Quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 98)

7. Bố cục dự kiến của luận văn

3.2.3. Quản lý rủi ro

- Nâng cao chất lƣợng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của VDB; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chƣơng trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu.

- Hệ thống quản trị rủi ro tốt sẽ đảm bảo cho hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng tránh đƣợc những rủi ro tổn thất có thể xảy ra cho Ngân hàng và đảm bảo cho uy tín, cho khả năng thanh toán của Ngân hàng. Do đó hệ thống quản trị rủi ro là nhân tố quyết định cho việc huy động vốn của Ngân hàng cũng nhƣ quyết định hiệu quả hoạt động TDĐT của Ngân hàng. VDB không thể là Ngân hàng thực sự nếu nhƣ không có một hệ thống quản trị rủi ro tốt.

- VDB phải xây dựng đƣợc hệ thống giám sát và quản trị rủi ro phù hợp với quy định của TDĐT và chuẩn mực quốc tế để đƣa ra giải pháp phòng ngừa phù hợp, giảm

thiểu tổn thất. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng để phục vụ cho hoạt động tín dụng.

- Cần nâng cao công tác đánh giá chất lƣợng tín dụng, đặc biệt là việc kiểm tra, thẩm định dự án trƣớc, trong và sau giải ngân tín dụng. Khi phát hiện nguồn vốn dùng sai mục đích, cƣơng quyết dừng giải ngân cho dù doanh nghiệp đó đang lãi hay lỗ.

- Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lƣờng đƣợc rủi ro. Hiệu quả của quy trình đo lƣờng rủi ro phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng của hệ thống thông tin quản lý. Việc đo lƣờng rủi ro cần xét tới các yếu tố nhƣ: tính chất của khoản tín dụng, các điều kiện tài chính và hợp đồng nhƣ thời hạn, lãi suất tham chiếu; rủi ro thất thoát có thể xảy ra cho tới khi đến hạn khoản vay do những biến động của thị trƣờng; tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh, xếp hạng tín dụng nội bộ... Ứng dụng nhiều phần mềm phục vụ cho công tác phân tích tài chính, lƣợng hóa rủi ro, truy cập thông tin, triển khai hệ thống này đến các cấp quản lý rủi ro cần thiết.

- Hoàn thiện về mặt pháp lý các quy định về đảm bảo tiền vay đối với nguồn TDĐT.

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn

Kiểm tra là một trong các bƣớc trong quá trình quản lý khoản vay và là một bƣớc quan trọng nhằm kiểm tra việc sử dụng vốn vay của ngƣời đi vay có đúng với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hay không nhằm hạn chế rủi ro vay vốn. Hiện nay, việc kiểm tra này chƣa đƣợc cán bộ tín dụng thực hiện một cách triệt để mà chỉ kiểm tra cho có hình thức nhằm hợp thức hóa hồ sơ tín dụng. Thông thƣờng cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng phải kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay.

- Kiểm tra trƣớc khi cho vay: kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng nhƣ: hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay vốn.

- Kiểm tra trong khi cho vay giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng cho vay đúng đối tƣợng, nhu cầu vay của khách hàng, việc kiểm tra trên thông thƣờng dựa trên hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế...

- Kiểm tra sau khi cho vay: sau khi cho vay cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng khoản vay đúng mục đích để nghị vay không, nếu có những dấu hiệu nào cho thấy ngƣời vay sử dụng vốn vay sai mục đích thì cán bộ tín dụng sẽ kịp thời có biện pháp xử lý (nhắc nhở ngƣời đi vay nếu sai phạm

lần đầu hoặc thu hồi vốn vay trƣớc hạn nếu ngƣời đi vay vẫn tiếp tục sai phạm). Thƣờng kiểm tra thực tế tài sản sau khi vay để tránh việc khách hàng ký hợp đồng và hóa đơn khống để chuyển tiền vào tài khoản của ngƣời thụ hƣởng rồi rút tiền mặt không có tài sản thực tế.

Ngoài ra trong quá trình cho vay phải thƣờng xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tài sản đảm bảo của khoản vay, việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Việc kiểm tra giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng đánh giá đƣợc chính xác hoạt động kinh doanh của khách hàng và tránh đƣợc sự bố trí (đối phó) khi có sự kiểm tra từ phía Ngân hàng. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu hay khách hàng cá nhân vay lớn đều phải thông qua Hội đồng tín dụng, qua đó sàng lọc lựa chọn khách hàng có khả năng tài chính, kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả để hạn chế rủi ro.

VDB cần rà soát toàn bộ quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án để sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng mới cho phù hợp, trong đó đặc biệt chú ý các lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro cao; thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng các quy định hiện hành, triển khai xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, phân loại thị trƣờng để đƣa ra hạn mức tín dụng phù hợp; chú trọng đầu tƣ công nghệ hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn, bảo mật; thực hiện nghiêm các quy định về an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin theo quy định của NHNN. Công tác kiểm tra giám sát đƣợc thực hiện tốt sẽ tạo động lực cho cán bộ tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy trình, quy chế nghiệp vụ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng an toàn và hiệu quả.

Hoàn thiện nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro

Hoàn thiện phƣơng pháp đánh giá rủi ro: Ngân hàng cần có những quy định cụ thể, thống nhất trong toàn hệ thống về các nội dung và phƣơng pháp đánh giá rủi ro. Quy định này cũng nên linh hoạt, nghĩa là tuỳ theo tính chất, quy mô, mức độ phức tạp của dự án để lựa chọn các phƣơng pháp thẩm định thích hợp. Đối với những dự án có quy mô lớn, phức tạp cần tiến hành phân tích độ nhạy nhiều chiều. Với những dự án chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố có khả năng biến động bất thƣờng nên tiến hành cả phân tích tình huống và mô phỏng.

Hoàn thiện nội dung đánh giá rủi ro qua 2 nội dung đánh giá rủi ro kế hoạch vay vốn và dự án vay vốn. Một số yếu tố có thể giúp Ngân hàng đánh giá định tính về kế hoạch vay vốn là: năng lực quản lý doanh nghiệp của Ban giám đốc điều hành; hình ảnh, vị trí, uy tín của DN trên thƣơng trƣờng.

Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro

Theo cách tổ chức hiện nay của VDB thì chƣa có sự chuyên môn hoá. Điều này ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác đánh giá rủi ro. Vì vậy, cần tăng cƣờng hơn nữa vai trò điều hành, quản lý của Hội sở chính. Thực hiện tốt vai trò tham mƣu quản lý, điều hành thông qua việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, quy định, hƣớng dẫn rõ ràng thay vì thực hiện chức năng xử lý từng trƣờng hợp cụ thể.

Đảm bảo tính độc lập trong công tác đánh giá rủi ro dự án

Muốn làm việc này cần thực hiện một số vấn đề chủ yếu là: Bản thân lãnh đạo VDB các cấp phải kiên định giữ vững vai trò độc lập khi xem xét rủi ro của dự án đầu tƣ. Nêu cao vai trò tham mƣu của cơ quan điều hành các cấp cho cấp Uỷ, Chính quyền địa phƣơng trong quá trình xây dựng, thẩm định và lựa chọn dự án. Phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nƣớc với quản lý hành chính về kinh tế. Tránh sự can thiệp sâu của các cơ quản quản lý Nhà nƣớc vào hoạt động chuyên môn của các đơn vị sản xuất- kinh doanh.

- Thực tế yêu cầu xây dựng Đề án cơ cấu lại mô hình tổ chức gắn với xử lý nợ xấu tại VDB đang đặt vấn đề phân loại toàn bộ dƣ nợ, không loại trừ các khoản nợ ODA, nợ có tính chất Chính phủ … để có giải pháp phù hợp.

- Thực tế quản lý hoạt động tín dụng đầu tƣ đến nay đã cho thấy cần nghiên cứu điều chỉnh một số quy định về phân loại nợ tại VDB cho toàn bộ dƣ nợ.

Nâng cao năng lực của đội ng cán bộ

VBD cần tiếp tục thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy tại Hội sở chính và các chi nhánh, sở giao dịch theo đúng các quy định tại Quyết định 1515/QĐ-TTg ngày 3/9/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển. Báo cáo Bộ Tài chính về việc kiện toàn nhân sự và Hội đồng quản trị để sớm ổn định tổ chức và hoạt động của Ngân hàng.

Trong công tác thẩm định nói chung và đánh giá rủi ro của dự án đầu tƣ nói chung, đội ngũ cán bộ là ngƣời chịu trách nhiệm chính và quyết định đến chất lƣợng

thẩm định và đánh giá rủi ro. Để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu về tổ chức nâng cao, bồi dƣỡng kiến thức thẩm định, đánh giá rủi ro cần tập trung giải quyết một số vấn đề cụ thể nhƣ:

- Xây dựng một đội ngũ chuyên viên thẩm định giỏi trên cơ sở rà soát lại đội ngũ cán bộ thẩm định, xem xét và chuyển các cán bộ không đáp ứng đƣợc yêu cầu sang làm nhiệm vụ khác, bố trí cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tính thần trách nhiệm cao, có tinh thần tự học tập và rèn luyện nâng cao kiến thức vào các khâu chủ chốt trong quá trình thẩm định dự án.

- Có chính sách ƣu đãi để tăng cƣờng trách nhiệm, ý thức và tinh thần vƣơn lên tự hoàn thiện của mỗi cán bộ. Khuyến khích phát huy sáng kiến, tổ chức phát động các đợt thi đua trong từng năm và tổng kết khen thƣởng kịp thời trong từng đợt.

- Tạo điều kiện cho các chuyên viên trẻ đƣợc tiếp cận, tiếp tục học tập nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, học tin học, ngoại ngữ đồng thời bổ sung các nhân viên có trình độ; có chính sách ƣu đãi để thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi, mời làm cố vấn hoặc cộng tác viên.

- Định kỳ tổ chức những lớp học đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ thẩm định (theo các chuyên đề khác nhau: Chuyên đề về phân tích tài chính doanh nghiệp, chuyên đề về xác định phƣơng án vay vốn và trả nợ vốn vay, chuyên đề về tính toán hiệu quả đầu tƣ dự án, chuyên đề đánh giá rủi ro của dự án...). Các lớp học nên đƣợc tổ chức tập trung, có kiểm tra, đánh giá kết quả cụ thể và nên tổ chức vào thời gian ít công việc (đầu năm). Bên cạnh đó, cần cử các cán bộ có năng lực theo học những khoá đào tạo chuyên ngành về thẩm định dự án ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.

- Tập hợp các sáng kiến, đề xuất, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ biến cho cán bộ thẩm định trong toàn hệ thống.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

3.3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Để tạo hành lang pháp lý đồng bộ cùng với việc ban hành Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về TDĐT của Nhà nƣớc, kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ xem xét sớm ban hành các văn bản liên quan (nâng cấp Điều lệ tổ chức hoạt động thành Nghị định, Quy chế tài chính, Quy chế xử lý rủi ro tín dụng

của VDB, cơ chế về tiền lƣơng và chế độ đối với cán bộ…); Đề án tái cơ cấu của VDB đƣợc phê duyệt cần có sự thống nhất với quy định của NHNN về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD.

3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước

Trƣớc mắt giao VDB cho vay các dự án trọng điểm của Chính phủ cần vốn để đấy nhanh tiến độ (kể cả vốn đối ứng cho các dự án vay vốn ODA) trên cơ sở cho phép áp dụng các cơ chế đặc thù nhằm một mặt giúp các dự án đảm bảo đủ vốn theo tiến độ, mặt khác hỗ trợ tăng trƣởng tín dụng, tạo nguồn thu cho VDB; Cho phép VDB tiếp tục duy trì và mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng khác nhƣ: tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh vay vốn, các hoạt động thanh toán …

Cho phép VDB đƣợc tiếp tục áp dụng cơ chế tiền lƣơng không dựa trên chênh lệch thu chi nhằm hỗ trợ VDB có điều kiện ổn định đời sống cán bộ viên chức.

Giao các Bộ, ngành nghiên cứu xây dựng phƣơng án tạo nguồn để xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu của VDB;

3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ngành, Địa phương

3.3.2.1. Kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Kiến nghị Bộ Tài chính

Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ các tồn tại, khó khăn vƣớng mắc trong hoạt động nghiệp vụ của VDB để hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc;

- Phƣơng án tạo nguồn để tăng vốn điều lệ, xử lý số thiếu hụt cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý, nguồn hỗ trợ sau đầu tƣ, nguồn xử lý nợ xấu.

- Xem xét, hỗ trợ VDB đẩy nhanh tiến độ thu hồi và xử lý nợ vay (đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ đối với các dự án đầu tƣ thuộc đối tƣợng xử lý nợ vay và đã có đủ hồ sơ xử lý nợ theo quy định; xem xét, xử lý dứt điểm các khoản nợ vay chƣơng trình đánh bắt hải sản xa bờ, mía đƣờng; Hỗ trợ VDB trong việc thu hồi nợ vay đối với các khoản vay, dự án đầu tƣ do ngân sách các cấp trực tiếp vay, trả nợ hoặc bảo lãnh trả nợ vay, đặc biệt là các dự án giao thông, các dự án kiên cố hóa kênh mƣơng, giao thông nông thôn) nhằm giúp Ngân hàng có điều kiện sớm minh bạch về tài chính để có thể tự phát hành các loại trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh hoặc trái phiếu của VDB.

VDB hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, phát huy tốt vai trò, chức năng của một Ngân hàng chính sách của Chính phủ;

- Hƣớng dẫn kịp thời việc xác định các thành phần cấu thành lãi suất cho vay nhƣ: xác định mức chi phí hoạt động của VDB và phƣơng pháp tính toán lãi suất bình quân các nguồn vốn của VDB; Qui định lãi suất cho vay đƣợc điều chỉnh theo từng lần giải ngân thì lãi suất mới tại lần giải ngân mới có áp dụng cho toàn bộ dƣ nợ của các khoản giải ngân đƣợc áp dụng không thay đổi cho khoản giải ngân đó trong suất thời gian kể từ khi giải ngân đến khi trả nợ?

- Trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế xử lý rủi ro đối với khoản vay vốn tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc; các khoản cho vay khác theo Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ; các khoản cho vay đối với khách hàng nhận nợ bắt buộc (nhận nợ sau khi VDB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh) gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.

Đối với Bộ Kế hoạch và đầu tư

Nghiên cứu báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét, điều chỉnh việc áp dụng các quy định về quản lý các dự án đầu tƣ sử dụng vốn tín dụng chính sách khi áp dụng Luật Đầu tƣ công theo hƣớng tƣơng tự đối với vốn vay thƣơng mại, có hoàn trả; nghiên cứu bố trí kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)