Đánh giá chung về thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đắk lắk (Trang 60)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.3. Đánh giá chung về thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ

phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Kết quả đạt được

Qua phân tích thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk và kết quả khảo sát, đánh giá của các công chức cũng nhƣ công dân, có thể thấy một số kết quả đạt đƣợc trong văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk nhƣ sau:

Thứ nhất, đa số công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên

môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk có ứng xử phù hợp, đúng mực với đồng nghiệp, cấp trên, công chức là lãnh đạo và công dân. Các công chức đều nắm

rõ các quy tắc ứng xử, những điều đƣợc phép làm và không đƣợc làm trong quá trình thực thi công vụ. Đây là những biểu hiện tích cực góp phần xây dựng hình ảnh ngƣời cán bộ nhà nƣớc đẹp, thân thiện, có năng lực, trình độ trong mắt ngƣời dân.

Thứ hai, các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn

thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện đúng các quy định của pháp luật về văn hóa ứng xử, các nội dung, quy chế liên quan đến văn hóa ứng xử. Nhờ ứng xử đúng đắn, mọi công việc đƣợc giải quyết nhanh gọn, đúng quy trình, nâng cao hiệu quả làm việc và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa công chức với các đối tƣợng bên trong và bên ngoài cơ quan.

Thứ ba, đa số công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn

thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk có văn hóa ứng xử phù hợp, theo đúng quy định, chân thành, cởi mở, thân thiện, gần gũi, linh hoạt trong ứng xử. Tùy từng đối tƣợng giao tiếp là đồng nghiệp, cấp trên, công chức là lãnh đạo hay công dân mà công chức thể hiện các văn hóa ứng xử một cách phù hợp. Công dân ngày càng có ấn tƣợng tốt với công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, nhờ đó tin tƣởng vào những việc làm của công chức. Là một ngƣời thực hiện công vụ, hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều công dân nên trong mọi trƣờng hợp, công chức đều lắng nghe, kiềm chế bản thân, linh hoạt xử lý tình huống, ít bị ảnh hƣởng tiêu cực bởi các yếu tố bên ngoài. Các công chức cũng chủ động nắm bắt các quy trình giải quyết, thực hiện công việc và tận tình hƣớng dẫn ngƣời dân.

Trong quá trình giải quyết công việc của công dân, tổ chức, đội ngũ công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk luôn đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, đơn vị, đảm bảo những nguyên tắc công vụ nói riêng.

Công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đều mặc đúng trang phục theo quy định, đảm bảo nhã nhặn, lịch sự khi giao tiếp với công dân.

Bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đƣợc trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho các công chức hoàn thành nhiệm vụ nhƣ bảng chỉ dẫn, hƣớng dẫn, sơ đồ,…

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, một số công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên

môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa có nhận thức đúng đắn về văn hóa ứng xử, chƣa nắm rõ đƣợc các nguyên tắc cơ bản trong văn hóa ứng xử nên còn có những hành động chƣa lịch sự, đúng đắn trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Một bộ phận công chức mới chỉ nắm đƣợc một số nguyên tắc mà chƣa biết vận dụng vào thực tế nên hiệu quả ứng xử chƣa cao.

Thứ hai, một số công chức vẫn có thái độ, ứng xử không đúng với công

dân nhƣ chƣa tuân thủ mặc đồng phục theo quy định, chƣa đeo bảng biểu, biển hiệu, còn ăn mặc xuề xòa, đại khái. Nhiều công chức chƣa nhiệt tình hƣớng dẫn, giải thích quy trình, thủ tục cho công dân,… Dù là không nhiều nhƣng những cán bộ chƣa ứng xử tốt này đã vô tình tạo nên hình ảnh xấu về ngƣời công chức trong mắt nhân dân.

Thứ ba, nhiều công chức chƣa hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn lúng túng

khi giao tiếp với công dân do chƣa nắm đƣợc các quy trình, nghiệp vụ. Vẫn còn tình trạng đố kỵ giữa các công chức với nhau,… Điều này ảnh hƣởng lớn đến việc xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hết lòng phục

vụ nhân dân mà cả tổ chức chính trị tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đang xây dựng. Những biểu hiện tiêu cực này còn ảnh hƣởng đến các công chức khác khi trong một tổ chức, nhiều cá nhân cố gắng, nỗ lực xây dựng hình ảnh ngƣời công chức tốt trong mắt công chúng thì một số cá nhân lại cố tình phá vỡ, đi ngƣợc lại những ấn tƣợng tốt đẹp đó. Về lâu dài, những công chức nỗ lực, cố gắng sẽ cảm thấy những cố gắng của họ là vô ích, họ buông xuôi và dần mất đi sự cố gắng. Nếu không quán triệt kịp thời, tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk sẽ ngày càng yếu kém, tạo hình ảnh xấu trong mắt nhân dân và ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả thực hiện công việc.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế trên là do các nguyên nhân dƣới đây:

Thứ nhất, một bộ phận công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan

chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa có nhận thức đúng đắn về văn hóa ứng xử, họ coi đó là trách nhiệm phải thực hiện, thực hiện một cách bắt buộc mà chƣa chủ động, tự giác, xuất phát từ chính bản thân của họ. Do đó, việc thực hiện có phần miễn cƣỡng, cứng nhắc.

Thứ hai, lãnh đạo của bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc

UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong bồi dƣỡng văn hóa ứng xử cho công chức. Việc muốn công chức thực hiện tốt văn hóa ứng xử chỉ qua văn bản, giấy tờ mà các chủ thể của các bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa có những biện pháp khuyến khích kịp thời, quyết liệt.

Thứ ba, nội dung, hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng văn hóa ứng xử

cho công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa thu hút, hấp dẫn nên chƣa đổi mới đƣợc toàn diện hiệu quả của thực hiện văn hóa ứng xử.

Thứ tư, bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa chú trọng đến việc xây dựng môi trƣờng thuận lợi để nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng văn hóa ứng xử của công chức.

Thứ năm, việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến văn hóa ứng xử tại bộ

phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa thƣờng xuyên, sâu rộng và gắn với các hoạt động, phong trào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của công chức. Nhiều hoạt động chƣa tạo đƣợc hiệu ứng mạnh, chƣa thu hút đƣợc đông đảo công chức tham gia nhiệt tình.

Thứ sáu, lãnh đạo tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc

UBND tỉnh Đắk Lắk chƣa thực hiện kiểm tra đột xuất, thƣờng xuyên. Theo quy định chung và trên thực tế, các biện pháp kiểm tra giám sát thƣờng xuyên và định kỳ đƣợc thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, để đánh giá, xem xét ý thức trách nhiệm, thái độ tự giác khi phục vụ tổ chức, công dân và những ứng xử hàng ngày, cần có sự kết hợp giữa kiểm tra đột xuất để đo lƣờng đƣợc mức độ trách nhiệm, khả năng và thực tế thực hiện của công chức. Do thiếu các hình thức và tần suất kiểm tra đột xuất của cá nhân lãnh đạo các đơn vị, bộ phận nên xuất hiện hiện tƣợng chủ quan, tùy tiện, cho rằng lãnh đạo thờ ơ với văn hóa ứng xử một bộ phận công chức đã có những vi phạm ở mức độ nhất định.

Thứ bảy, nhiều công dân có yêu cầu quá cao với công chức, coi họ là

những ngƣời phải phục vụ nhân dân. Nhiều ngƣời lại có thái độ, ứng xử chƣa phù hợp, có phần mất lịch sự với công chức. Công dân chƣa mạnh dạn đấu tranh với những ứng xử chƣa chuẩn mực của công chức, chƣa biết và phát huy hết quyền của công dân, quyền của cử tri trong việc giám sát việc tuân thủ pháp luật, thực thi công vụ đối với công chức.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ở Chƣơng 1, trong Chƣơng 2, tác giả phân tích thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Trong Chƣơng 2, trƣớc hết, tác giả trình bày tổng quan về UBND tỉnh Đắk Lắk, bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk; sau đó phân tích thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Kết hợp giữa dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tác giả tập trung phân tích công chức bộ phận một cửa trong việc thực hiện các nguyên tắc trong văn hóa ứng xử; văn hóa ứng xử giữa công chức với đồng nghiệp và văn hóa ứng xử giữa công chức với tổ chức, công dân. Sau khi phân tích, tác giả đánh giá chung về thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Nhìn chung, trong thời gian qua, văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đã đáp ứng cơ bản các nguyên tắc, yêu cầu trong văn hóa ứng xử, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về văn hóa ứng xử, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị liên quan đến văn hóa ứng xử. Đa số công chức có văn hóa ứng xử cao, phù hợp, sử dụng, vận dụng có hiệu quả các phƣơng tiện hỗ trợ giao tiếp phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, nhờ đó tăng tính thiện cảm và tin tƣởng của ngƣời dân. Tuy nhiên, văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk vẫn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk ở Chƣơng 3.

Chƣơng 3:

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA CÁC CƠ

QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Quan điểm, định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về nâng cao văn hóa ứng xử của công chức ứng xử của công chức

3.1.1. Quan điểm về nâng cao văn hóa ứng xử của công chức

Một là, nâng cao văn hóa ứng xử phải xuất phát từ các quan điểm, định

hƣớng của Đảng Cộng sản Việt nam. Đây là nguyên tắc mang tính chất “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở nƣớc ta, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc và xã hội.

Quan điểm, định hƣớng của Đảng đƣợc đảm bảo một cách thống nhất từ Trung ƣơng đến cơ sở thông qua hệ thống tổ chức Đảng. Do đó, tùy cơ quan, tổ chức, từng cán bộ, công chức, viên chức mà có những quán triệt khác nhau và phù hợp với yêu cầu, đặc thù hoạt động của cấp ủy.

Văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức đƣợc Đảng ta xác định và lựa chọn là văn hóa ứng xử tiến bộ, văn minh, phù hợp với định hƣớng chế độ xã hội chủ nghĩa. Mọi biểu hiện tiêu cực về nhận thức và hành động trong thực hiện văn hóa ứng xử đều sai lầm và đi ngƣợc với quan điểm, định hƣớng của Đảng. Quan điểm của Đảng xác định rõ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức là giao tiếp mang tính giai cấp, phải hƣớng đến phụng sự Tổ quốc, nhân dân, đảm bảo các lợi ích của Nhà nƣớc, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; xác lập vai trò là chủ và làm chủ của nhân dân.

Hai là, nâng cao văn hóa ứng xử của công chức phải phù hợp với chính

sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Đây là nguyên tắc pháp chế trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa ứng xử, yêu cầu hoạt động này cần phải đặt

trong một môi trƣờng thể chế chặt chẽ. Muốn vậy, Nhà nƣớc xây dựng các quy định chung về văn hóa giao tiếp, ứng xử trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở, mang tính “khung”. Từ đó, các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các quy định cụ thể để thực hiện.

Hơn nữa, nâng cao văn hóa ứng xử cũng phải đảm bảo góp phần thực hiện đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức. Các nội dung về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp chuyên môn cũng đƣợc thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc, từ các Luật chuyên ngành và Luật cán bộ, công chức, đến các văn bản quy phạm pháp luật dƣới Luật.

Ba là, nâng cao văn hóa ứng xử của công chức phải đảm bảo gắn chặt

chẽ với quy trình phát triển chung của nền văn hóa quốc gia; đồng thời phải có khả năng hòa nhập với văn hóa chung của quốc tế.

Văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ là một nội dung nhỏ, một bộ phận cấu thành nền văn hóa chung của cả dân tộc. Do đó, việc nâng cao văn hóa ứng xử trong công vụ, nhiệm vụ phải phù hợp, hƣớng đến góp phần phát triển nền văn hóa quốc gia. Các chuẩn mực trong văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong thực thi công vụ phải đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở các chuẩn mực văn hóa chung của ngƣời Việt đƣợc xác lập, duy trì trong hàng nghìn năm lịch sử. Nhƣng các chuẩn mực đó phải kế thừa một cách sáng tạo, phù hợp với bối cảnh mới của thời đại, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và phù hợp với định hƣớng phát triển văn hóa quốc gia.

Hơn nữa, nâng cao văn hóa ứng xử trong thực hiện công cụ, nhiệm vụ cũng cần hƣớng đến phù hợp với các chuẩn mực chung trong văn hóa ứng xử, quy tắc ứng xử, văn hóa giao tiếp của khu vực, thế giới, đặc biệt là quá trình

hội nhập, phá bỏ các rào cản về văn hóa nói chung, văn hóa ứng xử nói riêng giữa các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau.

3.1.2. Định hướng về nâng cao văn hóa ứng xử của công chức

Thứ nhất, tăng cƣờng chuyển đổi cơ chế xin - cho sang tƣ duy nhà nƣớc

phục vụ, ngƣời dân thụ hƣởng. Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của nhà nƣớc đã chuyển từ thống trị sang phục vụ và kiến tạo. Vì vậy, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc cũng cần thay đổi một cách tƣơng thích, xuất phát từ nhận thức đến hành động.

Việt Nam trƣớc kia là một nƣớc nông nghiệp, phong kiến lạc hậu lại nhiều lần bị chiến tranh xâm lƣợc. Mặc dù có lý luận nhƣng Việt Nam chƣa có mô hình xây dựng đất nƣớc một cách cụ thể. Với cách tƣ duy máy móc, cứng nhắc trong giai đoạn đầu mới giành đƣợc độc lập, thống nhất, mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô đã đƣợc vận dụng thiếu khoa học dẫn đến nhiều hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đắk lắk (Trang 60)