Kết quả hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 49 - 58)

7. Bố cục dự kiến của luận văn

2.1.3 Kết quả hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

2.1.3.1. Về thực hiện nhiệm vụ huy động và tiếp nhận vốn cho đầu tư phát triển kinh tế

Nguồn vốn huy động chính của VDB gồm có huy động vốn từ trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh, vay vốn và nhận tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc, vay ngân sách Nhà nƣớc để thực hiện các chƣơng trình/dự án do Chính phủ giao, nhận vốn ODA. Các dự án đầu tƣ phát triển thƣờng đòi hỏi lƣợng vốn lớn, có thời hạn vay dài, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia có quy mô đầu tƣ hàng nghìn tỷ đồng và thời gian hoàn vốn lên đến 30 năm mà các Ngân hàng thƣơng mại khó có thể đáp ứng đƣợc. Tuy nhiên, đƣợc sự hỗ trợ và ủng hộ của Chính phủ cùng các Bộ ngành, VDB đã tạo dựng thành công các kênh huy động vốn dài hạn với thời hạn lên tới 15 năm, phù hợp với quy định về thời hạn cho vay tối đa đối với các dự án tín dụng đầu tƣ tại VDB (15 năm). Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng để duy trì và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Công tác huy động vốn tuy có rất nhiều khó khăn trong điều kiện tình hình thị trƣờng có nhiều biến động, lạm phát và lãi suất trên thị trƣờng tăng cao, sức cạnh tranh với các NHTM thấp, chi phí huy động hạn chế nhƣng VDB đã cố gắng triển khai để huy động mới và đáo hạn các khoản huy động vốn đến hạn, xây dựng cơ chế huy động vốn để nâng cao doanh số huy động vốn. Giai đoạn 2015 – 2018, hoạt động huy động vốn đã đạt mức tăng trƣởng nhƣ sau:

Bảng 2. 1. Hoạt động huy động vốn trong nƣớc của VDB giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Huy động vốn trong nƣớc Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Doanh số huy động vốn có kỳ hạn 47.442 35.531 32.589 23.691

Phát hành Trái phiếu 32.994 21.479 19.875 16.545

Tỷ lệ Trái phiếu/vốn huy động 69,55% 60,45% 60,99% 69,84%

Dƣ vốn huy động 153.325 148.623 134.895 126.739

% tăng trưởng dư vốn huy động -3,07% -9,24% -6,05%

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015, 2016, 2017, 2018 của VDB)

Tại bảng trên cho thấy, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh chiếm tỷ trọng 60%-70% tổng nguồn vốn huy động của VDB, VDB là tổ chức phát hành đứng thứ hai nền kinh tế sau kho bạc Nhà nƣớc và đứng thứ nhất hệ thống Ngân hàng. Trong thời gian qua, trái phiếu do VDB phát hành đƣợc đa dạng hóa theo các kỳ hạn khác nhau 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm. Thực hiện theo chủ trƣơng của Quốc hội về việc tái cơ cấu các khoản nợ của Chính phủ, từ năm 2014, VDB giảm dần phát hành các kỳ hạn ngắn (2-3 năm) và tăng dần tỷ trọng các kỳ hạn dài (trên 5 năm). Việc kéo dài kỳ hạn huy động vốn cũng nằm trong chiến lƣợc tái cơ cấu hoạt động của VDB theo đề án chiến lƣợc tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ mà VDB đang triển khai những bƣớc đầu tiên.

Bảng trên cũng cho thấy, tình hình doanh số huy động vốn và dƣ vốn huy động giai đoạn 2015 – 2018 ngày càng giảm dần. Ngoài vốn huy động để thực hiện nhiệm vụ trong năm, hàng năm VDB phải huy động thêm một lƣợng vốn rất lớn để trả lãi vốn huy động đến hạn do ngân sách Nhà nƣớc không cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý và trả nợ gốc, lãi không thu đƣợc từ các dự án, khoản vay không hoàn trả đƣợc nợ gốc, lãi cho VDB nhƣng nhiều năm nay chƣa xử lý đƣợc do vƣớng mắc về cơ chế và nguồn để xử lý. Cho nên để đảm bảo huy động đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thông qua việc huy động và tài trợ vốn cho các dự án phát triển, đặc biệt là các dự án trọng điểm của Chính phủ, VDB còn phải thực hiện việc huy động các nguồn lực từ thị trƣờng ngoài nƣớc.

Nguồn vốn ngắn hạn tạm thời sử dụng để cho vay các dự án dự kiến sử dụng vốn vay dài hạn từ nƣớc ngoài lớn do thời gian thu xếp các nguồn vốn từ nƣớc ngoài cho các dự án này quá chậm so với tiến độ thực hiện các dự án. Đến cuối năm 2015, VDB đã phải tạm sử dụng vốn huy động ngắn hạn để thanh toán giá trị hoàn thành cho những dự án loại này (Dự án đƣờng ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng; Dự án điện gió Bạc Liêu). Hiện nay, VDB đang tiếp tục hoàn thiện các hồ sơ đề nghị Chính phủ bảo lãnh huy động vốn từ nƣớc ngoài để bù đắp số vốn đã tạm ứng này.

Việc huy động các nguồn lực từ thị trƣờng ngoài nƣớc để thực hiện các dự án trọng điểm đặc biệt quan trọng của Chính phủ: Đây là một trong những mục tiêu mà Chính phủ đặt ra khi thành lập VDB. Tuy nhiên, việc triển khai nghiệp vụ này của VDB còn rất hạn chế. Ngoài việc vẫn đang trong quá trình thu xếp vốn để thực hiện 2 dự án trọng điểm của Chính phủ là dự án đƣờng ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, dự án điện gió Bạc Liêu mặc dù cả hai dự án đã hoàn thành đƣa vào sử dụng, khả năng tiếp tục huy động các nguồn vốn từ bên ngoài để tiếp tục thực hiện các dự án mới trong thời gian tới sẽ rất hạn chế.

Vốn chủ sở hữu yếu, khả năng tăng vốn chủ sở hữu cho phù hợp với quy mô nguồn vốn, tài sản để đảm bảo an toàn trong hoạt động rất hạn chế do khó khăn của ngân sách Nhà nƣớc trong việc cấp vốn điều lệ (theo Quyết định 369/QĐ-TTg TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 02/08/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng vốn điều lệ cho VDB giai đoạn 2013-2020, vốn điều lệ của VDB đến cuối năm 2015 đạt 20.000 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 30.000 tỷ đồng nhƣng đến cuối năm 2015 mới chỉ đạt 14.890 tỷ đồng và trong kế hoạch đầu tƣ trung hạn giai đoạn 2016-2020 không có dự toán chi bổ sung vốn điều lệ cho VDB), khả năng tự tích luỹ để nâng cao vốn chủ sở hữu không có do bản chất hoạt động tài chính của VDB là thu chỉ đủ bù chi trong trƣờng hợp đƣợc ngân sách Nhà nƣớc cấp đủ, đúng tiến độ bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý.

2.1.3.2. Về thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Do có ƣu thế với các Ngân hàng thƣơng mại vì đƣợc Chính phủ tạo cơ chế đặc thù không phải dự trữ bắt buộc nên toàn bộ nguồn vốn do VDB huy động đều đƣợc

cung ứng cho nền kinh tế, gia tăng hiệu suất sử dụng nguồn vốn một cách tối đa, tăng tỷ lệ tiền tệ hóa cho nền kinh tế.

Về thực hiện chính sách tín dụng đầu tư

Trong giai đoạn 2015 - 2018, tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện thông qua VDB đã phát huy tác dụng đối với những ngành nghề và lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tƣ, chuyển dịch kinh tế, nguồn vốn tín dụng đầu tƣ Nhà nƣớc chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng đầu tƣ xã hội để hỗ trợ cho kênh đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc. Theo đó kết quả thực hiện tín dụng đầu tƣ của VDB đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Bảng 2. 2. Hoạt động cho vay đầu tƣ của VDB giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tình hình cho vay đầu tƣ

tại VDB Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Doanh số cho vay 16.668 9.309 9.403 2.580

Dƣ nợ 113.553 106.755 98.325 81.535

% tăng trưởng dư nợ -5,99% -7,90% -17,08%

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015, 2016, 2017, 2018 của VDB)

Bảng trên cho thấy, trong giai đoạn 2015 - 2018, VDB có mức tăng trƣởng tín dụng đầu tƣ âm và không có dấu hiệu cải thiện (năm 2018: -17.08% so với năm 2017), nguyên nhân là từ năm 2015, VDB dừng tiếp nhận, thẩm định và cho vay mới dự án đầu tƣ để tập trung việc xử lý nợ xấu và tái cấu trúc Ngân hàng nên từ đầu năm 2016 đến nay chƣa có dự án mới đƣợc thẩm định, chấp thuận cho vay (chỉ thực hiện giải ngân đối với những dự án cũ đã ký hợp đồng tín dụng đƣợc chuyển tiếp từ năm trƣớc đó).

Theo báo cáo kết quả hoạt động năm 2018 của VDB thì: Tỷ lệ vốn tín dụng của VDB thực hiện đối với lĩnh vực công nghiệp, xây dựng luôn tăng nhanh, duy trì mức bình quân hơn 70% dƣ nợ vào lĩnh vực này; tỷ lệ vốn tín dụng của VDB luôn tăng trƣởng cao hơn tỷ lệ vốn đầu tƣ của toàn xã hội trong lĩnh vực này, thu hút các nguồn vốn khác trên thị trƣờng cùng cho vay đầu tƣ các dự án phát triển các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Đặc biệt, VDB đang quản lý cho vay 183 dự án trọng điểm (Nhóm A) trên phạm vi cả nƣớc, trong đó hầu hết các dự án đều thuộc lĩnh vực

công nghiệp cơ bản (xi măng, thép, điện, giấy, phân bón, khai thác và chế biến cao su, cơ khí, vệ tinh viễn thông) với tổng số vốn vay chiếm khoảng 50% tổng mức đầu tƣ, từ đó có tác động tích cực đến tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng miền và cả nƣớc. Bên cạnh đó, nguồn vốn TDĐT của Nhà nƣớc qua VDB cũng góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tƣ mới, sửa chữa, thay thế khôi phục tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, xây dựng mới các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Nhờ có nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp, một số ngành nhƣ điện lực, hóa chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chế biến nông lâm thủy sản…đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Đến 31/12/2018, về tín dụng đầu tƣ 2016: Có 893 dự án đang có quan hệ vay vốn tín dụng đầu tƣ với VDB với số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký là 196.975 tỷ đồng; số giải ngân lũy kế: 171.070 tỷ đồng.

Tuy nhiên, một mặt là do không đủ vốn, do NSNN nợ phần cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, nợ phần ứng vốn giải phóng mặt bằng đƣờng cao tốc Hà Nội- Hải Phòng… nên nhiều dự án, chƣơng trình đầu tƣ trọng điểm của Chính phủ cần đến sự tham gia của VDB nhƣng VDB không tham gia hoặc tham gia với quy mô rất khiêm tốn (chƣơng trình đóng tàu sắt, chƣơng trình nhà thu nhập thấp, chƣơng trình phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, các dự án đầu tƣ quy mô lớn của ngành giao thông vận tải, y tế, giáo dục…).

Về thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu

Các hình thức TDXK tại VDB chủ yếu là: Cho nhà xuất khẩu vay (cho vay trƣớc hoặc sau khi giao hàng), Cho nhà nhập khẩu nƣớc ngoài vay. Thực tế nghiệp vụ TDXK tại VDB thời gian vừa qua, VDB mới chỉ triển khai đƣợc hình thức cho Nhà xuất khẩu vay với những kết quảnhƣ sau:

Bảng 2. 3. Hoạt động cho vay Tín dụng xuất khẩu của VDB giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Kết quả cho vay TDXK Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Doanh số cho vay 4.558 2.890 - -

Dƣ nợ đến 31/12 7.644 5.986 4.913 3.619

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015, 2016, 2017, 2018 của VDB)

Doanh số cho vay trong năm 2015 là 4.558 tỷ đồng (Đối với một số thị trƣờng nhƣ Iraq và Cuba, trong khi các NHTM ngần ngại cung cấp tín dụng do đây là những thị trƣờng có rủi ro về chính trị khá cao hoặc thời gian trả chậm kéo dài từ 2-5 năm, VDB vẫn thể hiện rõ vai trò công cụ chính sách khi vẫn tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu sang các thị trƣờng này và các thị trƣờng mới ở Châu Phi; tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đƣợc các hợp đồng xuất khẩu, qua đó góp phần thực hiện các chủ trƣơng của Đảng, Chính phủ trong hợp tác kinh tế và quan hệ giữa Việt Nam và các nƣớc cũng nhƣ thu hút một lƣợng lớn ngoại tệ cho nền kinh tế) đạt 88% so với kế hoạch (Thủ tƣớng chính phủ giao). Doanh số cho vay trong năm 2016 là 2.890 tỷ đồng, giảm đạt 71% kế hoạch đƣợc giao. Tín dụng xuất khẩu của VDB chiếm tỷ trọng còn nhỏ so với tổng dƣ nợ cho vay xuất khẩu của hệ thống tài chính tín dụng Việt Nam. Doanh số cho vay năm 2016 giảm mạnh so với năm 2015 là do: thực hiện chủ trƣơng về việc không khuyến khích cho vay TDXK trong giai đoạn khó khăn hiện nay, trên nguyên tắc thận trọng mở rộng tăng trƣởng tín dụng, trong năm 2016 VDB đã điều hành hoạt động TDXK theo hƣớng tăng các điều kiện tín dụng để điều chỉnh giảm dƣ nợ, kiểm soát chặt chẽ việc cho vay khách hàng mới theo hƣớng an toàn.

Kể từ 15/5/2017 đến nay, theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP, VDB đã dừng việc giải ngân cho vay TDXK, hiện đang tập trung thu nợ và xử lý nợ xấu các khoản vay TDXK từ những năm trƣớc đây.

Với doanh số cho vay xuất khẩu trong giai đoạn 2015 – 2018, VDB đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh, tranh thủ thời cơ mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp giữ vững thị trƣờng truyền thống, khai thác các thị trƣờng mới và tiềm năng. Số cho vay xuất khẩu ngày góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, hạn chế nhập siêu cho nền kinh tế. Tuy nhiên, theo chỉ đạo và định hƣớng của Chính phủ trong việc tái cấu trúc mô hình của VDB, số lƣợng khách hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu suy giảm đáng kể và dừng hẳn đối với hoạt động này (đến nay chỉ còn khách hàng đang có quan hệ tín dụng xuất khẩu với VDB ở Sở Giao dịch, chi nhánh VDB và quy mô vay vốn trung bình 1 khách hàng chỉ ở mức rất khiêm tốn, khoảng tỷ đồng/khách hàng mỗi năm).

2.1.3.3. Các hoạt động khác

Ngoài 02 hoạt động chính là tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu, VDB còn thực hiện một số nghiệp vụ tín dụng sau:

Biểu đồ 2. 1. Tổng hợp dƣ nợ các loại hình nghiệp vụ tín dụng tại VDB giai đoạn 2015 – 2018

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015, 2016, 2017, 2018 của VDB)

Vốn ODA cho vay lại và Quỹ quay vòng

Biểu đồ trên cho thấy, Vốn ODA chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại hình nghiệp vụ tín dụng tại VDB. Đến nay, nhiệm vụ cho vay lại ODA tại VDB đang đƣợc thực hiện theo các hình thức: (1) Quản lý ODA cho vay lại thông thƣờng (Bộ Tài chính uỷ quyền VDB cho vay lại theo từng dự án); (2) Quản lý các chƣơng trình tín dụng ODA/Quỹ quay vòng có mục tiêu; (3) Quản lý, cho vay vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nƣớc ngoài. Cơ cấu vốn ODA tập trung chủ yếu vào các dự án Điện, hạ tầng giao thông, nƣớc sạch, an sinh xã hội.

Cho đến hiện tại, VDB đang kế thừa, tiếp nhận lại từ Quỹ HTPT và tiếp tục quản lý các Quỹ quay vòng:

- Quỹ Đầu tƣ ngành giống nguồn vốn viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Đan Mạch trị giá 8,4 triệu USD cho vay các doanh nghiệp sản xuất giống cây lƣơng thực;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)