Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 40 - 45)

7. Bố cục dự kiến của luận văn

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

1.3.2.1. Năng lực thẩm định và giám sát tín dụng

Năng lực thẩm định trƣớc khi cho vay: đây là yếu tố đảm bảo chất lƣợng của khoản vay và dự án. Năng lực thẩm định cao sẽ loại trừ đƣợc sai lệch trong cung cấp thông tin của doanh nghiệp, việc dự đoán tƣơng lai hoạt động, khả năng sinh lời và rủi ro càng chính xác, chất lƣợng tín dụng càng lớn. Theo dõi chặt chẽ tiền vay là biện pháp quan trọng để đảm bảo cho việc sử dụng vốn đầu tƣ đúng mục đích, ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ khó đòi. Nâng cao năng lực giám sát và xử lý tín dụng cũng chính là biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Con ngƣời đƣợc coi là động lực của sự phát triển xã hội với ý nghĩa họ chính là chủ thể đồng thời là đối tƣợng phục vụ mà các hoạt động xã hội hƣớng tới. Nhân tố con ngƣời bao giờ cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong mọi công việc. Trong hoạt động thẩm định, chính con ngƣời xây dựng quy trình với những chỉ tiêu, phƣơng pháp, trình tự nhất định, đóng vai trò chi phối, quyết định cả những nhân tố khác và liên kết các nhân tố với nhau. Song ở đây, ta chỉ tập trung đề cập đến nhân tố con ngƣời dƣới giác độ là đối tƣợng trực tiếp tổ chức, thực hiện thẩm định dự án đầu tƣ (các cán bộ thẩm định).

Kết quả của thẩm định tài chính dự án là kết quả của việc phân tích đánh giá dự án về mặt tài chính theo nhận định chủ quan của ngƣời thẩm định, song phải dựa trên cơ sở khoa học, trang thiết bị hiện đại, tiêu chí đánh giá đầy đủ …sẽ là không có ý nghĩa nếu cán bộ thẩm định không thể không cố gắng sử dụng chúng một cách có hiêụ quả và chuẩn mực các quy trình đã nêu ra.

Con ngƣời đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lƣợng thẩm định phải kể đến các khía cạnh: kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức của ngƣời thẩm định. Kiến thức ở đây không chỉ là hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn đơn thuần mà bao gồm hiểu biết tổng thể về khoa học - kinh tế - xã hội đáp ứng nhiệm vụ thẩm định. Kinh nghiệm là những cái đƣợc tích luỹ qua hoạt động thực tiễn, năng lực và khả năng nắm bắt xử lí công việc trên cơ sở các tri thức đã tích luỹ. Nhƣ vậy, trình độ cán bộ thẩm định ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng thẩm định, hơn nữa rất quan trọng bởi vì thẩm định tài chính dự án đầu tƣ cũng nhƣ thẩm định dự án nói chung là công việc hết sức tinh vi, phức tạp, nó không đơn thuần là việc tính toán theo những mẫu biểu sẵn có. Bên cạnh đó, tính kỉ luật cao, lòng say mê với công việc và đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ là điều kiện đủ để đảm bảo cho chất lƣợng thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định có phẩm chất đạo đức kgông tốt sẽ ảnh hƣớng tới tiến độ công việc, mối quan hệ Ngân hàng-khách hàng… đặc biệt, những nhận xét đánh giá đƣa ra sẽ bị chi phối bởi những nhân tố không phải từ bản thân dự án, do đó tính khách quan, hoàn toàn không tồn tại và làm sai lệch ý nghĩa của việc thẩm định.

Những sai lầm trong thẩm định dự án tài chính đầu tƣ từ nhân tố con ngƣời dù vô tình hay cố ý đều dẫn đến một hậu quả: đánh giá sai lệch hiệu quả, khả năng tài chính cũng nhƣ khả năng hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng, do đó Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ vay, nghiêm trọng hơn là nguy cơ mất vốn, suy giảm lợi nhuận kinh doanh, nguy cơ phải đối diện với pháp luật của Ngân hàng.

1.3.2.2. Tổ chức bộ máy nhân sự điều hành

Bộ máy tổ chức quản trị của Ngân hàng nếu đƣợc sắp xếp khoa học và có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban chuyên môn trong mỗi Ngân hàng, trong hệ thống Ngân hàng; cộng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng,…sẽ tạo điều kiện giúp cho hoạt động cho vay thực hiện tốt hơn. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng một cách lành mạnh và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng. Ngân hàng có bộ máy tổ chức khoa học, hợp lý có sự phối hợp nhịp nhàng và gắn kết giữa các bộ phận với nhau, có sự độc lập giữa bộ phận triển khai và cơ quan giám sát… sẽ tạo ra sức mạnh tổng lực điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc.

hàng quyết định đến sự sống còn, sự thành bại của cả hệ thống. Năng lực quản trị đƣợc thể hiện và bộc lộ thông qua khả năng hoạch định chiến lƣợc và tổ chức triển khai thực hiện nghiệp vụ của Ngân hàng. Năng lực quản trị quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Ngân hàng, khả năng đƣa ra đƣợc các chiến lƣợc kinh doanh, chính sách phù hợp nhằm thích nghi với từng thời kỳ, thời điểm kinh doanh khác nhau của Ngân hàng.

Tổ chức bộ máy cần phải đƣợc quy định rõ về quyền hạn và trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận sẽ có tác động lớn trong các mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình quản lý từ khâu thẩm định đến khi thiết lập quan hệ tín dụng và thu hồi hết nợ, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế tình trạng lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trong tín dụng. Nhƣ vậy việc tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định nếu xây dựng đƣợc một hệ thống triển khai nghiệp vụ mạnh mẽ, minh bạch bên cạnh hệ thống kiểm soát độc lập sẽ phát huy đƣợc tối đa năng lực sáng tạo của cá nhân và sức mạnh tập thể để nâng cao đƣợc chất lƣợng thẩm định nói riêng và hiệu quả của Ngân hàng nói chung.

1.3.2.3. Thủ tục thẩm định

Quy trình thẩm định của mỗi Ngân hàng là căn cứ để cán bộ/bộ phận thẩm định thực hiện công việc một cách khách quan, khoa học và đầy đủ. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tƣ bao gồm nội dung, phƣơng pháp thẩm định và trình tự tiến hành những nội dung đó. Quy trình thẩm định đƣợc xây dựng một cách khoa học, tiên tiến đáng tin cậy, phù hợp với thế mạnh và đặc trƣng của Ngân hàng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính. Nội dung thẩm định cần đề cập đến tất cả các vấn đề về tài chính dự án đứng trên giác độ Ngân hàng: vấn đề vốn đầu tƣ (tổng mức đầu tƣ, nguồn vốn thực hiện, tiến độ dự án…) hiệu quả tài chính, khả năng tài trợ và rủi ro dự án. Nội dung càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu càng đƣa lại độ chính xác cao của các kết luận khi nhận xét, đánh giá trong quá trình thẩm định.

Phƣơng pháp thẩm định tài chính dự án đầu tƣ bao gồm các hệ chỉ tiêu đánh giá, cách thức xử lí, phân tích thông tin có trong hồ sơ dự án và những thông tin có liên quan để đem lại những thông tin cần thiết về tính khả thi tài chính của dự án cũng nhƣ khả năng trả nợ Ngân hàng. Phƣơng pháp hiện đại, khoa học giúp các bộ thẩm định, phân tích tính toán hiệu quả tài chính dự án nhanh chóng, chính xác dự báo đƣợc

rủi ro, làm cơ sở cho lãnh đạo ra quyết định tài trợ đúng đắn.

Các nội dung thẩm định tài chính đƣợc sắp xếp theo một trình tự hợp lí, lôgic sẽ thể hiện đƣợc mối liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau giữa việc phân tích các khía cạnh tài chính của dự án, báo cáo thẩm định sẽ chặt chẽ và có sức thuyết phục hơn.

1.3.2.4. Thông tin của dự án, Chủ đầu tư

Thực chất thẩm định là xử lí thông tin để đƣa ra những nhận xét, đánh giá về dự án. Nói một cách khác thông tin chính là nguyên liệu cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Do đó số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng và tính kịp thời của thông tin có tác động rất lớn đến chất lƣợng thẩm định.

Ngân hàng coi hồ sơ dự án của chủ đầu tƣ gửi đến là nguồn thông tin cơ bản nhất cho việc thẩm định. Nếu thấy thông tin trong hồ sơ dự án thiếu hoặc không rõ ràng, cán bộ tín dụng có thể yêu cầu chủ đầu tƣ cung cấp thêm hoặc giải trình về những thông tin đó. Tuy nhiên nhƣ đã đề cập ở phần trƣớc, dự án đƣợc lập ra phần nào mang tính chủ quan của dự án, hoặc không nhìn nhận thấu đáo mọi khía cạnh, hoặc cố ý làm cho kế hoạch rất khả thi trƣớc Ngân hàng, do vậy đây không phải là nguồn thông tin duy nhất để Ngân hàng xem xét. Ngân hàng cần chủ động, tích cực tìm kiếm, khai thác một cách tốt nhất những nguồn thông tin có thể đƣợc từ cơ quan quản lý Nhà nƣớc, từ đối tác, từ cách kênh thông tin truyền thông, báo chí… Tuy vậy, việc thu thập thông tin phải chú ý sàng lọc, lựa chọn những thông tin đáng tin cậy làm cơ sở cho việc nhận định, phân tích dự án. Để phục vụ tốt cho công tác thẩm định chung cũng nhƣ thẩm định tài chính nói riêng, các thông tin thu thập đƣợc đảm bảo tính chính xác, kịp thời và phải có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.

Nếu thông tin không chính xác thì phân tích là không có ý nghĩa cho dù là có sử dụng phƣơng pháp hiện đại đến mức nào. Đánh giá trong điều kiện thông tin không đầy đủ cũng có thể dẫn đến những sai lầm nhƣ trƣờng hợp thông tin không chính xác. Nhƣ vậy, cần phải thu thập đầy đủ thông tin.

Trong môi trƣờng kinh doanh năng động và tính cạnh tranh cao độ hiện nay, sự chậm trễ trong việc thu thập các thông tin cần thiết sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định, quan hệ Ngân hàng - khách hàng và có thể mất cơ hội tài trợ cho một dự án tốt, cơ hội hợp tác với chủ đầu tƣ tiềm năng.

thông tin một cách có hiệu quả, phải kể đến nhân tố thiết bị, kĩ thuật. Công nghệ tin học đƣợc ứng dụng vào ngành Ngân hàng đã làm tăng khả năng thu thập, xử lí, lƣu trữ thông tin đầy đủ, nhanh chóng. Nhƣ vậy các thông tin đầu vào đầu ra của việc thẩm định dự án sẽ đƣợc cung cấp đầy đủ kịp thời một cách khoa học.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tại Chƣơng 1 của Luận văn, tác giả đã khái quát và hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về: tín dụng, tín dụng đầu tƣ cũng nhƣ nêu lên các khái niệm, phân loại về dự án đầu tƣ; thẩm định dự án đầu tƣ vay vốn, chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ vay vốn và các tiêu chí đánh giá chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ vay vốn của NHTM… nhằm làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ vay vốn tại VDB. Đồng thời, nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ vay vốn tại VDB.

Những lý luận đƣợc đề cập trong Chƣơng 1 này là khung lý thuyết định hƣớng cho quá trình phân tích thực trạng chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ vay vốn tại VDB; Xác định tác nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ vay vốn tại VDB tại chƣơng 2; từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ vay vốn tại VDB.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)