7. Bố cục dự kiến của luận văn
3.2.1 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến thẩm định dự án
định dự án đầu tư
VDB cần ban hành văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn tổ chức thực hiện Thông tƣ số 44/2011/NHNN ngày 29/12/2011 của Ngân hàng Nhà nƣớc về hệ thống kiểm soát nội bộ trong hệ thống VDB (bao gồm hệ thống các văn bản về kiểm soát, kiểm toán nội bộ, chính sách, quy trình quản lý rủi ro, các hạn mức rủi ro) để làm căn cứ cho các đơn vị (Ban kiểm soát, Ban Kiểm tra nội bộ, các Ban nghiệp vụ) và Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm soát theo quy định, đồng thời, cần hoàn thiện về hệ thống các quy định có liên quan đến công tác kiểm toán nội bộ trong hệ thống VDB để bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ và phát huy đƣợc hiệu quả trong hoạt động đã đƣợc Hội đồng quản trị VDB quy định.
Cơ cấu bộ máy phù hợp với mô hình quản trị mới và chức năng, nhiệm vụ, chuỗi công việc và chức năng nhiệm vụ đƣợc giao; đảm bảo đƣợc quyền và trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Bộ máy điều hành; tạo lập đƣợc mối quan hệ liên kết theo chiều ngang, chiều dọc của các bộ phận và theo định hƣớng chuyên môn hóa trong công việc; kiểm soát đƣợc hoạt động của từng bộ phận và toàn hệ thống.
Tiếp tục thu gọn dần đầu mối để khắc phục tính dàn trải và nâng cao tính chuyên môn hóa, khắc phục hiện tƣợng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng đầu mối theo từng khâu trong chuỗi công việc, nhiệm vụ đƣợc giao; xác định rõ quy trình vận hành, yêu cầu quản lý của từng bộ phận để bố trí, sắp xếp nhân sự phù hợp và áp dụng công nghệ, hiện đại hóa quy trình tác nghiệp.
Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Kiểm toán nội bộ và bộ máy Kiểm tra nội bộ; phân biệt rõ ràng bản chất công việc giữa hai bộ phận; kiện toàn nhân sự và trao quyền đầy đủ cho máy Kiểm tra nội bộ, nhất là đối với kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh/Sở Giao dịch, đảm bảo chuyên trách độc lập với quy trình nghiệp vụ khi tiến hành kiểm tra, giám sát, theo dõi thực hiện kiến nghị.
Nghiên cứu thành lập bộ phận quản lý rủi ro, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của NHNN; cơ cấu tổ chức của bộ phận quản lý rủi ro đảm bảo nguyên tắc độc lập với bộ phận nghiệp vụ, kiểm toán nội bộ.
Thiết lập hệ thống thông tin và đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác thẩm định dự án. Để cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ, cán bộ thẩm định cần đặc biệt lƣu ý thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả thông tin trái ngƣợc) để phân tích, so sánh, đánh giá đƣợc khách quan, toàn diện. Từ đó có những kết luận thẩm định dự án đầu tƣ và đánh giá rủi ro của dự án một cách khách quan, toàn diện về các nội dung của dự án. Các nguồn thông tin có thể và cần phải thu thập là thông tin do điều tra trực tiếp và thông tin do thu nhập từ bên ngoài.
3.2.2. Đầu tư theo chính sách và trọng điểm của Chính phủ góp phần tăng trưởng các ngành, khu vực kinh tế quan trọng của Nhà nước.
Để tín dụng Nhà nƣớc phát huy đƣợc tác dụng tích cực là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân thì việc xác định đối tƣợng cho vay phải rất linh hoạt và bám sát chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô theo chủ trƣơng của
Đảng và Nhà nƣớc, bên cạnh các nguồn vốn khác, nguồn vốn tín dụng đầu tƣ vẫn sẽ là một kênh tín dụng quan trọng tạo “vốn mồi” hỗ trợ cho các chƣơng trình, dự án, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, chính sách TDĐT cần tập trung cho các dự án đầu tƣ tại các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng, miền khó khăn và đặc biệt khó khăn của đất nƣớc, quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, danh mục các đối tƣợng ƣu đãi cần đƣợc rà soát điều chỉnh nhằm khai thác tối đa lợi thế về nguồn lực, vị trí, tiềm năng của Việt Nam nhƣng đảm bảo hỗ trợ đúng, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng nguồn vốn và hiệu quả của dự án; đảm bảo thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nƣớc ta giai đoạn 2020-2025. Vốn tín dụng của Nhà nƣớc cho đầu tƣ xây dựng cơ bản cần hƣớng vào các lĩnh vực sau:
- Đầu tƣ vào các ngành kinh tế then chốt, có tính chất lan toả, tạo đà, tạo sức bật cho sự phát triển của nền kinh tế hoặc những ngành nghề, sản phẩm tiêu dùng thiết yếu mà lợi nhuận ít doanh nghiệp tƣ nhân không làm nhƣng lại rất cần thiết cho tiêu dùng thiết yếu, dân sinh trong xã hội.
- Tiếp tục cho vay các dự án trọng yếu theo mục tiêu ƣu tiên của Chính phủ nhƣ: an ninh, quốc phòng, công nghiệp trụ cột, độc quyền tự nhiên… Tuyệt đối không đầu tƣ vào lĩnh vực kinh tế mà thành phần kinh tế tƣ nhân đang làm tốt và có hiệu quả, để tránh triệt tiêu sự cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Đầu tƣ phát triển những ngành, sản phẩm công nghiệp trọng điểm: cơ khí (đóng tàu biển, đóng mới toa xe đƣờng sắt, chế tạo máy và thiết bị đồng bộ, cơ khí phục vụ nông nghiệp nông thôn); điện tử; tin học; các ngành công nghệ cao; hoá dầu; phân bón; hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp;
+ Công nghiệp chế biến;
+ Một số dự án trọng điểm quốc gia có quy mô đầu tƣ lớn.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội: Các công trình giao thông có thu hồi vốn trực tiếp (cầu đƣờng bộ trên đất liền và trên biển, cảng hàng không, đƣờng sắt bao gồm cả tàu điện ngầm và đƣờng sắt trên cao...), năng lƣợng, cấp nƣớc, cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đô thị...;
+ Phát triển nông nghiệp nông thôn: trồng rừng nguyên liệu; trồng cây công nghiệp dài ngày; các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn và miền núi; hạ tầng nông thôn (kiên cố hoá kênh mƣơng, giao thông nông thôn, hạ tầng làng nghề...);
+ Phát triển kinh tế biển theo Nghị quyết của Chính phủ, trong đó chú trọng: đầu tƣ hạ tầng (cảng biển) và hệ thống các chuỗi liên hoàn cho ngành kinh tế biển bao gồm; các cơ sở đóng mới và sữa chữa tàu biển, hệ thống cung ứng dịch vụ đánh bắt trên bờ - dƣới biển, các cơ sở chế biến thủy hải sản, các cơ sở dự báo khí tƣợng thủy văn và thông tin duyên hải, đào tạo nguồn nhân lực ...
+ Phát triển các vùng, miền có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;
+ Xã hội hoá y tế, giáo dục và thể dục thể thao (bệnh viện, trƣờng học, trƣờng dạy nghề, cơ sở sản xuất thuốc chữa bệnh...); Các dự án môi trƣờng nhƣ hệ thống cấp thoát nƣớc đô thị và xử lý rác thải khu công nghiệp, hệ thống xử lý rác thải tập trung cho khu đô thị đặt ở ngoại vi;
Trong các đối tƣợng trên, cần tập trung ƣu tiên cho các dự án đầu tƣ tại các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng, miền khó khăn và đặc biệt khó khăn của đất nƣớc.
3.2.3. Quản lý rủi ro
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của VDB; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chƣơng trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu.
- Hệ thống quản trị rủi ro tốt sẽ đảm bảo cho hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng tránh đƣợc những rủi ro tổn thất có thể xảy ra cho Ngân hàng và đảm bảo cho uy tín, cho khả năng thanh toán của Ngân hàng. Do đó hệ thống quản trị rủi ro là nhân tố quyết định cho việc huy động vốn của Ngân hàng cũng nhƣ quyết định hiệu quả hoạt động TDĐT của Ngân hàng. VDB không thể là Ngân hàng thực sự nếu nhƣ không có một hệ thống quản trị rủi ro tốt.
- VDB phải xây dựng đƣợc hệ thống giám sát và quản trị rủi ro phù hợp với quy định của TDĐT và chuẩn mực quốc tế để đƣa ra giải pháp phòng ngừa phù hợp, giảm
thiểu tổn thất. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng để phục vụ cho hoạt động tín dụng.
- Cần nâng cao công tác đánh giá chất lƣợng tín dụng, đặc biệt là việc kiểm tra, thẩm định dự án trƣớc, trong và sau giải ngân tín dụng. Khi phát hiện nguồn vốn dùng sai mục đích, cƣơng quyết dừng giải ngân cho dù doanh nghiệp đó đang lãi hay lỗ.
- Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lƣờng đƣợc rủi ro. Hiệu quả của quy trình đo lƣờng rủi ro phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng của hệ thống thông tin quản lý. Việc đo lƣờng rủi ro cần xét tới các yếu tố nhƣ: tính chất của khoản tín dụng, các điều kiện tài chính và hợp đồng nhƣ thời hạn, lãi suất tham chiếu; rủi ro thất thoát có thể xảy ra cho tới khi đến hạn khoản vay do những biến động của thị trƣờng; tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh, xếp hạng tín dụng nội bộ... Ứng dụng nhiều phần mềm phục vụ cho công tác phân tích tài chính, lƣợng hóa rủi ro, truy cập thông tin, triển khai hệ thống này đến các cấp quản lý rủi ro cần thiết.
- Hoàn thiện về mặt pháp lý các quy định về đảm bảo tiền vay đối với nguồn TDĐT.
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn
Kiểm tra là một trong các bƣớc trong quá trình quản lý khoản vay và là một bƣớc quan trọng nhằm kiểm tra việc sử dụng vốn vay của ngƣời đi vay có đúng với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hay không nhằm hạn chế rủi ro vay vốn. Hiện nay, việc kiểm tra này chƣa đƣợc cán bộ tín dụng thực hiện một cách triệt để mà chỉ kiểm tra cho có hình thức nhằm hợp thức hóa hồ sơ tín dụng. Thông thƣờng cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng phải kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay.
- Kiểm tra trƣớc khi cho vay: kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng nhƣ: hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay vốn.
- Kiểm tra trong khi cho vay giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng cho vay đúng đối tƣợng, nhu cầu vay của khách hàng, việc kiểm tra trên thông thƣờng dựa trên hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế...
- Kiểm tra sau khi cho vay: sau khi cho vay cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng khoản vay đúng mục đích để nghị vay không, nếu có những dấu hiệu nào cho thấy ngƣời vay sử dụng vốn vay sai mục đích thì cán bộ tín dụng sẽ kịp thời có biện pháp xử lý (nhắc nhở ngƣời đi vay nếu sai phạm
lần đầu hoặc thu hồi vốn vay trƣớc hạn nếu ngƣời đi vay vẫn tiếp tục sai phạm). Thƣờng kiểm tra thực tế tài sản sau khi vay để tránh việc khách hàng ký hợp đồng và hóa đơn khống để chuyển tiền vào tài khoản của ngƣời thụ hƣởng rồi rút tiền mặt không có tài sản thực tế.
Ngoài ra trong quá trình cho vay phải thƣờng xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tài sản đảm bảo của khoản vay, việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Việc kiểm tra giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng đánh giá đƣợc chính xác hoạt động kinh doanh của khách hàng và tránh đƣợc sự bố trí (đối phó) khi có sự kiểm tra từ phía Ngân hàng. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu hay khách hàng cá nhân vay lớn đều phải thông qua Hội đồng tín dụng, qua đó sàng lọc lựa chọn khách hàng có khả năng tài chính, kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả để hạn chế rủi ro.
VDB cần rà soát toàn bộ quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án để sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng mới cho phù hợp, trong đó đặc biệt chú ý các lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro cao; thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng các quy định hiện hành, triển khai xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, phân loại thị trƣờng để đƣa ra hạn mức tín dụng phù hợp; chú trọng đầu tƣ công nghệ hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn, bảo mật; thực hiện nghiêm các quy định về an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin theo quy định của NHNN. Công tác kiểm tra giám sát đƣợc thực hiện tốt sẽ tạo động lực cho cán bộ tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy trình, quy chế nghiệp vụ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng an toàn và hiệu quả.
Hoàn thiện nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro
Hoàn thiện phƣơng pháp đánh giá rủi ro: Ngân hàng cần có những quy định cụ thể, thống nhất trong toàn hệ thống về các nội dung và phƣơng pháp đánh giá rủi ro. Quy định này cũng nên linh hoạt, nghĩa là tuỳ theo tính chất, quy mô, mức độ phức tạp của dự án để lựa chọn các phƣơng pháp thẩm định thích hợp. Đối với những dự án có quy mô lớn, phức tạp cần tiến hành phân tích độ nhạy nhiều chiều. Với những dự án chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố có khả năng biến động bất thƣờng nên tiến hành cả phân tích tình huống và mô phỏng.
Hoàn thiện nội dung đánh giá rủi ro qua 2 nội dung đánh giá rủi ro kế hoạch vay vốn và dự án vay vốn. Một số yếu tố có thể giúp Ngân hàng đánh giá định tính về kế hoạch vay vốn là: năng lực quản lý doanh nghiệp của Ban giám đốc điều hành; hình ảnh, vị trí, uy tín của DN trên thƣơng trƣờng.
Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro
Theo cách tổ chức hiện nay của VDB thì chƣa có sự chuyên môn hoá. Điều này ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác đánh giá rủi ro. Vì vậy, cần tăng cƣờng hơn nữa vai trò điều hành, quản lý của Hội sở chính. Thực hiện tốt vai trò tham mƣu quản lý, điều hành thông qua việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, quy định, hƣớng dẫn rõ ràng thay vì thực hiện chức năng xử lý từng trƣờng hợp cụ thể.
Đảm bảo tính độc lập trong công tác đánh giá rủi ro dự án
Muốn làm việc này cần thực hiện một số vấn đề chủ yếu là: Bản thân lãnh đạo VDB các cấp phải kiên định giữ vững vai trò độc lập khi xem xét rủi ro của dự án đầu tƣ. Nêu cao vai trò tham mƣu của cơ quan điều hành các cấp cho cấp Uỷ, Chính quyền địa phƣơng trong quá trình xây dựng, thẩm định và lựa chọn dự án. Phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nƣớc với quản lý hành chính về kinh tế. Tránh sự can thiệp sâu của các cơ quản quản lý Nhà nƣớc vào hoạt động chuyên môn của các đơn vị sản xuất- kinh doanh.
- Thực tế yêu cầu xây dựng Đề án cơ cấu lại mô hình tổ chức gắn với xử lý nợ xấu tại VDB đang đặt vấn đề phân loại toàn bộ dƣ nợ, không loại trừ các khoản nợ ODA, nợ có tính chất Chính phủ … để có giải pháp phù hợp.