6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Những hạn chế trên là do các nguyên nhân dƣới đây:
Thứ nhất, một bộ phận công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa có nhận thức đúng đắn về văn hóa ứng xử, họ coi đó là trách nhiệm phải thực hiện, thực hiện một cách bắt buộc mà chƣa chủ động, tự giác, xuất phát từ chính bản thân của họ. Do đó, việc thực hiện có phần miễn cƣỡng, cứng nhắc.
Thứ hai, lãnh đạo của bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong bồi dƣỡng văn hóa ứng xử cho công chức. Việc muốn công chức thực hiện tốt văn hóa ứng xử chỉ qua văn bản, giấy tờ mà các chủ thể của các bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa có những biện pháp khuyến khích kịp thời, quyết liệt.
Thứ ba, nội dung, hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng văn hóa ứng xử
cho công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa thu hút, hấp dẫn nên chƣa đổi mới đƣợc toàn diện hiệu quả của thực hiện văn hóa ứng xử.
Thứ tư, bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa chú trọng đến việc xây dựng môi trƣờng thuận lợi để nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng văn hóa ứng xử của công chức.
Thứ năm, việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến văn hóa ứng xử tại bộ
phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa thƣờng xuyên, sâu rộng và gắn với các hoạt động, phong trào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của công chức. Nhiều hoạt động chƣa tạo đƣợc hiệu ứng mạnh, chƣa thu hút đƣợc đông đảo công chức tham gia nhiệt tình.
Thứ sáu, lãnh đạo tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa thực hiện kiểm tra đột xuất, thƣờng xuyên. Theo quy định chung và trên thực tế, các biện pháp kiểm tra giám sát thƣờng xuyên và định kỳ đƣợc thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, để đánh giá, xem xét ý thức trách nhiệm, thái độ tự giác khi phục vụ tổ chức, công dân và những ứng xử hàng ngày, cần có sự kết hợp giữa kiểm tra đột xuất để đo lƣờng đƣợc mức độ trách nhiệm, khả năng và thực tế thực hiện của công chức. Do thiếu các hình thức và tần suất kiểm tra đột xuất của cá nhân lãnh đạo các đơn vị, bộ phận nên xuất hiện hiện tƣợng chủ quan, tùy tiện, cho rằng lãnh đạo thờ ơ với văn hóa ứng xử một bộ phận công chức đã có những vi phạm ở mức độ nhất định.
Thứ bảy, nhiều công dân có yêu cầu quá cao với công chức, coi họ là
những ngƣời phải phục vụ nhân dân. Nhiều ngƣời lại có thái độ, ứng xử chƣa phù hợp, có phần mất lịch sự với công chức. Công dân chƣa mạnh dạn đấu tranh với những ứng xử chƣa chuẩn mực của công chức, chƣa biết và phát huy hết quyền của công dân, quyền của cử tri trong việc giám sát việc tuân thủ pháp luật, thực thi công vụ đối với công chức.
Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ở Chƣơng 1, trong Chƣơng 2, tác giả phân tích thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Trong Chƣơng 2, trƣớc hết, tác giả trình bày tổng quan về UBND tỉnh Đắk Lắk, bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk; sau đó phân tích thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Kết hợp giữa dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tác giả tập trung phân tích công chức bộ phận một cửa trong việc thực hiện các nguyên tắc trong văn hóa ứng xử; văn hóa ứng xử giữa công chức với đồng nghiệp và văn hóa ứng xử giữa công chức với tổ chức, công dân. Sau khi phân tích, tác giả đánh giá chung về thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Nhìn chung, trong thời gian qua, văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đã đáp ứng cơ bản các nguyên tắc, yêu cầu trong văn hóa ứng xử, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về văn hóa ứng xử, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị liên quan đến văn hóa ứng xử. Đa số công chức có văn hóa ứng xử cao, phù hợp, sử dụng, vận dụng có hiệu quả các phƣơng tiện hỗ trợ giao tiếp phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, nhờ đó tăng tính thiện cảm và tin tƣởng của ngƣời dân. Tuy nhiên, văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk vẫn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk ở Chƣơng 3.
Chƣơng 3:
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA