Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an (Trang 90 - 99)

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát gắn với hoạt động lãnh đạo của Đảng. Theo Người, lãnh đạo tất yếu phải có kiểm tra; qua kiểm tra để phát hiện những nhân tố tích cực từ đó kịp thời khen thưởng, tạo động lực

làm việc, phát huy khả năng làm việc của cán bộ quản lý để cán bộ quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn của mình. Đồng thời, kiểm tra, giám sát cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng, vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý, mà thiếu sự kiểm tra, giám sát thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, nạn tham nhũng, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này. Bên cạnh đó kiểm tra, giám sát còn đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật.

Tổ chức đảng, cấp ủy cấp trên và công chức lãnh đạo tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công việc của cán bộ, chiến sĩ trên cơ sở nhiệm vụ, công việc được giao, căn cứ vào quy trình, thời gian giải quyết công việc của cán bộ, chiến sĩ, căn cứ vào quy chế làm việc của cán bộ, chiến sĩ, căn cứ vào kết quả và thái độ làm việc để tổ chức kiểm tra, nếu phát hiện ưu điểm của cán bộ quản lý thì phải động viên khen thưởng. Nếu phát hiện sai phạm thì phải xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm nhằm đảm bảo kỷ luật, kỷ cương của bệnh viện.

Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân, của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Thông qua kiểm tra, giám sát người dân, của tổ chức đảng và đảng viên có thể đóng góp ý kiến trực tiếp đối với cán bộ quản lý hoặc ghi vào sổ đóng góp ý kiến của cơ quan.

Cần phải thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị cũng như của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ quản lý nhằm khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công bằng.

Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,

những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ nhằm đề cao giá trị đạo đức, sự hướng thiện của con người, ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút, suy thoái đạo đức. Trên cơ sở đó, xem xét, đánh giá tinh thần trách nhiệm của họ và có thái độ xử lý thỏa đáng đối với những người thiếu tinh thần trách nhiệm nhằm giáo dục và răn đe cán bộ quản lý, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và pháp luật và đối với cán bộ, chiến sĩ nói chung và cán bộ quản lý nói riêng.

Thông qua kiểm tra, giám sát để phát hiện ra những mặt tích cực và những mặt tiêu cực của cán bộ quản lý, cần kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ quản lý có hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà khi thực hiện khám chữa bệnh cho nhân dân.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng của cán bộ quản lý tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, tác giả đã mạnh dạn để xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng cường chất lượng cán bộ quản lý như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng , xây dựng lực lượng, đạo đức cán bộ quản lý; quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý, đổi mới trong chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý; tiếp tục đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý; tăng cường công tác đánh giá cán bộ quản lý; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát; quan tâm cải thiện môi trường làm việc. Đây là những giải pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất. Thông qua đó, tác giả mong muốn chất lượng cán bộ quản lý được nâng lên, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an trong thời kỳ mới.

KẾT LUẬN

Cán bộ, chiến sĩ nói chung và cán bộ quản lý nói riêng là nguồn nhân lực quan trọng của việc xây dựng và phát triển Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp khám chữa bệnh cho ngành công an. Đối với Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, cán bộ quản lý là những người trực tiếp làm công tác quản lý cũng như thực hiện các công tác chuyên môn về khám chữa bệnh. Do vậy, việc nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khám chữa bệnh của ngành Công an trong giai đoạn mới là công việc có ý nghĩa to lớn, quyết định sự phát triển của bệnh viện; cần được sự quan tâm, thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài của toàn Đảng ủy Bộ Công an, các cơ quan quản lý của Bộ và từng cá nhân các lãnh đạo quản lý của Bộ. Luận văn “Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an” được thực hiện gồm 3 chương:

Chương 1, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về Cán bộ, cán bộ lãnh đạo, khái niệm liên quan về chất lượng cán bộ quản lý, trên cơ sở đó phân tích các tiêu chí đánh giá chất lượng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ quản lý và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2, Đánh giá thực trạng, khái quát quá trình phát triển của Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an. Từ những tiêu chí cụ thể để đanh giá chất lượng cán bộ quản lý bệnh viện để có thể phân tích đánh giá đặc điểm chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và từ đó phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an; từ đó đưa ra những giải pháp nêu ở Chương 3.

Chương 3, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường chất lượng cán bộ quản lý tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an: công tác

quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá công chức, chính sách đãi ngộ, ...

Qua nghiên cứu đề tài “Tăng cường chất lượng cán bộ quản lý tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an”, tác giả hy vọng góp phần vào nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, đồng thời dùng làm nguồn tài liệu tham khảo, tập huấn cho những cán bộ là công tác quản lý tại các bệnh viện.

Do điều kiện về thời gian và kiến thức cá nhân có hạn, mặt khác đây là một vấn đề lớn, phức tạp, chắc chắn luận văn không tránh khỏi thiếu sót, chưa hoàn thiện. Tác giả kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy, cô và bạn đọc về những thiếu sót để bản Luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XII), Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến ", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

2. Bộ Chính trị (khóa IX), Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước.

3. Bộ Chính trị (khoá XI) (năm 2015), Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cư cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

4. Bộ Chính trị (2010), Quyết định số 286-QD/TW ngày 08/02/2010 của về ban hành quy chế đánh giá cán bộ công chức.

5. Ngô Thành Can (2012), “Chất lượng thực thi công vụ - Vấn đề then chốt của cải cách hành chính”, Nội san khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự học

viện Hành chính, số 12.

6. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/ND-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.

7. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/ND-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

8. Chính phủ (2010), Nghị định số 21/2010/ND-CP ngày 08/3/2010 về quản lý biên chế công chức.

9. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/ND-CP ngày 15/3/2010 về quy định tuyển dụng, sử dụng công chức.

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 34/2010/ND-CP ngày 17/5/2011 quy

định về xử lý kỷ luật đối với công chức.

định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.

12. Chính phủ (2010), Nghị định số 93/2010/ND-CP ngày 31/8/2010 về sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/ND-CP ngày 15/3/2010 của

Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

13. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020.

14. Chính phủ (2014), Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế.

15. Nguyễn Thị Thu Cúc (2007), “Giải pháp xây dựng đội ngũ CBCC nữ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời kỳ CNH-HĐH”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện hành chính, thành phố Hồ Chí Minh.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), “Một số vấn đề về phát triển năng lực của cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 9.

19. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cánbộ, công chức hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Hậu (2014) “Kỹ năng quản lý, tổ chức”, NXB Lao động. 21. Nguyễn Văn Hậu (2014) “ Bàn về tính hiệu quả bầu cử và bổ nhiệm nhân

sự trong tổ chức chính quyền”, Tạp chí Khoa học xã hội.

22. Nguyễn Văn Hậu (2008) “Quy hoạch cán bộ - Biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền HCNN” “Nhìn lại quá trình triển khai thực hiện luật CBCC năm 2008”, Tạp chí quản lý nhà nước

23. Nguyễn Văn Hậu, “Về vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng Đảng”, Tạp chí Cộng sản, tháng 9/2016.

24. Học viện Hành chính quốc gia (2000), Một số thuật ngữ hành chính, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

25. Đặng Thị Hồng Hoa, “Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, tháng 7/2016.

26. Bùi Huy Khiên (chủ biên) - Nguyễn Thị Vân Hương (2013), Quản lý

công (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị La, “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính”, Tạp chí Cộng sản, tháng 9/2015. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

28. Trần Minh (2016), "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân quận hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

29. Nguyễn Thành Nam (2014), “Năng lực thực thi công vụ của công chức

nữ các phòng, ban chuyên môn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa”. Luận

văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện hành chính Quốc Gia. 30. Giang Thanh Nghị, “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

hành chính trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí quản lý nhà nước, tháng 4/2016.

31. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực

tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia Hà Nội.

32. Thang Văn Phúc và một số tác giả khác (2004), Hệ thống công vụ và xu

hướng cải cách của một số nước trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia

Hà Nội.

33. Nguyễn Văn Phong, “Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay”,

Tạp chí quản lý nhà nước, tháng 8/2014.

cán bộ ”, Nhà xuất bản Lao động Hà Nội.

35. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008.

36. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 37. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương số

77/2015/QH13 (khoá XIII, kỳ họp thứ 9).

38. Nguyễn Thị Tâm, “Một số kiến nghị về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với yêu cầu cải cách hành chính hiện nay”, Tạp chí tổ chức nhà

nước, số 5/2011.

39. Trịnh Xuân Thắng, “Đổi mới tuyển dụng công chức ở Việt Nam”, Tạp

chí quản lý nhà nước, tháng 01/2016.

40. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

41. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt., Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.

42. Trương Quốc Việt, “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước”, Tạp chí quản lý nhà nước, tháng 8/2016.

43. Đỗ Văn Xiêm (2014), “Nâng cao năng lực đội ngũ công chức các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Huyện ủy Bắc Yên, tỉnh Sơn La”, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

44. Nguyễn Như Ý (cb) (1998), Đại từ điển tiếng việt, Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)