Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 111 - 112)

trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng

Cần rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Hiện nay, hệ thống pháp luật về giao thông vận tải, đặc biệt là pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này tương đối đầy đủ như: Luật giao thông đường bộ, Luật xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định, các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ...

Song, để tăng cường hiệu quả của xử phạt vi phạm hành chính góp phần đảm bảoTTATGT nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế và tiến tới giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp, cụ thể như:

- Cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác xử phạt vi phạm

hành chính về TTATGT đường bộ của lực lượng CSGT. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước ta nhằm xây dựng nền hành chính đáp ứng được đòi hỏi của xã hội,

thúc đẩy xã hội phát triển bền vững với các mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, xã hội công

b ng, dân chủ, văn minh”.

- Kiên quyết loại bỏ những thủ tục không cần thiết trong quy trình xử phạt vi phạm hành chính đồng thời xây dựng và hoàn thiện quy trình xử phạt đơn giản, cụ thể, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu xử phạt, nâng cao ý thức tự giác của người vi phạm. Quy

trình xử phạt hiện nay chưa khoa học, nhiều thủ tục không cần thiết, chưa mang lại hiệu quả cho công tác xử phạt. Do vậy, cần xây dựng quy trình phù hợp, khoa học, đồng thời giúp người vi phạm nhận thức được hành vi vi phạm của mình, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật như rút gọn các thủ tục hành chính song vẫn đảm bảo hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho người vi phạm khi phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế. Thực hiện triệt để hình thức xử phạt tại chỗ để tiết kiệm thời gian, giảm bớt phiền

hà cho cá nhân, tổ chức vi phạm; tăng cường lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông tại các tuyến đường trọng điểm để hỗ trợ xử lý các vi phạm TTATGT bằng hình ảnh. Kiến nghị Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Chi Cục thuế các tỉnh, thành phố thống nhất các mẫu biên lai thu tiền phạt với nhiều mệnh giá khác nhau để sử dụng trong quá trình xử phạt nhanh chóng, thuận tiện hoặc có thể linh hoạt hơn (nhất là đối với các cá nhân, tổ chức ở các tỉnh khác vi phạm).

- Đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, chiến sĩ CSGT đồng thời ban

hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả chế độ công tác, tiếp xúc với nhân dân. Kiên quyết đấu tranh, lên án và loại bỏ hành vi tiêu cực của cán bộ, chiến sĩ CSGT khi

làm công tác xử lý vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ. Hiện nay tình trạng làm việc chậm chạp, quan liêu còn biểu hiện ở một bộ phận cán bộ, chiến sỹ làm công tác xử lý, gây chất lượng hiệu quả công việc kém, thậm chí không ít trường hợp còn gây bức xúc trong nhân dân. Vì vậy, cần xây dựng rõ quy trình làm việc thông báo công khai rộng rãi để nhân dân cùng biết, đồng thời tiến hành giám sát, hoặc lập đường dây nóng để nhân dân phản ánh các tiêu cực trong công tác xử lý, phát huy tính dân chủ. Xây dựng kỹ năng giao tiếp với nhân dân, thái độ giao tiếp lịch sự, niềm nở, vì nhân dân phục vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)