Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vy phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 27 - 31)

tải hàng hóa đường bộ

Cũng giống như các loại vi phạm phạm luật khác, vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ được cấu thành bởi bốn yếu tố sau:

* Mặt khách quan

Mặt khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm hành chính, thông thường các biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm là hành vi, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện hay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của vi phạm hành chính.

Hành vi khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ có thể là hành động bị pháp luật trong lĩnh vực này cấm, hoặc không thực hiện hay thực hiện không đúng hành động mà luật buộc phải thực hiện. Hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ có thể biểu hiện dưới hình thức hành động. Ví dụ như: vượt đèn đỏ, chở hàng quá tải...hoặc dưới hình thức không hành động như: không bật đèn xe khi đi ban đêm, điều khiển phương tiện không có bằng lái...chỉ cần có hành động hoặc không hành động cũng có thể truy cứu trách nhiệm hành chính, bất luận là hậu quả của hành vi đã xảy ra hay chưa. Ngoài ra, dấu hiệu hành vi còn rất đa dạng, đó có thể là hành vi vi phạm các quy định về quy tắc giao thông đường bộ, về phương tiện giao thông đường bộ... Song dù biểu hiện bằng hình thức nào đi chăng nữa thì nó cũng chỉ bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó trái với pháp luật. Hành vi trái pháp luật hành chính là dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính, nhưng đây không phải là thuộc tính riêng của vi phạm hành chính. Rất nhiều hành vi tội phạm cũng là hành vi trái pháp luật hành chính. Để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm trong trường hợp cả hai loại hành vi có cùng chung khách thể, người ta lấy tiêu chí là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Hành vi vi phạm hành chính ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm hình sự.

Mặt khách quan của vi phạm hành chính còn được thể hiện ở dấu hiệu hậu quả thiệt hại mà hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ gây ra cho xã hội; mối liên quan giữa hành vi và hậu quả của

hành vi đó. Hậu quả của hành vi trái pháp luật có thể là những thiệt hại thực tế định lượng được như: sức khỏe con người, mức độ thiệt hại của công trình đường bộ, mức độ hư hại của phương tiện giao thông...hoặc có thể là những thiệt hại không định lượng được như: sự xâm hại của hành vi đến quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ và làm biến đổi chúng theo hướng tiêu cực với mục đích quản lý Nhà nước.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là một mối quan hệ biện chứng, hành vi vi phạm có trước, hậu quả có sau, hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả xảy ra. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hậu quả thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc. Nhưng đối với một số trường hợp như: Người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông thì bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng [13]. Trong ví dụ trên, dấu hiệu ùn tắc giao thông là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành nên hành vi vi phạm hành chính.

Thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm. Thông thường thời gian thực hiện hành vi vi phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng đối với một số vi phạm thì thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành vi phạm hành chính. Ví dụ như: hành vi bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau.

Công cụ, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm trong vi phạm giao thông đường bộ hầu như là một trong những dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. Ở đây người vi phạm sử dụng phương tiện là ô tô tải, xe đầu kéo kéo theo rơ moóc...

Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những quan hệ tâm lý bên trong của chủ thể. Thể hiện ở yếu tố lỗi của người vi phạm. Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của vi phạm hành chính, có hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và vô ý.

- Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ người có hành vi vi phạm hành chính nhận thức được tính chất nguy hại cho xã hội của hành vi nhưng vẫn thực hiện hoặc để mặc cho hậu quả của hành vi đó xảy ra.

- Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính thể hiện ở chỗ người thực hiện hành vi vi phạm không biết và không nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, mặc dù cần phải biết và nhận thức được điều đó hoặc trường hợp một người thực hiện hành vi trái pháp luật do vô ý hoặc thiếu thận trọng mà không thực hiện những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc dù họ có khả năng và điều kiện xử sự theo đúng nghĩa vụ đó.

Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi phạm hành chính, nhưng trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ nhiều vi phạm có động cơ, mục đích như gian dối để được cấp lại đăng kiểm, đăng ký biển số xe...đều gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường của giao thông đường bộ.

* Khách thể

Khách thể của vi phạm hành chính là cái mà vi phạm xâm hại tới. Đó chính là các quan hệ xã hội được các quy tắc quản lý nhà nước bảo vệ. Các quan hệ xã hội bị hoặc có thể bị vi phạm hành chính xâm phạm rất đa dạng, đó là: trật tự nhà nước và xã hội, sở hữu xã hội chủ nghĩa, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,...

Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ, về nội dung là quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ được pháp luật hành chính bảo vệ, về hình thức pháp lý là các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vy phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)