Kết quả xử lý theo nhóm hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 77 - 95)

2.3.2.1. Xử lý hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông đường bộ

Trong những năm gần đây vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhất là vi phạm hành chính về quy tắc giao thông dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang là một “vấn nạn”, dù có giảm những vẫn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng. Theo thống kê của cơ quan chức năng, vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản.

Phân tích số vụ lái xe ô tô, mô tô bị xử lý vi phạm hành chính về quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 2012 đến 2 tháng đầu năm 2017, thấy kết quả tại Bảng 2.6 và Bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.6: Tổng hợp số vụ lái xe ô tô bị xử lý vi phạm hành chính về quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên (từ năm

2012 đến tháng 2/2017)

Không chấp Chạy quá tốc Sử dụng rƣợu, Không chấp

Năm hành hiệu lệnh

hành biển báo độ quy định bia quá nồng độ

CSGT 2012 47 1.219 4 83 2013 33 1.140 6 188 2014a - - - - 2015 - 4.036 8 22 2016 - 1.748 20 74 Tháng - 315 6 6 1+2/2017

Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên (a: không có số liệu thống kê)

Hình 2.10: Tình hình số vụ người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 2013 đến năm

Hình 2.11: Tình hình số vụ người điều khiển xe ô tô sử dụng rượu, bia quá nồng độ cho phép trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 2013 đến năm 2016 Nguồn: Phòng

Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên

Hình 2.12: Tình hình số vụ người điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh CSGT trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 2013 đến năm 2016 Nguồn: Phòng Cảnh

sát giao thông tỉnh Phú Yên

Tình hình người tham gia giao thông bằng phương tiện xe ô tô bị xử lý vi phạm hành chính về quy tắc giao thông đường bộ diễn biến khá phức tạp, nếu loại hình xử lý vi phạm giao thông về chạy quá tốc độ quy định tăng đột biến trong năm 2015 với 4.036 người tham gia giao thông đường bộ bị xử phạt; thì loại hình xử lý

vi phạm giao thông về không chấp hành hiệu lệnh CSGT lại tăng đột biến trong năm 2013 với 188 người tham gia giao thông đường bộ bị xử phạt; còn loại hình xử lý vi phạm giao thông về sự dụng rược, bia quá nồng độ cho phép trong khi tham gia giao thông tăng mạnh qua từng năm. Nếu năm 2012 có 04 vụ bị xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng rượu, bia quá nồng độ cho phép trong khi tham gia giao thông đường bộ, thì năm 2013 là 06 trường hợp, năm 2015 là 08 trường hợp; và năm 2016 là 20 trường hợp.

Bảng 2.7: Tổng hợp số vụ lái xe mô tô bị xử lý vi phạm hành chính về quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên (từ năm 2012 đến tháng 2/2017)

Năm Không chấp Chạy quá tốc Sử dụng rƣợu, Không chấp hành hành biển báo độ quy định bia quá nồng độ hiệu lệnh CSGT

2012 30 255 15 60 2013 23 824 35 165 2014a - - - - 2015 - 2.156 2.606 421 2016 - 1.709 1.661 553 Tháng - 564 319 49 1+2/2017

Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên (a: không có số liệu thống kê)

Một điều ngạc nhiên trong số liệu thống kê này là số vụ bị xử lý vi phạm hành chính về sử dụng rượu, bia quá nồng độ cho phép trong khi điều khiển phương tiện giao thông tăng đột biến từ 35 trường hợp năm 2013 lên 2.606 trường hợp năm 2015 rồi giảm xuống còn 1.661 trường hợp của năm 2016.

Đối với hành vi vi phạm giao thông đường bộ về chạy quá tốc độ quy định cho biết tốc độ tăng của năm 2013 so với năm 2012 là 223,14 , tương ứng với số sự vụ tăng là 569 vụ; còn tốc độ tăng của năm 2015 so với năm 2013 là 161,65 , tương ứng với số vụ tăng là 1.332 vụ; điều đáng mừng là năm 2016 số vụ vi phạm hành chính về chạy quá tốc độ cho phép giảm so với năm 2015 là -447 vụ, tương ứng với tốc độ giảm là -26,16%.

Hình 2.13: Tình hình số vụ người điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ quy định trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 2013 đến năm 2016

Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên Hành vi vi phạm hành chính về không chấp hành hiệu lệnh CSGT cho thấy tăng liên tục qua từng năm. Nếu năm 2012 chỉ có 60 người vi phạm thì đến năm 2013 đã tăng lên 165 người vi phạm; năm 2015 tăng lên 421 người vi phạm; và năm 2016 tăng lên 553 người vi phạm hành chính về chạy quá tốc độ quy định.

Hình 2.14: Tình hình số vụ người điều khiển xe mô tô không chấp hành hiệu lệnh CSGT trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 2013 đến năm 2016

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng vi phạm về tốc độ của ô tô và mô tô tăng, tình trạng không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông không giảm. Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm gia tăng TNGT trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong những năm gần đây.

2.3.2.2. Xử lý hành vi vi phạm quy định về phương tiện giao thông đường bộ

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ được giải thích là: phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường giao thông công cộng phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật được quy định trong Luật Giao thông đường bộ 2008.

Khi các phương tiện tham gia giao thông trên đường giao thông công cộng không đảm bảo các quy định về an toàn được quy định tại Điều 48, Điều 50, Điều 51 và 52 của Luật Giao thông đường bộ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, khi bị các cơ quan có thẩm quyền phát hiện lập biên bản vi phạm hành chính đều bị xử lý hành chính. Nhóm xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ trước đây được quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định 107/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2015), nay được điều chỉnh bởi Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

Đối với phương tiện đường bộ tham gia giao thông thường mắc những lỗi vi phạm như thiếu thiết bị an toàn là phanh hoặc có nhưng không đúng chuẩn an toàn kỹ thuật, hệ thống chuyển hướng (hệ thống lái) không đảm bảo an toàn, không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc có nhưng hết hạn hoặc sử dụng them giả, không có hệ thống giảm thanh, không gắn biển số hoặc biển số giả, sử dụng đăng kí không đúng thực tế của xe hoặc sử dụng đăng kí giả, đi ban đêm không có đèn chiếu sáng….đặc biệt phương tiện cơ giới cũ nát là các xe ô tô đã quá niên hạn sử dụng. Việc xử lý xe hết niên hạ sử dụng và xe cũ nát cần phải có chế tài xử lý thỏa đáng.

Phân tích kết quả xử lý phương tiện cơ giới không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 2012 đến năm 2017 cho số liệu tại Bảng 2.8 và 2.9 như sau:

Bảng 2.8: Tổng hợp số vụ xe ô tô không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên (từ năm 2012 đến tháng 2/2017)

Thiết bị không

Tổng đảm bảo an toàn Không biển Biển số giả

Năm số vụ Số vụ Tỷ lệ vi Số vụ Tỷ lệ vi Số vụ Tỷ lệ vi phạm phạm phạm 2012 11.956 1.351 11,30% 12 0,10% 10 0,08% 2013 11.073 1.206 10,89% 22 0,20% 44 0,40% 2014a - - - - 2015 51 51 100% - - - - 2016 946 745 78,75% - - - - Tháng 192 93 48,44% - - - - 1+2/2017

Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên (a: không có số liệu thống kê)

Bảng 2.9: Tổng hợp số vụ xe mô tô không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên (từ năm 2012 đến tháng 2/2017)

Thiết bị không

Không biển Biển số giả Tổng số đảm bảo an toàn Năm vụ Số vụ Tỷ lệ Số vụ Tỷ lệ Số vụ Tỷ lệ vi phạm vi phạm vi phạm 2012 15.049 346 2,30% 165 1,10% 30 0,20% 2013 23.557 400 1,70% 295 1,25% 47 0,20% 2014a - - - -

Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên (a: không có số liệu thống kê)

2.3.2.3. Xử lý hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe và hành lang an toàn đường bộ, mạng lưới giao thông đường bộ của nước ta bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được Luật giao thông đường bộ quy định từ Điều 37 đến Điều 47; việc quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đảm bảo duy trì cho hoạt động giao thông đường bộ được thông suốt và an toàn. Những hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hiện nay bị xử lý hành chính theo quy định tại các Điều từ Điều 12 đến Điều 15 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP. Thực tế thì các hành vi vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ngày càng phức tạp, nhiều cơ quan tổ chức, cá nhân lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ xây dựng nhà cửa, lều quán, đào, xẻ đường quốc lộ không xin phép hoặc có xin phép nhưng khi thi công xong lại không trả nguyên trạng thái ban đầu, tự ý tháo dỡ, dịch chuyển biển báo hiệu đường bộ, xây dựng bãi đỗ xe không xin phép hoặc xin phép nhưng khi xây dựng lại không đúng. Ngoài ra, trên các tuyến quốc lộ hiện đang tồn tại rất nhiều bãi rác thải với số lượng và quy mô các bãi rác ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng lớn đến kết cấu hạ tầng giao thông và ô nhiễm môi trường trên các tuyến đường.

Trước thực tế trên, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo giao thông trên các tuyến đường bộ an toàn và thông suốt, phấn đấu tiếp tục giảm thiểu tai nạn giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường và mỹ quan của các tuyến đường trên địa bàn tỉnh, ngày 9 tháng 11 năm 2015 UBND tỉnh đã có Công văn số 520/UBND-PY về việc quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và vệ sinh môi trường, chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải, Công an tỉnh xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, giải tỏa lấn chiếm, sử dụng

trái phép hành lang an toàn đường bộ, đồng thời nghiên cứu, đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống thoát nước để giải quyết triệt để tình trạng ngập úng đường bộ.

Đối với các bãi rác thải tự phát đang tồn tại trong hành lang an toàn đường bộ, khẩn trương thành lập bộ máy thu gom, vận chuyển rác đến các bãi rác thải tập trung trong khu vực, kiên quyết không để tồn tại các bãi rác thải gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường và mỹ quan của tuyến đường.

Lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, không để tồn tại tình trạng phơi rơm, rạ, tập kết nông sản hoặc họp chợ trên mặt đường. Trong quá trình lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ không quy hoạch theo hướng “đô thị hóa” đường bộ; các dự án này khi xây dựng và đi vào hoạt động không được ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước mặt của đường bộ trong khu vực và phải có hệ thống xử lý nước, rác thải tập trung, có khu chôn lấp chất thải, có bộ máy thu gom, xử lý rác, nước thải.

2.3.2.4. Xử lý hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên nhìn chung là ít hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ, không tự giác, ý thức chấp hành kém, thói quen tùy tiện, nên có các hành vi vi phạm Luật giao thông mang tính phổ biến. Điều đáng quan tâm là người điều khiển xe cơ giới vi phạm Luật giao thông rất nghiêm trọng, người điều khiển xe mô tô vi phạm t lệ trên 70 , người điều khiển xe ô tô vi phạm gần 30 , còn lại là người điều khiển xe thô sơ (xe đạp, ba gác…) hay tạt ngang, rẽ tắt qua đầu xe cơ giới, chiếm phần đường của xe cơ giới gây cản trở giao thông. Ngoài ra, do mặt bằng dân trí chưa đồng đều, những vùng nông thôn dân trí thấp và việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông chưa tự giác dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông còn mang tính phổ biến, thường xuyên là nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Phân tích số vụ vi phạm hành chính dẫn đến tai nạn giao thông xảy ra trong năm 2014 trên địa bàn tỉnh cho thấy có tới 80 số vụ tai nạn giao thông xảy ra là do người tham gia giao thông không chấp hành đúng các quy định về an toàn giao thông như: điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép, tránh vượt sai quy định, đi không đúng phần đường điều khiển phương tiện vận tải trong khi say rượu, bia, thiếu chú ý quan sát…

Phân tích các vụ vi phạm bị xử lý hành chính về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn từ năm 2012 đến nửa đầu năm 2017 thì t lệ không giấy phép lái xe được thể hiện tại Bảng 2.10 dưới đây:

Bảng 2.10: Tổng hợp số vụ người điều khiển phương tiện cơ giới không giấy phép khi tham gia giao thông trên địa bàn

tỉnh Phú Yên (từ năm 2012 đến tháng 2/2017)

Ô tô Mô tô

Năm Tổng Không Tỷ lệ vi Tổng Không Tỷ lệ vi

số vụ GPLX phạm số vụ GPLX phạm 2012 11.956 311 2,60% 15.049 2.167 14,40% 2013 11.073 111 1,00% 23.557 1.861 7,90% 2014a - - - - 2015 24.891 132 0,53% 23.014 5.019 21,81% 2016 15.909 42 0,26% 21.888 5.023 22,95% Tháng 2.584 6 0,23% 3.338 824 24,69% 1+2/2017

Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên (a: không có số liệu thống kê)

Kết quả thống kê cho thấy nhóm người điều khiển xe ô tô có ý thức tuân thủ Luật giao thông cao hơn so với nhóm người điều khiển xe mô tô khi tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể là t lệ vi phạm giao thông đường bộ đối với hành vi không có GPLX của nhóm người điều khiển xe ô tô thấp hơn 3 và giảm dần qua các năm, còn nhóm người điều khiển xe mô tô có t lệ vi phạm từ 7,9 trở lên và tăng dần qua

Hình 2.15: Tình hình người điều khiển xe ô tô không không giấy phép khi tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 77 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)