Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 38 - 40)

7. Bố cục dự kiến của luận văn

1.3.1. Các nhân tố khách quan

1.3.1.1. Các nhân tố về môi trường chính trị xã hội

Môi trƣờng kinh tế - xã hội là tổng hòa các mối quan hệ về kinh tế - xã hội tác động lên hoạt động của doanh nghiệp, đó chính là các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc đề ra trong từng thời kỳ để phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đề ra trong tƣơng lai. Mức độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia quy định kinh nghiệm năng lực phổ biến của chủ thể trong nền kinh tế, quy định độ tin cậy của các thông tin, do đó ảnh hƣởng tới chất lƣợng thẩm định. Nền kinh tế chƣa phát triển, cơ chế kinh tế thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện kinh tế vĩ mô… đã hạn chế việc cung cấp những thông tin xác thực phản ánh đúng diễn biến, mối quan hệ thị trƣờng, những thông tin về dự báo tình trạng nền kinh tế…Đồng thời các định hƣớng, chính sách phát triển kinh tế, xã hội theo vùng, ngành… chƣa đƣợc xây dựng một cách cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng là một yếu tố rủi ro trong phân tích, chấp nhận hay phê duyệt dự án.

Môi trƣờng chính trị - xã hội có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội nào. Trong tình hình chính trị không ổn định, thì không chỉ riêng doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh mà bản thân tổ chức cho vay cũng khó có thể tập trung vào đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh và trong điều kiện nhƣ vậy việc duy trì sự phát triển nhƣ cũ đã là khó chứ chƣa nói đến việc mở rộng. Hơn nữa sự bất ổn về chính trị sẽ dẫn đến sự mất lòng tin đầu tƣ của dân chúng cũng nhƣ các chủ doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Khả năng huy động vốn khó khăn, vì vậy nguồn vốn cho ĐTPT cũng sẽ bị hạn chế

1.3.1.2. Các nhân tố về môi trường pháp lý

Một hệ thống pháp luật đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ trƣớc hết sẽ tạo niềm tin đƣợc bảo hộ chính đáng trong quá trình đầu tƣ, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp cũng nhƣ tổ chức tín dụng hoạt động đƣợc thuận lợi. Những khiếm khuyết trong tính hợp lí đồng bộ và hiệu lực của các văn bản pháp lí của Nhà nƣớc đều tác động xấu đến chất lƣợng thẩm định (cũng nhƣ kết quả hoạt động của dự án). Ví dụ, sự mâu thuẫn chồng chéo của các văn bản, dƣới luật về các lĩnh vực, sự thay đổi liên tục những văn bản về quy chế quản lí tài chính, tính không hiệu lực của pháp luật về kế toán thống kê… làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng nhƣ khó khăn cho Ngân hàng trong việc nhận diện, đánh giá, dự báo, đo lƣờng các rủi ro có thể sảy ra, hạn chế trong thu thập những thông tin chính xác (ví dụ nhƣ một doanh nghiệp có nhiều loại báo cáo tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau).

1.3.1.3. Năng lực sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp

- Năng lực sản xuất của doanh nghiệp: Năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện giá trị của công cụ lao động mà chủ yếu là tài sản cố định: Biểu hiện cụ thể là quá trình sản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất, đầu tƣ trƣớc đây có kết quả nhƣ thế nào.

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khối lƣợng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng số nguồn vốn sử dụng. Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng càng lớn thì càng có điều kiện nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Khả năng tổ chức, quản lý của doanh nghiệp: Doanh nghiệp vay vốn phải có bộ máy quản trị có năng lực quản lý phù hợp. Năng lực quản lý còn thể hiện ở tổ chức hệ thống hạch toán kế toán và quản lý tài chính rõ ràng, minh bạch, phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp, các qui định của pháp luật.

- Sự đáp ứng của dự án với điều kiện tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc: Dự án đầu tƣ phải thuộc đối tƣợng cần đƣợc khuyến khích đầu tƣ theo qui định của Nhà nƣớc. Dự án phải chứng minh đƣợc sự cần thiết, mục đích, kết quả của đầu tƣ. Sự phù hợp của quá trình đầu tƣ với qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Chủ đầu tƣ phải có đủ vốn tự có tham gia đầu tƣ theo tỷ lệ qui định, có khả năng hoàn trả nợ từ bản thân dự án và từ các khoản thu nhập hợp pháp khác của doanh nghiệp.

Hồ sơ dự án mà chủ đầu tƣ trình lên là cơ sở quan trọng để Ngân hàng thẩm định do đó trình độ lập, thẩm định, thực hiện dự án của chủ đầu tƣ yếu kém sẽ ảnh hƣởng xấu đến chát lƣợng thẩm định của Ngân hàng: phải kéo dài thời gian phân tích, tính toán, thu nhập thêm thông tin… đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khả năng quản lí cũng nhƣ tiềm lực tài chính rất hạn chế, rủi ro dự án tạo hoạt động không hiệu quả nhƣ dự kiến càng lớn với Ngân hàng (ngƣời cho vay) vốn đầu tƣ vào dự án.

Mặt khác tính trung thực của thông tin do chủ đầu tƣ cung cấp cho Ngân hàng về: tình hình sản xuất kinh doamh và khả năng tài chính hiện có, những thông số trong dự án… cũng nhƣ mọi vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)