6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
2.2.3. Văn hóa ứng xử giữa công chức với cấp trên
Để đánh giá văn hóa ứng xử giữa công chức với cấp trên, tác giả khảo sát 20 công chức là cấp trên tại các vị trí nhƣ trƣởng, phó phòng ban tại 05 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đó là Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Đắk Lắk; Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk; Sở Nội Vụ tỉnh Đắk Lắk; Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk. Kết quả khảo sát cho thấy:
Thứ nhất, thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên
Không có cấp trên nào đánh giá thấp, 30% cấp trên đánh giá rất cao; 50% cấp trên đánh giá khá cao và 20% cấp trên đánh giá trung bình. Đa số công chức đều thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên. Mọi công việc, nhiệm vụ mà công chức thực hiện đều theo sự hƣớng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. Nhờ đó, cấp trên dễ dàng giám sát, đánh giá kết quả thực hiện công việc.
Thứ hai, tôn trọng cấp trên
Theo kết quả đánh giá, không có cấp trên nào đánh giá công chức không tôn trọng cấp trên; 25% đánh giá rất cao; 60% đánh giá khá cao và 15% đánh giá trung bình. Tôn trọng cấp trên là yêu cầu bắt buộc của công chức và bất cứ ngƣời lao động nào. Cấp trên là ngƣời quản lý trực tiếp, ngƣời phân công công việc, hƣớng dẫn cấp dƣới, giám sát, đánh giá. Cơ bản, đa số công chức đều tôn trọng cấp trên. Tuy nhiên, nhiều trƣờng hợp, do sự phân công không hợp lý hay bất mãn, cấp dƣới thƣờng tỏ thái độ không tôn trọng với cấp trên. Tuy nhiên, tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, không có hiện tƣợng công chức không tôn trọng cấp trên.
Nội dung này cũng đƣợc cấp trên tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đánh giá khá cao. 15% cấp trên đánh giá rất cao; 55% đánh giá khá cao; 30% đánh giá trung bình và không có cấp trên nào đánh giá thấp. Nhìn chung, cơ bản, công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chủ động, thẳng thắn, chân thành đóng góp ý kiến. Trong các cuộc họp, các công chức đã mạnh dạn đóng góp ý kiến, bày tỏ nguyện vọng của mình. Công chức cũng thẳng thắn chia sẻ những kinh nghiệm hay hiểu biết của mình để góp phần hoàn thành tốt công việc đƣợc giao.
Thứ tư, chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
Nội dung này cũng đƣợc cấp trên tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đánh giá khá cao. 10% cấp trên đánh giá rất cao; 50% cấp trên đánh giá khá cao; 40% cấp trên đánh giá trung bình và không có công chức nào đánh giá thấp. Hiện nay, tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, việc phân nhiệm cho các công chức ngày càng rõ ràng. Công chức nào đƣợc phân công nhiệm vụ phải hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên hoặc pháp luật nếu không hoàn thành nhiệm vụ hay kết quả công việc có vấn đề nghiêm trọng. Điều này giúp tăng trách nhiệm cho các công chức và các công chức cũng chủ động hoàn thành công việc hơn.