Minh bạch hóa xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 109 - 110)

đường bộ

Dưới góc độ lý luận, công khai, minh bạch là đòi hỏi, yêu cầu, điều kiện thiết yếu đối với hoạt động của bộ máy hành chính công chuyên nghiệp, hiện đại. Ở Việt Nam hiện nay việc công khai hoá, minh bạch hoá hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói riêng là đòi hỏi quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, xây dựng xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa.

Công khai, minh bạch là yêu cầu nội tại, xuất phát từ bản chất và là một trong những chuẩn mực hoạt động của bộ máy nhà nước, có vai trò tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước; là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các hành vi sai trái, tiêu cực, các biểu hiện làm sai lệch, suy giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Công khai, minh bạch là công cụ đặc biệt quan trọng; là giải pháp phòng chống tham nhũng mang tính chủ động, tích cực; là đòi hỏi của xã hội gắn liền với công quyền được thông tri. Trong quản lý hành chính công công khai, minh bạch đòi hỏi người dân phải thông tri đầy đủ, kịp thời, chính xác về tất cả những gì pháp luật không cấm về quản lý hành chính nhà nước. Luật Phòng, chống tham nhũng đã đưa vấn đề công khai, minh bạch trở thành một nguyên tắc chung cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị và là nguyên tắc cơ bản của quản lý ngân sách nhà nước. Nguyên tắc vừa nhằm ngăn chặn tham nhũng, vừa bảo đảm nền hành chính nhà nước tuân thủ các giá trị dân chủ, pháp quyền.

Ở nước ta, công khai, minh bạch trong thủ tục hành chính là một trong bốn

nội dung minh bạch trong quản trị nhà nước cần được đảm bảo [27]. Đây là một yêu cầu căn bản của quản trị nhà nước nhằm góp phần khắc phục tệ tham nhũng, sách nhiễu của cán bộ công chức. Đồng thời góp phần để nhân dân thực hiện quyền giám sát trong các khâu của hoạt động quản lý.

Về mặt thực tiễn, thực hiện công khai, minh bạch trong xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ ở nước ta thời gian qua là vấn đề bị nhân dân phê

phán nhiều, đó là tình trạng các cảnh sát giao thông nấp sau bụi tre bắt lỗi hay nấp trong cabin xe để lập biên bản. Đây là biểu hiện của sự không minh bạch trong phát hiện, trong lập biên bản, và tiếp đó là trong xử phạt. Điều này dẫn tới một kết quả xử phạt mà “các bên” đều “mong muốn”, đó là dấm dúi chia đôi tiền phạt, đỡ phải nộp vào ngân sách nhà nước. Thực tế này đã tồn tại nhiều năm nay, làm cho người dân coi thường lực lượng chức năng, cũng như tình trạng tham nhũng vặt hoành hành trên đường.

Đã đến lúc tất yếu cần phải thực hiện nghiêm túc việc minh bạch hóa thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về GTĐB, chứ không chỉ dừng ở khẩu hiệu. Phải minh bạch quy trình kiểm tra xử lý vi phạm để người dân có thể giám sát còn người thực thi công vụ phải chấp pháp nghiêm minh. Để khuyến khích người dân giám sát vi phạm, cần thưởng và bảo mật thông tin người cấp tin. Lực lượng CSGT cũng cần công bố công khai việc người dân được giám sát, ghi lại hành vi vi phạm khi thực thi công vụ. Cụ thể như việc khi xử lý vi phạm, phải làm sao để không còn chuyện nấp sau bụi tre bắt lỗi hay nấp trong cabin xe để lập biên bản. Điều quan trọng nhất là lực lượng thực thi công vụ chấp pháp nghiêm minh. Khi họ đã làm nghiêm thì không ai dám làm sai cả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)