậy công suất sử dựng giường luôn đạt trên 100%; lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện tăng theo từng năm.
Ngoài công tác khám điều trị bệnh nhân tại chỗ Bệnh viện còn tích cực chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cao cấp Bộ Công an và cán bộ cao cấp Trung ương. Hàng năm, Bệnh viện đã chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ khám, cấp thuốc, điều trị cho hàng nghìn cán bộ cao cấp Bộ Công an tại hai khu vực là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt tham gia hàng chục đợt chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đối với cán bộ cao cấp Trung ương theo chỉ đạo của Ban Bảo vệ sức khỏe cao cấp Trung ương, được các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ban bảo vệ sức khỏe cao cấp Trung ương ghi nhận, đánh giá cao. Đối với công tác hợp tác quốc tế, Bệnh viện luôn duy trì, phát triển đối với các nước có nền Y học cổ truyền phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan... để học tập, ứng dụng các tiến độ của nền Y học hiện đại kết hợp với Y học cổ truyền trong điều trị bệnh nhân.
Các hoạt động tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa được Bệnh viện luôn quan tâm thực hiện thường xuyên, đã tổ chức hàng trăm đoàn khám bệnh, cấp thuốc miễm phí cho nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa khó khăn như:
Tuyên Quang, Bắc Cạn, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Bình... Thường xuyên phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an: Cục C52; Cục An ninh Tây Bắc và Công an tỉnh Điện Biên... khám, cấp thuốc miễn phí, kết hợp vận động đối tượng bị truy nã ra đầu thú tại Lóng Luông (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) một địa bàn phức tạp về ma túy; huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) địa bàn phức tạp về an ninh, chính trị. Các hoạt động trên góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng thế trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt, từ năm 2008 thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TW của Ban Bí thư về phát triển nền đông y Việt Nam trong tình hình mới và Đề án phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, sự giúp đỡ tạo điều kiện của các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Y tế, Bệnh viện Y học cổ truyền đã lập dự án đầu tư “Bảo tồn đi đôi với việc phát triển một số loài cây, con thuốc quý hiếm đảm bảo GAP (Good Agricultural Prctices - WHO-2003) phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế Công an nhân dân” và góp phần đảm bảo an ninh dược liệu trong giai đoạn hiện nay. Bệnh viện đã chủ động nghiên cứu, sưu tầm các loại dược liệu quý trên địa bàn toàn quốc tập trung đưa về phối hợp với các trại nuôi, trồng khảo nghiệm; các loại cây, con đưa vào khảo nghiệm, nghiên cứu có một số loại nằm trong diện sách đỏ Việt Nam, đang có nguy cơ tuyệt chủng như Diệp hạ châu, Xương khỉ, Râu mèo, Sói rừng, Trạch tả, Giảo cổ lam, Ba kích, Trinh nữ Hoàng cung... tận dụng quỹ đất tại các trại giam thuộc Bộ Công an như: trại giam Suối Hai (Ban Vì, Hà Nội); trại giam Thanh Lâm (Thanh Hóa), trại giam Yên Hạ (Sơn La); trại giam Hoành Bồ (Quảng Ninh); trại giam Sông Cái (Ninh Thuận) … quá trình khảo nghiệm, nghiên cứu thành công, các loại
cây con phát triển tốt, bệnh viện đã tiến hành mở rộng diện tích để tiếp tục thực hiện dự án. Đến nay bệnh viện đã thu hoạch được nhiều tấn dược liệu. Với các loại dược liệu thu hoạch được, bệnh viện chế biến, chiết xuất sử dụng làm các loại thuốc điều trị sử dụng ngay tại bệnh viện, một phần cung cấp cho các cơ sở y tế trong vào ngoài lực lượng Công an nhân dân, được các đơn vị này đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả trong điều trị bệnh; đặc biệt một số bệnh viện đông y đã dùng dược liệu do bệnh viên Y học cổ truyền CAND cung cấp thay thế nhiều dược liệu nhập ngoại. Hiệu quả của dự án ngày càng được khẳng định, trước đây các nguồn dược liệu cung cấp cho bệnh viện chủ yếu được khai thác nhỏ lẻ từ nguồn trong nước, phần lớn được nhập chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên… nay với sự chủ động nguồn dược liệu từ Dự án đã thay thế trên 25% số dược liệu nhập khẩu, giúp bệnh viện chủ động nguồn dược liệu cung ứng, tiết kiệm nguồn ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng.
Hiện nay, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an đang tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu bổ sung các loại cây, con vào danh mục trồng và bảo tồn trong dự án, từ đó khai thác đáp ứng nguồn dược liệu đảm bảo công tác khám, điều trị tại Bệnh viện và các cơ sở y tế điều trị bằng y học cổ truyền trong khu vực từ các nguồn dược liệu luôn được bổ sung thu hoạch từ Dự án. Việc triển khai dự án ngoài việc đảm bảo an ninh dược liệu thuốc chữa bệnh trong nước mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc; trước nay việc tìm công ăn việc làm cho số phạm nhân đang thi hành án tại các trại giam là vấn đề khó khăn của các trại giam, từ khi thực hiện dự án, bệnh viện đã cung cấp cây, con giống, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và tổ chức thu mua sản phẩm, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn phạm nhân và tạo công ăn việc làm và tạo nguồn thu nhập ổn định cho bà con; giúp địa phương vùng cao có nguồn cây, con thay thế khi xóa bỏ cây anh túc; góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Tập thể Ban giám đốc bệnh viện và các cán bộ chiến sĩ giữ chức vụ là trưởng phòng và tương đương, phó trưởng phòng và tương đương (cán bộ quản lý, chỉ huy tại các khoa, phòng thuộc bệnh viện) là một khối đoàn kết, thống nhất, luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, thực hiện tốt y đức, không ngừng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, phục vụ bệnh nhân ngày một tốt hơn, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ban giám đốc và đội ngũ chỉ huy tại các khoa, phòng đã làm tốt vận động quần chúng, tổ chức thực hiện và duy trì tốt các phong trào thi đua; làm tốt công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng, công tác quần chúng; Đảng bộ ngày càng lớn mạnh và phát triển không ngừng. Từ năm 2010 đến nay, Đảng bộ Bệnh viện liên tục được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Cán bộ chiến sĩ, công nhân viên Bệnh viện luôn chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh nội vụ của ngành.
Các tổ chức Thanh niên, Công đoàn, Hội phụ nữ, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện luôn năng động, sáng tạo hoạt động có hiệu quả góp phần to lớn trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đơn vị và đã được Chính phủ, Bộ Công an, Trung ương đoàn, Tổng liên đoàn, Trung ương Hội tặng nhiều Bằng khen, cờ thi đua xuất sắc và nhiều hình thức khen thưởng khác.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an
Quyết định số 58/QĐ-BCA, ngày 05 tháng 01 năm 2010 của Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bệnh viện Y học cổ truyền như sau:
Bệnh viện Y học cổ truyền có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh cho cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân và tham gia sự nghiệp y tế cộng đồng theo quy định của Nhà nước và của Bộ trưởng Bộ Công an.
Nhiệm vụ
Khám, chữa bệnh:
Tổ chức khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú, thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng các phương pháp y học cổ truyền cho cán bộ, chiến sĩ Công an. Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, chiến sĩ công an là thành viên của Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp của Bộ Công an.
Tham gia chương trình y tế cộng đồng và khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an.
Kế thừa và nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu, xác minh, đánh giá và kế thừa các bài thuốc cổ truyền, các cây, con làm thuốc, các phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ Công an.
- Nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám và