phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ
Phú Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ Bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa, phía Tây giáp Phú Yên và Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên
Nguồn: http://www.bando.com.vn/
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam trung bộ vừa đồng bằng, vừa miền núi, có địa hình địa lý phức tạp với nhiều sông suối, đồi núi, đèo dốc...; phía Bắc giáp với tỉnh Bình Định, phía Tây giáp với tỉnh Đăk Lăk và Gia Lai, phía Nam giáp với tỉnh
Khánh Hòa, phía Đông giáp với biển Đông; theo địa giới hành chính được chia thành 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố trực thuộc tỉnh với 112 xã, phường, thị
trấn (16 phường, 8 thị trấn và 88 xã); diện tích tự nhiên 5.060,6 km2, dân số trên 9,5
vạn người.
Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh có đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không. Về đường bộ, tổng chiều dài 5.905 km, trong đó: Quốc lộ dài 431,39 km, đường tỉnh dài 200,73 km, đường nông thôn dài 5.226,68 km và đường đô thị dài 112,5 km. Về đường sắt, tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa phận tỉnh có tổng chiều dài 95 km. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa khô khí hậu nóng bức, mùa mưa thường có gió mạnh, mưa lớn kéo dài gây lụt lội trên diện rộng gây khó khăn cho người tham gia giao thông [64].
Các tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được Nhà nước đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa (3.339,04/5.226,68km, tỉ lệ 63,9 ) theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân đi lại và phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Tuy nhiên, do địa hình có nhiều đồi, núi, đèo dốc, nhiều đoạn đường giao thông nông thôn chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, mặt đường hẹp, không có lề đường, tầm nhìn bị hạn chế, nhiều đoạn quanh co khúc khu u; lối rẽ, đường ngang mở tùy tiện; thiếu hệ thống biển báo hiệu giao thông dẫn đến sự gia tăng tai nạn giao thông (TNGT) ở khu vực này.
Trong những năm gần đây, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tăng đột biến, nhất là xe mô tô, xe máy, trung bình hàng năm đăng ký mới khoảng 33.000 phương tiện, trong đó xe mô tô trên 50 phân khối chiếm 91,9
(424.768/462.045 xe). Số lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được đăng ký mới năm sau luôn cao hơn năm trước; t lệ mô tô, xe máy ở khu vực nông thôn luôn chiếm t lệ cao 52,3 (241.613/462.045), cụ thể:
+ Năm 2010 đăng ký mới: 585 xe ô tô, 28.935 xe mô tô, xe máy. Trong đó, ở khu vực nông thôn 219 xe ô tô (tỉ lệ 37,4 ), 18.402 xe mô tô (tỉ lệ 63,6 ) .
+ Năm 2011 đăng ký mới: 619 xe ô tô, 34.568 xe mô tô, xe máy. Trong đó, ở khu vực nông thôn 233 xe ô tô (tỉ lệ 37,6 ), 22.885 xe mô tô (tỉ lệ 66,2 ).
+ Năm 2012 đăng ký mới: 752 xe ô tô, 34.518 xe mô tô, xe máy. Trong đó, ở khu vực nông thôn 332 xe ô tô (tỉ lệ 44,1 ), 21.066 xe mô tô (tỉ lệ 61 ).
+ Năm 2013 đăng ký mới: 978 xe ô tô, 35.699 xe mô tô, xe máy. Trong đó, ở khu vực nông thôn 360 xe ô tô (tỉ lệ 36,8 ), 21.501 xe mô tô (tỉ lệ 60,2 ).
+ Năm 2014 đăng ký mới: 1.317 xe ô tô, 34.411 xe mô tô, xe máy. Trong đó, ở khu vực nông thôn 332 xe ô tô (25,2 ), 20.626 xe mô tô (tỉ lệ 59,9 ) [64].
- Tính bình quân, năm 2010 tổng số xe mô tô, xe gắn máy được đăng ký
314.322 xe, bình quân khoảng 2,8 người dân trong tỉnh có 01 xe mô tô, xe gắn máy. Đến nay, tổng số xe mô tô, xe gắn máy hiện đang quản lý là 473.468 phương tiện;
bình quân 02 người dân có 01 xe mô tô, xe máy, đó là chưa kể số xe máy điện, xe đạp điện và phương tiện thô sơ khác chưa đăng ký vẫn đang lưu hành trên các tuyến giao thông.
- Nhiều phương tiện tham gia giao thông đã quá cũ, hệ số an toàn thấp vẫn
còn lưu hành trên các tuyến giao thông đang là mối lo ngại chung của người tham gia giao thông. Số phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chưa đủ tiêu chuẩn không được các chủ phương tiện thay thế, sửa chữa vẫn đang hoạt động, nhất là ở địa bàn nông thôn, các huyện miền núi. Mặc dù, lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các loại xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật,
xe hết niên hạn sử dụng nhưng vì lợi nhuận hoặc tiện lợi nên người dân vẫn lén lút đưa các loại phương tiện này tham gia giao thông.