Văn hóa ứng xử giữa công chức với tổ chức, công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đắk lắk (Trang 54 - 58)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.2.2. Văn hóa ứng xử giữa công chức với tổ chức, công dân

Để đánh giá về thực trạng thực hiện văn hóa ứng xử giữa công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk với tổ chức, công dân, tác giả phát phiếu khảo sát cho 200 ngƣời dân đã tới làm việc tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Kết quả khảo sát cho thấy có sự đánh giá khác nhau của ngƣời dân về văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk với công dân, tổ chức. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, các công chức gần gũi với nhân dân

Chỉ có 16% công dân đánh giá rất cao nội dung này; 35,5% công dân đánh giá khá cao; 27% công dân đánh giá trung bình và 21,5% công dân đánh giá thấp. Thực hiện phong cách gần dân đang ngày càng đƣợc Nhà nƣớc ta khuyến khích các công chức thực hiện bởi Nhà nƣớc này là của dân, do dân, vì dân nên có gần dân mới hiểu đƣợc dân, dân mới tin tƣởng, mới nghe theo. Là đội ngũ thực hiện các dịch vụ công, hƣớng đẫn phục vụ các quyền và lợi ích của công dân nhƣng các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa thực sự làm tốt điều này. Vẫn còn tình trạng các công chức giữ khoảng cách với dân, coi công dân là đối tƣợng thấp hơn mình và phải phục tùng, nghe theo mình. Đây là những công chức đang có những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm bởi chính công chức phải là ngƣời phục vụ nhân dân, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ phải phục vụ dân. Rõ ràng, văn hóa ứng xử quan liêu, cửa quyền trong một bộ phận công chức hiện tại đang làm việc tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk vẫn khá nặng nề.

Thứ hai, các công chức xây dựng tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn

Cùng với phòng cách gần dân, xây dựng tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn cũng là văn hóa ứng xử mà Nhà nƣớc ta đang khuyến khích và nội dung này đã đƣợc quy định rõ trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Theo đánh giá của ngƣời dân, có 24,5% công dân đánh giá nội dung này rất cao; 54,5% công dân đánh giá cao; 14% công dân đánh giá trung bình và 7% công dân đánh giá thấp. Theo quy định, trong giao tiếp với ngƣời dân, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hƣớng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của ngƣời dân. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cƣời, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ. Hiện tại, đa số các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đều tuân thủ và đảm bảo mang lại sự hài lòng cao nhất cho công dân.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ công chức chƣa giữ vững tác phong khiêm tốn, nhã nhặn, hay tỏ thái độ với công dân bởi nhƣ giải thích ở trên, một bộ phận công chức đang có suy nghĩ sai về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Điều này khiến cho một bộ phận công dân, tổ chức chƣa đánh giá cao các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk.

Thứ ba, các công chức sử dụng ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc

Đa số ngƣời dân đều đánh giá nội dung này khá cao với 16% ngƣời dân đánh giá rất cao; 47% ngƣời dân đánh giá khá cao; 24% ngƣời dân đánh giá trung bình và 13% ngƣời dân đánh giá thấp. Ngôn ngữ giao tiếp cũng là yếu tố các công chức phải chú ý vì chỉ bằng một lời nói, cử chỉ, ngƣời dân có thể

phần nào đánh giá đƣợc phẩm chất của công chức đó và ngay lập tức sẽ có thái độ hòa nhã hay coi khinh, đánh giá thấp. Ngôn ngữ giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của một cuộc giao tiếp, đặc biệt công chức bộ phận một cửa lại là bộ mặt của cả các cơ quan chuyên môn. Khi ngƣời dân đến làm việc tại các cơ quan chuyên môn, ngƣời đầu tiên họ làm việc là các công chức tại bộ phận một cửa này. Do đó, những ứng xử, giao tiếp, lời nói của các công chức này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến bản thân công chức đó, uy tín của cả cơ quan chuyên môn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận công chức chƣa có những lời nói, ngôn ngữ, cử chỉ đúng mực, khiến công dân chƣa đánh giá cao. Nhiều ngƣời vẫn giữ thái độ lạnh lùng, xa lánh vì nghĩ rằng mình có chức, có quyền trong khi những ngƣời dân kia là “dân đen”, ít học. Họ nói năng cộc cằn, nói trống không và có phần hách dịch, đặc biệt là với những công dân là ngƣời nông dân, ngƣời dân tộc thiểu số, trình độ hiểu biết thấp. Sau khi giải thích cho các công dân này, các công dân chƣa hiểu, ngay lập tức các công chức sẽ tỏ thái độ khó chịu, giọng nói không giữ đƣợc bình tĩnh mà đáng ra, trong những trƣờng hợp này, các công chức phải tỉ mỉ giải thích, nhân cơ hội gần gũi với ngƣời dân hơn, để họ hiểu đƣợc, biết đƣợc và làm theo. Đây cũng là một trong những hạn chế khiến ngƣời dân chƣa đánh giá cao ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk.

Thứ tư, các công chức hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ

Có khá nhiều ngƣời dân đánh giá cao nội dung này với 23% ngƣời dân đánh giá rất cao; 55,5% ngƣời dân đánh giá khá cao; 13,5% ngƣời dân đánh giá trung bình và 8% ngƣời dân đánh giá thấp. Nhƣ vậy, đa số ngƣời dân tại Đắk Lắk khi đƣợc hỏi đều đồng ý rằng nhiều công chức tại bộ phận một cửa

các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk vẫn giữ thái độ hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ. Đây là một vấn nạn đang ngày càng bị lên án.

Trên cả nƣớc, không phải tất cả nhƣng ở địa phƣơng, cơ quan nào cũng còn tồn tại một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn có thái độ kiêu căng, hách dịch, máy móc trong giải quyết thủ tục hành chính khiến ngƣời dân bức xúc. Đối với công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, nhiều cá nhân vẫn giữ thái độ hách dịch, cửa quyền, bề trên khi tiếp xúc và giải quyết hồ sơ đối với các tổ chức và công dân. Có những cán bộ khi dân đến phản ánh không tiếp, bỏ đi. Có những công chức khi nói chuyện với nhau gọi dân là thằng này, thằng kia; lên mặt dạy đời, quát nạt, đe dọa dân. Nhiều vụ việc không hẳn là phức tạp nhƣng ngƣời dân vẫn ôm đơn đi lại quá nhiều lần. Nhiều đơn vị, ngay trong giờ hành chính nhƣng dân tới không có ngƣời làm việc. Tất cả biểu hiện trên dù là ít nhƣng vẫn làm cho một bộ phận ngƣời dân bức xúc, ngại đến các cơ quan công quyền; tìm cách né luật, lách luật, chung chi cho xong chuyện và dẫn tới cậy vào “vò”, vào “vạc” giải quyết cho êm xuôi. Điều này đã gây ra những tác hại khôn lƣờng về mặt chính trị - xã hội mà không thể lƣờng trƣớc đƣợc.

Thứ năm, các công chức luôn đeo phù hiệu, thẻ công chức khi thực thi công vụ nói chung và trong giao tiếp

Nội dung này đƣợc ngƣời dân đánh giá khá cao với 34,5% ngƣời dân đánh giá rất tốt; 52,5% ngƣời dân đánh giá khá tốt; 9% ngƣời dân đánh giá trung bình và chỉ có 4% ngƣời dân đánh giá yếu. Nhìn chung, các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đều tuân thủ theo quy định, đeo đủ phù hiệu hoặc thẻ công chức khi làm nhiệm vụ công vụ nói chung và trong giao tiếp. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tƣợng công

chức quên không đeo hoặc cảm thấy không cần thiết phải đeo do nhận thức sai lệch, chƣa đúng về tầm quan trọng của nội dung này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đắk lắk (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)