7. Bố cục dự kiến của luận văn
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
Nhà nƣớc là chủ sở hữu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý thực hiện quyền, nhiệm vụ của chủ sở hữu Nhà nƣớc đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Thủ tƣớng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính thực hiện một số quyền, nhiệm vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc theo ủy quyền của Thủ tƣớng Chính phủ và quy định tại Điều lệ.
Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu Nhà nƣớc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo phân cấp quy định tại điều lệ này.
Ngƣời đại diện theo pháp luật của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là Tổng giám đốc. Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 30.000 tỷ đồng. Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; đƣợc ngân sách Nhà nƣớc cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, đƣợc Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, đƣợc miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nƣớc; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm:
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nƣớc để thực hiện tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ;
- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ (bao gồm cho vay đầu tƣ, bảo lãnh tín dụng đầu tƣ, hỗ trợ sau đầu tƣ) và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc (bao gồm cho vay xuất khẩu đối với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng) theo quy định
- Bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn các Ngân hàng thƣơng mại để thực hiện các phƣơng án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tƣ
- Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA đƣợc Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tƣ và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa VDB và các tổ chức uỷ thác;
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nƣớc và quốc tế theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tƣ phát triển và tín dụng xuất khẩu;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ giao. Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đƣợc quyền thành lập công ty con hoặc tham gia thành lập các công ty liên kết trong và ngoài nƣớc để quản lý, khai thác, bán tài sản để thu hồi nợ sau khi có sự đồng ý của Thủ tƣớng Chính phủ.
Cơ cấu tổ chức, mô hình quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VDB
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VDB năm 2018)
-Theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg, cơ cấu tổ chức của VDB gồm: - Hội đồng quản lý
- Ban kiểm soát
- Bộ máy điều hành gồm:
+ Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội
+ Sở giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nƣớc và nƣớc ngoài. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ chuyên trách. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm: Hội đồng quản trị; Ban Kiểm soát; Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu vốn Nhà nƣớc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nhân danh Ngân hàng Phát triển Việt Nam để quyết định, thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trừ những vấn đề thuộc
Bộ máy Điều hành Thủ tƣớng Chính phủ Hội đồng Quản trị Ban Kiểm soát Hội sở chính Văn phòng đại diện 02 Sở giao dịch Các Chi nhánh
thẩm quyền của chủ sở hữu, Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm trƣớc chủ sở hữu, Bộ Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Cơ cấu Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị khác. Số thành viên của Hội đồng quản trị tối đa là 05 ngƣời, làm việc theo chế độ chuyên trách. Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam là thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; các thành viên Hội đồng quản trị còn lại do Bộ trƣởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể đƣợc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Hội đồng quản trị thành lập Ban thƣ ký Hội đồng quản trị; thành lập một số bộ phận chuyên môn (các Ủy ban) để giúp việc Hội đồng quản trị sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính.
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của Ban thƣ ký và các bộ phận chuyên môn do Hội đồng quản trị quyết định.
Ban kiểm soát thực hiện quyền kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của
pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ, nghị quyết, quyết định và các văn bản chỉ đạo khác của chủ sở hữu và bộ Tài chính, Hội đồng quản trị.
Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên, trong đó 01 thành viên làm Trƣởng Ban. Các thành viên do Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm, làm việc theo chế độ chuyên trách.
Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát có thể đƣợc bầu hoặc bổ nhiệm với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc, bộ phận kiểm toán nội bộ; hoạt động theo quy chế do Bộ Tài chính ban hành, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Bộ Tài chính về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Tổng giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam, điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc là 05 năm và có thể đƣợc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ngoài ra, Điều lệ còn quy định chi tiết nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam; quy định chi tiết về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và Trƣởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đồng thời quy định chi tiết quyền, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và các Bộ, Ngành liên quan.
Cho đến thời điểm hiện nay, toàn hệ thống VDB có 02 Sở Giao dịch, 12 Chi nhánh khu vực và 32 Chi nhánh VDB tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.