Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 116 - 119)

lĩnh vực giao thông đường bộ và các trường hợp sai phạm khác của người thực thi công vụ nhà nước

Trong xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, công tác kiểm tra đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì đó là cách thức để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử phạt vi phạm pháp luật, phát hiện những yếu kém trong tổ chức và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Kiểm tra cũng là hoạt động không thể thiếu trong quá trình quản lý cũng như trong việc thực hiện quyền hạn của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Đây là nghiệp vụ cần tiến hành thường xuyên, với nhiều hình thức và biện pháp đa dạng để tăng cường hiệu quả hoạt động này. Thông qua hoạt động kiểm tra, các chủ thể quản lý vừa phát hiện được những điều tích cực, những điển hình tiên tiến, vừa phát hiện những hiện tượng tiêu cực trong xử phạt vi phạm hành chính để từ đó tự mình hoặc chủ động kiến nghị nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt

vi phạm hành chính, vừa cải tiến các phương pháp đấu tranh phòng chống vi phạm

hành chính. Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ là nhân tố quan trọng làm giảm thiểu tình trạng tùy tiện, quan liêu, bảo đảm cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính – một hoạt động thường xuyên tiếp xúc với nhân dân có hiệu lực, hiệu quả thiết thực.

Trong hoạt động tuần tra, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, xử phạt những vi phạm về trật tự an toàn giao thông được Nhà nước giao cho cảnh sát giao thông đường bộ được quy định tại Điều 72 của Luật Giao thông đường bộ; ngoài lực lượng Cảnh sát giao thông là chủ yếu còn có lực lượng Thanh tra giao thông và các cấp chính quyền. Để không chồng chéo hoặc bỏ trống địa bàn không kiểm tra, kiểm soát, xử phạt trước hết cần quy định cụ thể hơn

chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan một cách rõ ràng. Đối với lĩnh vực giao thông đường bộ thì công tác tuần tra, kiểm soát giao thông là một trong những biện pháp nhiệp vụ cơ bản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát việc chấp hành luật lệ giao thông, tham gia đấu tranh phòng ngừa các hành vi vi phạm và các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông, nhằm góp phần đảm bảo giao thông luôn trật tự , an toàn và thông suốt, đồng thời phòng ngừa và hạn chế tai nạn giao thông xảy ra.

Để nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm về trật tự an toàn giao thông, chúng ta cần xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông trong sạch, vững mạnh, từng bước chính quy, hiện đại. Trước mắt, lãnh đạo đơn vị Công an tỉnh Phú Yên (PC26) cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, củng cố và tổ chức lại lực lượng tuần tra, kiểm soát giao thông trên khắp địa bàn tỉnh Phú Yên với yêu cầu và nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 1922/2006/QĐ-BCA ngày 05/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ quyền hạn về hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ, Quyết định số 1404/2007/QĐ-BCA ngày 15/11/2007 của Bộ Công an ban hành “Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát nhân dân”. Đảm bảo việc tuần tra, kiểm soát phải khép kín địa bàn và thời gian; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ như: tuần lưu kết hợp với kiểm soát liên tuyến, liên địa bàn, xử phạt vi phạm, không để địa bàn không có lực lượng CSGT phụ trách, nhưng cũng tránh sự chồng chéo. Không ngừng nâng cao trình độ của lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, bao gồm cả trình độ nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức người thi hành công vụ. Đảm bảo phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và xử phạt chính xác.

Mặt khác, với những cá nhân, tổ chức thay mặt Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, nếu có hành động sai cả về lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp (hiểu sai luật mà xử phạt sai người tham gia giao thông. Thực tế tỉnh Phú Yên đã có trường hợp này. CSGT hiểu sai biển báo giao thông nên đã đưa ra các quyết định xử phạt sai) hay có hành động sai về mặt đạo đức thì sẽ bị cấp trên xử phạt nghiêm khắc. Điều này có tác dụng nâng cao lòng tin

của nhân dân với đội ngũ Công nhân nhân dân nói riêng và đối với sự quản lý của Nhà nước nói chung.

Trong công tác kiểm tra, giám sát, cơ quan thanh tra giao thông có vai trò nòng cốt và chủ đạo, có trách nhiệm kiểm ta thường xuyên việc xử phạt vi phạm hành chính của các Đội trên địa bàn; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc phạm vi ngành mình phụ trách; xử phạt k luật đối với những cá nhân có sai phạm trong khi xử phạt vi phạm hành chính thuộc quyền mình quản lý; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình vi phạm hành chính và việc xử phạt vi phạm hành chính trong tháng, quý, năm cho cơ quan có thẩm quyền.

Tăng cường công tác kiểm tra trực tiếp việc thực hiện pháp luật tại các địa phương, đi sâu kiểm tra công tác xử phạt vi phạm hành chính. Vì có kiểm tra mới phát hiện được những ưu điểm, hạn chế để tìm cách phát huy hay khắc phục; kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra và hướng dẫn thực hiện pháp luật. Đặc biệt, cần có sự quan tâm tới các địa phương có sự phức tạp về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính. Với những đơn vị cố tình chây ỳ, không chịu khắc phục sửa chữa những thiếu sót, sai phạm đã được kiểm tra nhắc nhở, uốn nắn, phải có biện pháp xử phạt nghiêm khắc, kịp thời.

Quá trình kiểm tra, giám sát việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ không chỉ được thực hiện trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước – đó là cơ quan Thanh tra giao thông, mà cần được thực hiện sâu sát hơn từ nhiều cơ chế khác như cơ chế giám sát của hội đồng nhân dân, sự khiếu nại, tố cáo của người dân và sự xét xử của cơ quan tòa án.

Hội đồng nhân dân ở địa phương họp 2 lần/năm. Tại chương trình nghị sự của kỳ họp, cần có giám sát chuyên đề về xử phạt vi phạm hành chính. Qua báo cáo và chất vấn của hội nghị, công tác xử phạt vi phạm hành chính sẽ được bàn luận và đăng tải công khai thông tin, tạo nên tính minh bạch của xã hội, góp phần hình thành nên cơ chế đối trọng để kiểm soát đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Cơ chế giám sát của hội đồng nhân dân sẽ được phát huy hiệu quả cao hơn nếu có sự phối hợp với việc nâng cao tính hiệu quả của công tác giải quyết khiếu

nại, tố cáo của người dân, tổ chức và hoạt động xét xử của tòa án. Hiện nay, Luật xử phạt vi phạm hành chính mới được ban hành đã mở rộng quyền giám sát của công dân bằng cách hủy bỏ thủ tục tiền tố tụng, không coi đó là điều kiện cần trước khi khởi kiện vụ án hành chính ra tòa. Theo Luật, người dân có thể khởi kiện ngay về vụ án hành chính nếu không đồng ý với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành. Như vậy, việc tư pháp hóa các tranh chấp này sẽ tạo ra áp lực khiến các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm cẩn trọng hơn trong công việc nếu không muốn bị kiện.

Trên đây là khuyến nghị của chúng tôi nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Phú Yên. Các khuyến nghị này không chỉ đối với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mà còn hướng tới nhiều chủ thể, cơ quan nhà nước khác có mối quan hệ về công việc. Điều này hướng tới việc dân chủ hóa, công khai hóa, minh bạch hóa hoạt động xử phạt vi phạm hành chính để đảm bảo tính răn đe và sự nghiêm minh của pháp luật, góp phần ổn định đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)