Kiểm tra của các cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 97 - 98)

Để đảm bảo TTATGT trên địa bàn, hàng năm, nhất là thời kỳ cao điểm, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên thường ban hành chỉ thị tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh thường yêu cầu:

1) yêu cầu Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành chức

năng và các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên khảo sát, rà soát, kiến nghị điều chỉnh tổ chức giao thông, khắc phục các vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ phù hợp, đảm bảo an toàn; thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, công nhân viên chức trong đơn vị tự giác chấp hành Luật Giao thông khi tham gia giao thông và có biện pháp quản lý, chế tài; thành lập Đoàn kiểm tra việc quán triệt, triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, trường học, Ban an toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố; căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình, chủ động, tích cực triển khai các biện pháp thiết thực, hiệu quả để góp phần làm giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.

2) Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác kiểm soát tải trọng xe; xử lý, khắc phục các “điểm đen” về tai nạn giao thông; thường xuyên kiểm tra, xây dựng phương án tổ chức giao thông, rà soát, điều chỉnh hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông phù hợp để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn; thường xuyên rà soát, kiểm tra các vi phạm hành lang an toàn đường sắt, xóa bỏ đường ngang trái phép và đề nghị chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

3) yêu cầu Công an tỉnh phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến từng người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; thực hiện tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, nơi tiềm ẩn tai nạn giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông. 4) Các cơ quan truyền thông kịp thời đưa tin tuyên truyền việc truy tố, xét xử các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, chống người thi hành công vụ để góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa vi phạm.

Hoạt động tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ đã đem lại những hiệu quả nhất định, một mặt phát hiện những khiếm khuyết của cơ sở hạ tầng về GTĐB, mặt khác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật của người thi hành công vụ, của người tham gia giao thông để có những điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 97 - 98)