Văn hóa ứng xử giữa công chức với đồng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đắk lắk (Trang 47 - 54)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.2.1. Văn hóa ứng xử giữa công chức với đồng nghiệp

Khảo sát 150 cán bộ công chức làm việc tại 05 bộ phận một cửa cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Đắk Lắk về văn hóa ứng xử giữa công chức với đồng nghiệp, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Thứ nhất, sự phối hợp hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao

Kết quả khảo sát về nội dung thứ nhất này cho thấy, có 36% cán bộ công chức đánh giá sự phối hợp hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk rất cao; 47,33% công chức đánh giá khá cao; 16,67% công chức đánh giá ở mức trung bình và không có công chức nào đánh giá thấp.

Thực hiện các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức nói chung; nhiệm vụ, quyền hạn của công chức nói riêng. Hiện nay, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk gồm Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015; Nghị định số 24/2014/NĐ-CP Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk về ban hành quy chế làm việc của UBND tỉnh Đắk Lắk ngày 29/6/2017. Nhìn chung, việc chấp hành các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk nói chung, bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk Lắk nói riêng đƣợc các đội ngũ cán bộ công chức thực hiện nghiêm túc, khách quan. Theo báo cáo tổng hợp định kỳ sáu tháng và hàng năm cho thấy, không có trƣờng hợp nào có công chức vi phạm các quy định này.

Ngoài ra, một nội dung khác trong văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk là thực hiện các quy định của pháp luật về văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp nói chung trong công sở theo các quyết định nhƣ Quyết định số 129/2007/QĐ- TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc và Quyết định số 03/2007/QĐ- BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phƣơng.

Quan sát cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk liên quan đến việc tuân thủ các quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, đa số các công chức đều thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao. Không có tình trạng công chức phòng ban, bộ phận nào lại xử lý, nhận việc làm của phòng ban, bộ phận khác. Để giải quyết công việc một cách triệt để, hiệu quả, các công chức đều thực hiện phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết công việc. Nếu một cá nhân bận hay đột xuất có việc, các công chức khác đều sẵn sàng hỗ trợ nếu trong phạm vi nghiệp vụ, họ có thể giải quyết. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ các công chức chƣa phối hợp hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao. Đây là một bộ phận công chức đã lớn tuổi giữ thái độ làm việc cửa quyền, hách dịch, quan liêu hoặc trẻ tuổi chƣa có nhiều kinh nghiệm trong ứng xử, làm việc nhóm và phối hợp trong công việc.

Thứ hai, thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp

Nội dung thứ hai này cũng nhận đƣợc đánh giá khá cao của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, 34% công chức đánh giá công chức lịch sử, tôn trọng đồng nghiệp rất cao; 56% công chức đánh giá khá cao; 10% công chức đánh giá trung bình

và không có công chức nào đánh giá thấp. Đây là những con số phản ánh tích cực cao trong văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Về cơ bản, các công chức đều có thái độ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, góp phần quan trọng trong việc thực hiện phối hợp hoạt động trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.

Lịch sự không chỉ yêu cầu tại nơi làm việc mà công chức phải giữ thái độ lịch sự cả trong đời sống hàng ngày. Tôn trọng đồng nghiệp không chỉ là một nguyên tắc xã giao quan trọng trong mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị mà còn là một nội dung quan trọng cấu thành nên đạo đức công vụ của công chức nói chung trogn thực thi quyền hạn của mình. Tôn trọng đồng nghiệp đồng nghĩa với tôn trọng chính bản thân mình, góp phần xây dựng một đội ngũ công chức đoàn kết, văn minh, theo đúng chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc.

Thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng đối với các bên, trong đó có đồng nghiệp là nguyên tắc hàng đầu trong giao tiếp đời thƣờng cũng nhƣ trong quá trình thực thi công vụ. Có rất nhiều cách thể hiện thái độ tôn trọng đối với đồng nghiệp mà các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đang thực hiện nhƣ chào hỏi khi gặp mặt, gọi tên, bắt tay, nét mặt thoải mái, sử dụng các từ ngữ phù hợp với lứa tuổi, vị thế, quan hệ trong công việc,… Với những công chức cao tuổi hoặc có trọng trách cao hơn, các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk thể hiện sự tôn trọng nhƣ sự kính trọng; đối với những đồng nghiệp bằng tuổi, các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk thể hiện thái độ tôn trọng là thái độ đúng mực, thân tình; với ngƣời trẻ hơn, nhỏ hơn, công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk thể hiện sự tôn trọng qua thái độ quan tâm, nhẹ nhành, khuyến khích. Sự có mặt đúng nhƣ lời hứa,

ngôn ngữ giao tiếp đề cao thân nhân của bên kia nhƣ gọi tên, gọi đầy đủ tên và chức vị, đánh giá vấn đề thay vì quy chụp về con ngƣời,… đều là cách công chức thể hiện sự tôn trọng với nhau.

Thứ ba, ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc

Nội dung thứ ba trong văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa nhận đƣợc đánh cao từ phía các công chức. Có tới 34% công chức thể hiện sự đánh giá rất cao; 26,67% công chức thể hiện đánh giá khá cao và 31,33% công chức thể hiện đánh giá trung bình và 8% công chức đánh giá thấp. Mặc dù nội dung văn hóa ứng xử của công chức này đƣợc quy định rõ tại khoản 2 Điều 11 Quy chế văn hóa công sở của Văn phòng Chính phủ quy định: “Trong giao tiếp và ứng xử, công chức Văn phòng Chính phủ phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc, không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt” nhƣng các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa thực sự tuân thủ. Có tới gần 40% công chức đánh giá nội dung này chƣa tốt.

Thực tế, các công chức, chủ yếu là đội ngũ công chức lớn tuổi và công chức trẻ chƣa đƣợc đánh giá cao về ngôn ngữ giao tiếp. Nếu nhƣ các công chức lớn tuổi, đa số là các công chức làm việc lâu năm tại các cơ quan dƣờng nhƣ thành “lão làng”, không giữ ý tứ trong lời nói, thƣờng có thái độ “ma cũ bắt nạt ma mới” với các công chức trẻ tuổi hoặc công chức mới vào nghề. Các công chức này cũng ít chịu học hỏi, lắng nghe ý kiến đánh giá của ngƣời khác hay tuân thủ theo những quy định về ngôn ngữ giao tiếp. Nhiều cán bộ còn sẵn sàng nóng tính, quát nạt các công chức trẻ tuổi hơn. Với các công chức trẻ tuổi, họ chƣa quen với môi trƣờng làm việc công vụ, còn giữ thái độ e dè, nhút nhát, thiếu tự tin khi trình bày ý kiến, quan điểm của mình. Do đó, các ý kiến, ứng xử giao tiếp chƣa mạch lạc và rõ ràng.

Thứ tư, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp

Nội dung này cũng nhận đƣợc đánh giá khá cao của công chức. Theo đó, 24% công chức đánh giá rất cao, 50,67% công chức đánh giá cao; 17,33% công chức đánh giá trung bình và 8% công chức đánh giá thấp. Kết quả này cũng cho thấy những đánh giá tích cực của các công chức về văn hóa ứng xử của các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Lắng nghe là một kỹ năng giao tiếp mà không chỉ công chức mà tất cả các cán bộ, nhân viên trong các tổ chức tƣ nhân đều đƣợc khuyến khích thực hiện. Bằng việc lắng nghe, các công chức sẽ tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức hơn. Việc lắng nghe cũng giúp cho các công chức có đƣợc nhiều ý kiến nhiều chiều, từ đó phân biệt đƣợc những ý kiến đúng, sai, từ đó đem ra phân tích, mổ xẻ để đi tới hành động một cách nhất quán, có sự đồng thuận, nhất trí cao. Hiện tại, các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đang thực hiện lắng nghe khá tốt, lắng nghe trên tinh thần xây dựng để có những phƣơng án giải quyết tốt nhất.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ các công chức chƣa chịu lắng nghe đồng nghiệp, giữ ý kiến chủ quan, gia trƣởng, áp đặt, luôn khăng khăng coi ý kiến của mình là đúng. Đây là một số trƣờng hợp đáng bị lên án, phê bình và loại bỏ khỏi tổ chức bởi những cá nhân này chỉ khiến cho hoạt động của tổ chức ngày càng kém hiệu quả hơn.

Thứ năm, công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá

Theo đánh giá của các công chức, có 21,33% công chức đánh giá các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk với tổ chức, công dân công bằng, vô tƣ, khách quan khi nhận xét, đánh giá rất cao; 50,67% công chức đánh giá khá cao; 18,67% công chức đánh giá trung bình và 9,33% công chức đánh giá yếu. Hiện nay, tại hầu khắp các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị công lập hay tƣ nhân đều có hình thức đánh

giá, nhận xét từ đồng nghiệp. Đây là một trong những cơ sở để cán bộ quản lý, lãnh đạo có đƣợc những đánh giá khách quan nhất về một cá nhân, xem đồng nghiệp nhìn nhận, đánh giá nhƣ thế nào. Tuy nhiên, để tạo sự công bằng, vô tƣ, khách quan, các đồng nghiệp phải đảm bảo đánh giá chân thực, không đƣợc dựa vào các mối quan hệ thù ghét hay yêu quý quá đà để đánh giá. Tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, đa số các công chức đều đảm bảo công bằng, vô tƣ, khách quan khi nhận xét, đánh giá. Chính bản thân các công chức nhận thức đƣợc rằng việc đánh giá của họ sẽ ảnh hƣởng nhiều tới kết quả đánh giá một cá nhân nhƣ thế nào. Tuy nhiên, do cơ quan nhà nƣớc nên việc thiên vị, chia bè phái vẫn còn xảy ra. Hiện tƣợng các công chức nói xấu nhau, “tô hồng” sự thật với những ngƣời cùng bè phái hay “bôi đen” các công chức khác để trù dập vẫn đang xảy ra. Điều này làm ảnh hƣởng tới hình ảnh của công chức nhà nƣớc khi không đảm bảo nói lên sự thật, công bằng, vô tƣ, khách quan trong chính nhận xét, đánh giá của mình.

Thứ sáu, thực hiện dân chủ, đoàn kết nội bộ

Nội dung này cũng nhận đƣợc đánh giá khá cao từ các công chức với 16,67% công chức đánh giá ở mức rất cao; 43,33% công chức đánh giá ở mức khá cao; 28% công chức đánh giá ở mức trung bình và 12% công chức đánh giá thấp. Hiện nay, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, các công chức đang dần nâng cao văn hóa giao tiếp của mình, thực hiện dân chủ, đoàn kết nội bộ, giữ gìn hình ảnh của mình cũng nhƣ của cả cơ quan.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa thực sự thực hiện dân chủ, đoàn kết nội bộ. Vẫn còn hiện tƣợng các công chức ngại va chạm, mất lòng, không dám chủ động bày tỏ quan điểm, chính kiến về các nội dung thuộc phạm vi công việc trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn. Thay vào đó, chia

bè, kết phái trao đổi riêng, tụ tập thành các nhóm biểu đạt, tuyên truyền nhằm bôi nhọ một cá nhân nào đó trong tổ chức, gây xáo trộn, mất ổn định, làm hoang mang tâm lý hay tạo dƣ luận không tốt trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Điều này vô tình gây mất đoàn kết nội bộ trong cơ quan, ảnh hƣởng xấu tới hiệu quả công việc và dần ảnh hƣởng tới uy tín của toàn đơn vị.

Thứ bảy, giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp

Đa số các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp với 25,33% ý kiến đánh giá rất cao; 38% ý kiến đánh giá khá cao; 26,67% ý kiến đánh giá trung bình và 14% ý kiến đánh giá thấp. Các điểm số này phản ánh tích cực về đánh giá của các công chức về việc giữ gìn uy tín, danh dự của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp. Đa số các công chức đều hiểu uy tín của mình, chính là uy tín của đơn vị, tổ chức và giữ uy tín, danh dự cho đồng nghiệp cũng là giữ uy tín cho mình. Ví dụ, nếu một công chức chia sẻ rằng đồng nghiệp của họ không tốt, có nhiều văn hóa ứng xử không phù hợp, không văn minh, ngay lập tức, ngƣời tiếp nhận thông tin này sẽ nghĩ rằng chắc hẳn cơ quan đó còn nhiều ngƣời không có văn hóa ứng xử tốt. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hƣởng tới danh dự, uy tín của chính cá nhân đồng nghiệp bị kể xấu đó và chính bản thân ngƣời chia sẻ.

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều ý kiến cho rằng các công chức hiện nay chƣa giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị bởi thực tế, vẫn còn một số công chức có thái độ ứng xử không phù hợp, có nhiều hành vi, ứng xử gây bất bình, không đúng với đồng nghiệp. Tình trạng chƣa hết mình vì công việc, chƣa có trách nhiệm với công việc, chƣa đối xử hòa nhã với đồng nghiệp

hay có thái độ hách dịch, hạch sách ngƣời dân là nguyên nhân khiến cho nhiều công chức đánh giá chƣa cao nội dung này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đắk lắk (Trang 47 - 54)